Giữa lúc khủng hoảng vì COVID-19, Washington đã tăng cường đẩy mạnh các cuộc săn lùng gián điệp Trung Quốc, nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các thông tin cá nhân của người Mỹ.

 

 

 

 

Mạng lưới gián điệp Trung Quốc trên toàn nước Mỹ

Thời gian gần đây, Mỹ và Trung Quốc liên tục cáo buộc lẫn nhau về vấn đề gián điệp. Nhưng chỉ trong vòng 1 tuần qua, Washington đưa ra ánh sáng hàng loạt vụ tin tặc, gián điệp Trung Quốc, giữa lúc dịch bệnh căng thẳng tại Mỹ.

 

Đỉnh điểm cho cuộc chiến này là quyết định yêu cầu đóng cửa tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston, Texas đóng cửa trong vòng 72 giờ nhằm “bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ”.

 

Thượng nghị sĩ Marco Rubio – quyền Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, khẳng định, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, tiểu bang Texas là một “bình phong” cho hoạt động gián điệp.

 

Ông Rubio viết trên mạng xã hội Twitter  “Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston không phải là một cơ sở ngoại giao. Đó là một nút trung tâm trong mạng lưới quy mô lớn các gián điệp và hoạt động gây ảnh hưởng ở Mỹ”.

 

Sau đó  Bắc Kinh ngay lập tức trả đũa bằng động thái đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô.

 

 

 

 

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston

 

 

 

Kéo theo đó, hàng loạt vụ tin tặc Trung Quốc bị Mỹ phanh phui.

 

Ngày 21/07, bộ Tư Pháp Mỹ thông báo đã phát lệnh truy nã hai tin tặc Trung Quốc Lý Tiểu Ngọc (Xiaoyu Li) và Đổng Gia Chí (Jiazhi Dong).

 

Hai người này bị Mỹ cáo buộc đã tiến hành các cuộc tấn công tin tặc nhắm vào hàng trăm tổ chức phi chính phủ, công ty công nghệ cao, định chế và cơ quan hành chính của Mỹ và 10 quốc gia khác, trong đó có Đức, Anh, Bỉ, Úc, Nhật, Hàn Quốc … trong suốt hơn 10 năm.

 

Ngày 23/07, bộ Tư Pháp Mỹ lại thông báo đã bắt giữ một người phụ nữ Trung Quốc tên là Juan Tang, 37 tuổi, chuyên gia về bệnh ung thư, đến học tập, nghiên cứu tại đại học California từ tháng 01/2020.

 

Bà Tang bị cáo cuộc vì tội dùng hộ chiếu giả, che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc khi xin visa nhập cảnh vào Mỹ nhằm mục đích dọ thám.

 

Ngày 24/07, một công dân Singapore đã thú nhận trước tòa án liên bang là đã làm gián điệp cho Trung Quốc. Người này đã dùng danh tính giả, làm việc tại Mỹ để thu thập và cung cấp cho Bắc Kinh những thông tin nhạy cảm của Wasington.

 

Theo Bộ tư pháp Mỹ nhận định, các vụ trên chỉ là một phần nhỏ trong mạng lưới gián điệp lớn có có quan hệ bí mật với quân đội Bắc Kinh, đang hoạt động ở hơn 25 thành phố của Mỹ.

 

Nghiên cứu COVID-19: Cuộc chiến mới giữa Mỹ và gián điệp

Tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đang thúc đẩy quá trình chạy đua tìm ra loại vaccine phòng ngừa virus corona.

 

Ngay từ ngày 13/05, cảnh sát liên bang và cơ quan an ninh mạng của Mỹ đã cảnh báo về nguy cơ bị tin tặc Trung Quốc tấn công các nghiên cứu COVID-19 tại Mỹ.

 

 

 

 

 

 

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc có quan hệ bí mật với quân đội nước này hiện đang hoạt động ở hơn 25 thành phố của Mỹ.

 

Tiêu biểu là trường hợp của hai tin tặc Trung Quốc Lý Tiểu Ngọc (Xiaoyu Li) và Đổng Gia Chí (Jiazhi Dong).

 

Theo bộ tư pháp Mỹ tố cáo, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hai tin tặc này đã đặc biệt nhắm vào các doanh nghiệp nghiên cứu vac-xin ngừa virus corona.

 

Mới đây, hai người này đã tấn công vào một số doanh nghiệp ở California, chuyên về nghiên cứu vac-xin, điều trị và xét nghiệm tầm soát virus corona, cũng như hai doanh nghiệp công nghệ sinh học ở Maryland và Massachusetts.

 

Ngày 07/07, giám đốc FBI Christopher Wray tố cáo Trung Quốc đang tìm cách gây hại cho công tác nghiên cứu của Mỹ về Covid-19.

 

Những vụ tấn công này đang khiến cho công tác nghiên cứu, vốn đang rất cấp bách để có thể khống chế dịch bệnh, bị chậm lại.

 

Cuộc chiến chống gián điệp của Mỹ sẽ vẫn còn quyết liệt, nhất là trong bối cảnh cả thế giới đang ngóng chờ vắc xin để ngăn ngừa đại dịch. Không phải tự nhiên mà cả chính phủ và người dân Mỹ đều chung một quan điểm rằng Trung Quốc chính là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ thời Covid-19.

 

Công tác nghiên cứu vắc xin COVID-19 tại Mỹ

Chính phủ Mỹ đang thúc đẩy việc bào chế vaccine trước bối cảnh dịch bệnh của Mỹ ngày càng tồi tệ với hơn 4,5 triệu người nhiễm và hơn 150 nghìn người tử vong.

 

 

 

Mỹ tiến hành thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19.

 

 

 

Công tác bào chế vaccine COVID-19 tại Mỹ đang có triển vọng lạc quan khi nhiều công ty phát triển loại virus này thông báo về những tín hiệu tốt.

 

Đã có 2 công ty phát triển vắc xin COVID-19 đã bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người đó là Moderna và hãng dược Pfizer.

 

Ngoài ra, còn rất nhiều ứng viên tiềm năng khác cũng đang gấp rút đẩy nhanh quá trình thử nghiệm vắc xin.

 

Các chuyên gia cũng nhận định rằng vaccine COVID-19 do Mỹ phát triển sẽ có trước cuối năm nay.

(Theo Báo Mỹ)