Trạm Không Gian Quốc Tế được phóng lên quỹ đạo năm 1998. Source: AAP

 

QUỐC TẾ - Trong một quyết định cho thấy mức độ chia rẽ của họ với phương Tây về vấn đề Ukraine, Nga tuyên bố rời khỏi Trạm Không Gian Quốc tế từ năm 2024.

 

Trạm Không Gian Quốc Tấ ISS từ lâu đã trở thành biểu tượng của tinh thần đồng đội quốc tế thời hậu Chiến tranh Lạnh.

 

Nga và Mỹ đã hợp tác cùng nhau trên trạm kể từ khi nó được phóng lên quỹ đạo vào năm 1998. Dự án hợp tác này đã phải chịu đựng nhiều biến động trong những năm qua. Tuy nhiên, dường như giọt nước đã làm tràn ly sau khi Nga xâm lược Ukraine và phương Tây đã áp đặt một loạt các trừng phạt tàn khốc lên Nga.

 

Giám đốc cơ quan vũ trụ mới được bổ nhiệm của Nga đã tuyên bố nước này sẽ rút khỏi trạm không gian sau năm 2024 và tập trung vào việc xây dựng tiền đồn không gian của riêng mình.

 

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã gọi quyết định này là một "diễn biến đáng tiếc" và nói rằng tuyên bố của Nga là một điều bất ngờ.

"Hoa Kỳ và Nga, chúng tôi đã hợp tác khám phá không gian trong nhiều năm nay, trong suốt nhiều thập niên qua. Việc Nga xâm lược Ukraine rõ ràng đã làm thay đổi căn bản mối bang giao của chúng tôi. Nhưng vẫn có những khía cạnh tích cực trong mối quan hệ của chúng tôi, bao gồm cả những mục tiêu chung của chúng tôi trong khoa học. Cùng theo đuổi an toàn. Mối quan hệ giữa con người với con người mà chúng tôi muốn thấy được duy trì."

 

Thông báo đặt ra câu hỏi về tương lai của trạm không gian đã được 24 tuổi. Phi hành gia NASA đã nghỉ hưu và hiện là giáo sư kỹ thuật du hành vũ trụ tại Đại học Nam California, Garrett Reisman, nói rằng việc thay thế sự đóng góp của Nga chỉ trong hai năm bằng khả năng của Mỹ sẽ là một thách thức, cho dù điều đó khả thi.

"Tôi nghĩ đó là điều chúng ta nên làm từ thời điểm họ vượt biên giới sang Ukraine. Tôi nghĩ chúng ta nên thấy chuyện này sắp xảy ra. Và tôi nghĩ rằng đã có một số nỗ lực. Nhưng, nó ở mức độ thấp và đại loại là đằng sau hậu trường để tránh gây phản cảm với người Nga và phá vỡ mối quan hệ đối tác này."

 

Trong khi đó, các nước trong Liên minh châu Âu đã đồng ý hợp tác để phá vỡ sự phụ thuộc của khối vào khí đốt của Nga. Với lo ngại Nga sẽ cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu trong mùa Đông để trả đũa các lệnh trừng phạt đối với Ukraine, các thành viên EU đã thông qua kế hoạch giảm tiêu thụ. Các nước EU, ngoại trừ Hungary, đã đồng ý cắt giảm 15% việc sử dụng khí đốt, bắt đầu từ tháng tới.

 

Đường ống dẫn dầu bị khóa ở đoạn đi qua vùng đất ở Ukraine bi  Nga kiểm soát gây ra đợt khủng hoảng năng lượng ở Âu châu. Nguồn: AP

 

Ủy viên năng lượng EU Kaddri Simson nói rằng bằng cách hành động theo cách phối hợp, nhóm sẽ có vị trí tốt hơn để phản ứng nếu tình hình xấu đi.

"Giảm nhu cầu khí đốt một cách chủ động cho phép chúng tôi tránh những quyết định vội vàng hoặc đơn phương khi quá muộn. Nó sẽ giúp chúng tôi có thể lập kế hoạch tiết kiệm một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu tác động đến người dân và các doanh nghiệp của chúng tôi."

 

Thỏa thuận đạt được một ngày sau khi tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga công bố kế hoạch hạn chế hơn nữa dòng chảy sang châu Âu. Theo thỏa thuận, các mục tiêu cắt giảm sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của mỗi quốc gia, có tính đến mức dự trữ của họ và liệu họ có đường ống dẫn khí đốt hay không.

 

Các ngoại lệ đã được đưa ra cho các đảo quốc, bao gồm Ireland, Cyprus, Malta và đến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, những quốc gia có liên kết hạn chế với mạng lưới cung cấp khí đốt.

 

Tuy nhiên chính phủ Hungary đã gọi kế hoạch này là "không thể chính đáng, không thể thực thi và có hại". Đức, quốc gia năm ngoái chiếm thị phần lớn trong EU cho lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga, đã gọi đây là bước đầu tiên quan trọng. Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck nói rằng một số miễn trừ là cần thiết.

"Hiện có rất nhiều thỏa hiệp trong văn bản này. Đây là cách thức Châu Âu vận hành. Vấn đề có thể xảy ra, tất cả các trường hợp miễn trừ đang tạo ra quá nhiều bộ máy quan liêu khiến chúng ta quá chậm chạp trong thời kỳ khủng hoảng. Điều này là một mối nguy hiểm, nhưng bản thân các miễn trừ nên có là hợp lý."

 

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, German Galushchenko cho biết bằng cách hành động cùng nhau, Liên minh châu Âu sẽ cản trở Nga.

"Theo cảm nhận của chúng tôi, đó là mục tiêu chính của người Nga – phá hủy sự đoàn kết của chúng ta, cố gắng gây ảnh hưởng riêng rẽ đến các quốc gia, chia rẽ chúng ta. Và chỉ cần có sự đoàn kết, chúng tôi sẽ chiến thắng cuộc chiến này, chúng tôi sẽ chiến thắng cuộc chiến tranh năng lượng với Nga."

 

Bất chấp việc áp đặt các biện pháp trừng phạt gây tổn hại, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã nâng cấp ước tính GDP của Nga cho năm nay lên 2,5%, cho dù vẫn dự kiến nền kinh tế của Nga sẽ co lại 6%. IMF cho biết Nga đã được hưởng lợi từ giá năng lượng cao.