Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên phải) cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ đón bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 8/6/2018. (Ảnh: Greg Baker/Getty Images)

 

 

Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh NATO, các nhà lãnh đạo từ Anh và Úc cho biết, phương Tây cần tái khẳng định các giá trị của mình trên phạm vi toàn cầu, bằng không ​​Trung Quốc và Nga sẽ còn tiếp tục thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

 

Trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra tuyên bố sẽ đưa Trung Quốc vào khái niệm chiến lược mới sau khi xác định quốc gia châu Á đã thách thức “lợi ích, an ninh và giá trị"của liên minh và tìm cách “phá hoại trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

 

Nêu bật bản chất then chốt của cuộc xung đột Ukraine đối với việc duy trì hòa bình toàn cầu, Thủ tướng Úc Anthony Albanese và Ngoại trưởng Anh Liz Truss lưu ý, những điều đang diễn ra ở châu Âu rất có thể sẽ được nhân rộng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 

Ông nói tại diễn đàn của hội nghị thượng đỉnh NATO “Úc hiểu rất rõ rằng những điều đang diễn ra ngoài kia sẽ để lại hậu quả đối với lộ trình của chúng tôi. Nếu một quốc gia độc tài có thể tấn công một quốc gia có chủ quyền thông qua sức mạnh quân sự tàn bạo, thì nó cũng có thể tác động đến toàn bộ khu vực".

 

“Đó là lý do tại sao Úc cùng với những đồng minh tại NATO nhận thấy rằng, chúng ta cần tái khẳng định các giá trị của mình".

 

Thủ tướng Úc cho biết, ông tin rằng Trung Quốc về bản chất gắn liền với cuộc xung đột Ukraine, bằng mối quan hệ đối tác 'không có giới hạn' với Nga.

 

(Từ trái sang) Thủ tướng Úc Anthony Albanese, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol chụp ảnh chung Các đối tác gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh NATO tại trung tâm đại hội Ifema ở Madrid, hôm 29/6/2022. (Ảnh: Pierre-Philippe Marcou/AFP/Getty Images)

 

 

Ông Albanese nói “Khi các lực lượng Nga được huy động ở biên giới, trong khi Thế vận hội đang diễn ra, đã có mối quan hệ đối tác không giới hạn được ký kết giữa Nga và Trung Quốc. Đó là một phần của quá trình dẫn đến cuộc xâm lược của Nga. Và đó là cách mà Nga và Trung quốc đã kết nối với nhau".

 

“Trung Quốc tìm cách trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới. Đó là những điều chúng ta đang chứng kiến".

 

“Cũng giống như Nga tìm cách tái thiết một Đế chế Nga hoặc Liên Xô, chế độ Trung Quốc đang tìm kiếm đồng minh, cho dù đó là Nga hay các quốc gia trong khu vực, thông qua hỗ trợ tài chính, kinh tế để xây dựng liên minh và phá hoại liên minh phương Tây ở Thái Bình Dương".

 

 

Trung Quốc có thể phạm một tính toán chiến lược sai lầm

Nhắc lại bình luận của Thủ tướng Úc, bà Liz Truss cho biết xung đột Ukraine về bản chất gắn liền với mối đe dọa đối với hòa bình toàn cầu, đồng thời cho rằng phương Tây cần đánh bại Nga để gửi thông điệp tới Bắc Kinh.

 

Ngoại trưởng Anh Liz Truss họp báo chung với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tại Bộ Ngoại giao ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 23/6/2022. (Ảnh: Adem Altan/AFP/Getty Images)

 

 

Bà Truss nói “Chúng ta cần đánh bại Nga trước và đàm phán sau. Tôi hoàn toàn đồng ý với thủ tướng Úc rằng chúng ta cần suy nghĩ rất kỹ về các thông điệp mà chúng ta đang gửi tới Chủ tịch Tập. Chúng ta đã chứng kiến sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc. Chúng ta cũng biết rằng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ chiến sự tại Ukraine. Họ đang mở rộng khả năng quân sự và mở rộng sức ảnh hưởng lên phạm vi toàn cầu"

