Một khách hàng quét mã thanh toán QR để thanh toán tại một nhà hàng ở Bắc Kinh ngày 28/10/2020. (Ảnh: Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

Bắc Kinh gần đây đã hoàn thành thử nghiệm đồng nhân dân tệ (NDT) kỹ thuật số theo một cách “có vẻ vô hại”. Nhưng các chuyên gia cho rằng, đó là chiếc hộp phiền phức Pandora mà các ngân hàng trung ương quốc tế không nên vô tình mở nó ra.

 

 

Tại thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phân phát 10 triệu NDT tiền kỹ thuật số cho 50.000 cư dân dưới hình thức “phong bì đỏ” ảo - có thể gọi là “bao lì xì kỳ quái” vào dịp Tết Nguyên đán.

 

 

Mặc dù “Thanh toán điện tử bằng tiền kỹ thuật số” (DCEP) là phiên bản tiền tệ kỹ thuật số do ngân hàng trung ương ở Trung Quốc phát hành, nhưng nó là một điều gì đó khác lạ.

 

 

Trong hệ thống thanh toán điện tử truyền thống, các giao dịch chỉ có thể xảy ra giữa hai tài khoản ngân hàng; hoặc hai tài khoản trên nền tảng thanh toán được liên kết với tài khoản ngân hàng. Với DCEP, các giao dịch xảy ra giữa hai ví DCEP và không ví nào cần phải được liên kết với một ngân hàng hoặc một công ty thanh toán.

 

 

 

Âm mưu khai thác dữ liệu tài chính qua DCEP

DCEP dường như phục vụ hai mục đích chính: một là tăng phạm vi tiếp cận quốc tế của đồng NDT và trở thành đồng tiền toàn cầu hàng đầu, có khả năng thay thế đồng USD, trong khi mục đích khác là cho phép Bắc Kinh khai thác dữ liệu tài chính từ những người giao dịch với đồng tiền này.

 

 

Về mục tiêu đầu tiên, nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng việc áp dụng đồng NDT trên toàn cầu đã không thành công. Theo dữ liệu của SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới), kể từ tháng 9/2020, tỷ trọng của đồng NDT như một loại tiền thanh toán quốc tế nằm dưới 2%. Con số đó hầu như không thay đổi so với một năm trước đó, báo hiệu rằng “thị phần” quốc tế của đồng tiền này đã bị đình trệ.

 

 

 

Khách du lịch Trung Quốc đi ngang qua một mã QR dành cho ví kỹ thuật số Trung Quốc được hiển thị trên một con phố ở Kathmandu, Nepal vào ngày 21 tháng 5 năm 2019 (Ảnh của PRAKASH MATHEMA / AFP qua Getty Images)

 

 

 

Một công nghệ mới làm nền tảng cho đồng NDT khó có thể làm tăng tính phổ biến của nó. Các quốc gia không sử dụng đồng NDT không phải vì nó kém về mặt kỹ thuật so với bất kỳ loại tiền tệ nào khác đang lưu hành; mà vì họ thích giao dịch bằng các loại tiền tệ có tính thanh khoản, tự do chuyển đổi và được hỗ trợ bởi một nền kinh tế ổn định. DCEP sẽ không thay đổi được những điểm yếu của đồng NDT.

 

 

 

 

Đâu là sự tiện lợi kỹ thuật số?

Một quan niệm sai lầm phổ biến là DCEP là một loại tiền điện tử, nhưng nó tập trung và không chạy trên sổ cái công khai blockchain. Nó có chút tương đồng với các loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin. Đó là một hình thức thanh toán kỹ thuật số.

 

 

Nhưng thế giới đã có các nền tảng thanh toán kỹ thuật số như PayPal và Venmo. Hiện đã có các giải pháp thanh toán di động bằng đồng NDT rất tinh vi, chẳng hạn như Alipay và WeChat.

 

 

Từ quan điểm của người dùng cuối, dường như không có lợi thế khi sử dụng DCEP, điều này khiến bạn nhớ đến một câu hỏi trọng tâm — DCEP đang cố gắng giải quyết vấn đề gì?

 

 

DCEP hóa ra là “câu trả lời cho một câu hỏi” mà... không ai hỏi, ít nhất là không ai ngoài Trung Nam Hải.

 

 

Họ nhanh chóng đi đến kết luận rằng vấn đề nằm ở 2 từ "kiểm soát". Các giải pháp thanh toán cũ - tiền giấy hoặc kỹ thuật số - không cung cấp cho ĐCSTQ mức độ kiểm soát dữ liệu mà nó mong muốn. 

