Giám đốc điều hành và người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg làm chứng trong một phiên họp của Ủy ban Tòa Bạch Ốc về Năng lượng và Thương mại Hoa Kỳ về Facebook tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington, DC, Hoa Kỳ, ngày 11/4/2018. (Nguồn ảnh: Getty Images)

 

 

Mark Zuckerberg trả lời trước Quốc hội Mỹ rằng "đã có tài liệu rõ ràng [chứng minh] chính phủ Trung Quốc đánh cắp công nghệ từ các công ty Mỹ".

 

 

Trong phiên điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra vào ngày 29/7, các lãnh đạo cấp cao của những ông trùm công nghệ Mỹ đã được yêu cầu có mặt để giải trình, bao gồm: Giám đốc điều hành Apple Tim Cook, Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai, Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg. 

 

 

Trước câu hỏi của một nhà lập pháp rằng liệu các giám đốc điều hành có tin rằng chính phủ Trung Quốc đánh cắp công nghệ từ các công ty Mỹ hay không, Mark Zuckerberg trả lời rằng "đã có tài liệu rõ ràng [chứng minh] chính phủ Trung Quốc đánh cắp công nghệ từ các công ty Mỹ".

 

Câu trả lời này của Zuckerberg đã chọc giận ĐCSTQ.

 

Truyền thông nhà nước Trung Quốc phản bác lại câu trả lời của Zuckerberg bằng một bài báo được phát hành rộng rãi có tiêu đề: “Bộ mặt thật của con rể tốt của Trung Quốc: bóp nghẹt TikTok và chống Trung Quốc”.

 

Truyền thông Trung Quốc đặt biệt danh cho Zuckerberg là “con rể” Trung Quốc vì vợ anh, Priscilla Chan, là người gốc Hoa. Tuy nhiên, cô không mang quốc tịch Trung Quốc. Bố mẹ Chan là những người tị nạn Trung Quốc chạy trốn từ Việt Nam để đến Mỹ.

 

 

Biệt danh này của Zuckerberg có thể là do những hành động trước đây của vị giám đốc điều hành (CEO) Facebook để làm hài lòng chính quyền Trung Quốc. Chẳng hạn, Zuckerberg đã đưa giám đốc kiểm duyệt của Trung Quốc đi thăm các văn phòng Facebook vào năm 2014 và đăng tiểu sử của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình; Zuckerberg còn chạy bộ trong khói bụi ngột ngạt ở Bắc Kinh khi anh đến thăm thành phố để tham dự một diễn đàn kinh doanh vào năm 2016.

 

 

Những bình luận trung thực gần đây của Mark Zuckerberg đã chọc giận ĐCSTQ. Bài báo của Trung Quốc mô tả Zuckerberg thuộc lực lượng “chống Trung Quốc”, và là “kẻ thắt cổ TikTok”. Phản ứng của Bắc Kinh được cho là nhằm đánh lạc hướng người dân khỏi vấn đề về ứng dụng chia sẻ video TikTok và các vấn đề an ninh khác của Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc cũng thực hiện chiêu vu khống Zuckerberg để kích động tình cảm dân tộc trong người dân Trung Quốc.

 

 

Bài báo cũng so sánh câu trả lời của 3 CEO đối với câu hỏi từ nhà lập pháp Mỹ trong phiên điều trần. Những CEO này được khen ngợi một cách tế nhị trong bài báo vì đã không xác nhận rằng ĐCSTQ đã đánh cắp công nghệ của Mỹ. Tất nhiên, động cơ của việc những CEO này không tự do phát biểu trước Quốc hội là do họ đều có lợi ích kinh doanh ở Trung Quốc và vì vậy đều sợ làm mất lòng ĐCSTQ.

 

 

Việc đánh cắp công nghệ của Mỹ được chính ĐCSTQ công nhận. Vào ngày 15/1, Trung Quốc đã ký Thỏa thuận thương mại ”Giai đoạn 1” giữa Mỹ - Trung; trong đó tuyên bố rằng Trung Quốc cam kết hạn chế chỉ đạo hoặc hỗ trợ các khoản đầu tư ra nước ngoài với mục tiêu mua lại công nghệ nước ngoài theo chính sách công nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên, ĐCSTQ sẽ không cho phép người khác lên tiếng về điều này.

 

 

Lời xác nhận của Zuckerberg đã trực tiếp xé bỏ lớp mặt nạ của ĐCSTQ, khiến chính quyền này giận dữ và sử dụng các thủ đoạn như buộc tội vị CEO này lăng mạ ĐCSTQ - giống với thủ đoạn được dùng trong “Đại Cách mạng Văn hóa”.

 

 

Facebook cuối cùng đã không thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, và có lẽ điều đó cho phép Zuckerberg dám lên tiếng thẳng thắn hơn 3 CEO khác - những người sợ nói ra sự thật sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của cá nhân họ, dù cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ có thể đang bị đe dọa.

 

 

Liệu các CEO của Apple, Google và Amazon có thể hiện lương tâm của mình và rút ra bài học từ Zuckerberg? Thị trường Trung Quốc có thể mang đến cho họ một số lợi nhuận ngắn hạn, nhưng cái giá mà họ phải trả có thể rất cao — đó là rủi ro lớn đối với những đổi mới của nước Mỹ.

 

 

Tác giả của bài báo này hy vọng rằng Zuckerberg sẽ nhận ra bản chất thực sự của ĐCSTQ. Hãy đề cao lương tâm và sự trung thực của bạn.

 

 

Các CEO của Apple, Google và Amazon, cũng như nhiều doanh nghiệp khác đang hợp tác với ĐCSTQ cần phải nhận ra bản chất thực sự của chính quyền này. Điều này đòi hỏi sự thông thái của bạn, sự công nhận nền dân chủ và các giá trị phổ quát. Hãy tránh xa khỏi ĐCSTQ.

 

 

Chỉ khi các công ty công nghệ Mỹ đi đầu trong việc phá bỏ tường lửa internet của ĐCSTQ và chung tay với chính quyền Hoa Kỳ để đánh bại ĐCSTQ, thì Trung Quốc mới trở thành thị trường tự do và rộng mở cho toàn bộ thế giới yêu chuộng hòa bình.

(Theo ntdvn.com)