 

 “Tôi nghĩ rằng với việc Trung Quốc mở rộng sức ảnh hưởng của mình thông qua cưỡng ép kinh tế và xây dựng một quân đội có năng lực, có sức đe doạ, chính là việc họ đưa ra một ý tưởng sai lầm, sẽ dẫn đến một tính toán sai lầm thảm khốc, chẳng hạn như xâm lược Đài Loan. Và đó chính xác là những điều chúng ta đang thấy trong trường hợp Ukraine: đây là một tính toán sai lầm chiến lược của ông Putin”.

 

Bà Truss cũng đề cập đến chủ đề giúp Đài Loan tự vệ, nói rằng “điều quan trọng là thế giới tự do cần hợp tác với nhau để nâng cao năng lực tự vệ của Đài Loan”.

 

Bà nói rằng Vương quốc Anh đang nỗ lực để đảm bảo Đài Loan có thể tham gia vào các tổ chức quốc tế và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Đài Loan.

 

Bà Truss cho biết: “Đây không chỉ là vấn đề an ninh. Đó cũng là về an ninh kinh tế. Tôi nghĩ bài học mà chúng ta đã học được từ cuộc khủng hoảng Ukraine là sự phụ thuộc ngày càng tăng của châu Âu vào dầu và khí đốt của Nga đã góp phần khiến Nga cảm thấy có khả năng xâm lược Ukraine vì họ biết rằng châu Âu sẽ rất khó đáp trả".

 

Bà nói rằng phương Tây cần phải học bài học “càng sớm càng tốt,” tránh trở nên “phụ thuộc chiến lược vào Trung Quốc” và đảm bảo rằng nước này có “những lựa chọn thay thế mạnh mẽ”.

 

“Tôi tin rằng với Trung Quốc, chúng ta cũng cần phải học bài học đó về việc không trở nên phụ thuộc chiến lược vào Trung Quốc để đảm bảo rằng chúng ta có những lựa chọn thay thế mạnh mẽ. Và không chỉ thế giới tự do có những lựa chọn thay thế mạnh mẽ mà còn có các đồng minh như các đảo Thái Bình Dương. Các đồng minh ở Đông Nam Á, đồng minh ở châu Phi và Caribe cũng có những lựa chọn thay thế cho đầu tư kinh tế của Trung Quốc”.

 

Cưỡng bức kinh tế và ngoại giao bắt nạt của Trung Quốc

Bình luận từ ông Albanese và bà Truss được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với một số hàng hoá của Úc: lúa mì, rượu vang, lúa mạch, than đá, hải sản, mật ong, gỗ và các sản phẩm thịt. Nước này cũng đưa ra một danh sách gồm 14 điểm về những bất bình mà họ cho rằng cần phải giải quyết trước khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

 

Úc đã từ chối yêu cầu của Bắc Kinh, với việc thủ tướng liên tục nói rằng ngay cả khi “chính phủ thay đổi mà các giá trị của chúng ta không thay đổi, thì lòng trắc ẩn của chúng ta và sự đánh đổi các giá trị của chúng ta lấy lợi ích kinh tế ngắn hạn sẽ không được thực hiện".

 

Tân đại sứ của Trung Quốc tại Úc, Tiếu Thiên (Xiao Qian), cho biết Úc đang gánh chịu sự 'không hài lòng' của Trung Quốc vì đã cấm công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc Huawei triển khai mạng 5G tại nước này vì lo ngại về an ninh, đồng thời Úc còn kêu gọi điều tra về nguồn gốc của coronavirus.

 

Tuy nhiên, Úc không đơn độc trong việc hứng chịu cơn thịnh nộ của chính quyền Trung Quốc. Bà Truss lưu ý trong diễn đàn rằng, Bắc Kinh cũng đang bắt đầu gây áp lực lên các quốc gia không thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Anh và các tổ chức quốc tế như NATO.

 

(ntdnv.net, Huyền Anh - Theo The Epoch Times)