 

 

Nguồn cung tiền M0, là lượng tiền mặt hữu hình đang lưu thông, không thể truy tìm được và là “đối tượng” để DCEP thay thế. Ngay cả Alipay và WeChat - có thể được theo dõi bởi Bắc Kinh – sẽ bị kiểm soát đầu tiên và trước nhất bởi các doanh nghiệp kinh doanh chứ không phải ĐCSTQ.

 

 

 

 

Kiểm soát, kiểm soát, kiểm soát

Kiểm soát luôn là từ vựng hàng đầu trong từ điển của ĐCSTQ. Các mục tiêu về quốc tế hóa đồng NDT và sự tiện lợi của kỹ thuật số dường như là để đánh lạc hướng. Hoặc tốt nhất, chúng chỉ là thứ yếu. 

 

 

Kiểm soát dữ liệu - lúc đầu là giữa người tiêu dùng Trung Quốc, sau đó là người tiêu dùng quốc tế - dường như mới là mục tiêu chính.

 

 

DCEP có thể “tạo ra những cơ hội chưa từng có để giám sát”, theo một nghiên cứu gần đây được Trung tâm Chính sách Mạng Quốc tế của Học viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công bố.

 

 

Báo cáo của ASPI thừa nhận rằng DCEP của Trung Quốc không có khả năng trở thành một nền tảng thanh toán toàn cầu chủ đạo. các chính phủ phương Tây không nên đơn giản bỏ qua mối đe dọa này.

 

 

“Tác động ban đầu của một dự án DCEP thành công sẽ chủ yếu ở trong nước, nhưng người ta đã suy nghĩ rất ít về các tác động dài hạn và toàn cầu”, báo cáo nêu rõ. 

 

 

“DCEP có thể được xuất khẩu ra nước ngoài thông qua ví kỹ thuật số của khách du lịch, sinh viên và doanh nhân Trung Quốc. Theo thời gian, không quá xa vời để suy đoán rằng ĐCSTQ sẽ khuyến khích hoặc thậm chí yêu cầu người nước ngoài cũng sử dụng DCEP cho một số loại giao dịch NDT xuyên biên giới như một điều kiện để tiếp cận thị trường Trung Quốc".

 

 

 

Những người đeo khẩu trang xếp hàng chờ đợi trước cửa hàng hàng đầu Huawei để mua loạt điện thoại di động Huawei Mate 4.0 mới ra mắt tại Thượng Hải vào ngày 23 tháng 10 năm 2020 (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

Chiếc hộp Pandora phiền phức

Hãy nghĩ về gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei ở Tây Bán cầu. Cuộc tranh luận về Huawei phần lớn hướng đến rủi ro bảo mật - rằng Huawei sẽ cấp cho ĐCSTQ các dữ liệu nước ngoài.

 

 

Trên thực tế, Huawei đã công bố trong một bài đăng trên WeChat gần đây rằng mẫu điện thoại Huawei Mate 40 mới - là điện thoại thông minh đầu tiên hỗ trợ bộ phận phần cứng cho DCEP của Trung Quốc.

 

 

Vì vậy, DCEP của Trung Quốc là một hình thức thu thập dữ liệu táo bạo. Mỗi tách cà phê, giao dịch ngân hàng hoặc thanh toán đều được ghi lại mà không được phép; và ĐCSTQ có thể sử dụng những dữ liệu này. Đương nhiên, theo quan điểm của Trung Quốc, đó là một tính năng, không phải lỗi hệ thống.

 

 

Báo cáo của ASPI kết luận “Một DCEP thành công có thể mở rộng đáng kể khả năng của chính quyền này trong việc giám sát và định hình hành vi kinh tế vượt ra ngoài biên giới của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”

 

 

Các ngân hàng trung ương phương Tây phải tỉnh táo với các rủi ro về bảo mật và dữ liệu của đồng tiền kỹ thuật số mới của Trung Quốc. Một giải pháp thanh toán và tiền tệ toàn cầu, một khi được áp dụng rộng rãi, sẽ rất khó để quay trở lại.

 

 

Đó là chiếc hộp phiền phức Pandora mà các ngân hàng trung ương quốc tế không nên vô tình mở nó ra.

 

 

Tác giả: Fan Yu là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, và đã đóng góp các phân tích về nền kinh tế Trung Quốc kể từ năm 2015.

(Theo ntdvn.com)