Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat trong cuộc thử nghiệm tại sân bay vũ trụ Plesetsk, Nga, hôm 20/4/2022. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

 

 

ÂU CHÂU - Một quan chức hàng đầu của Liên minh Âu châu (EU) hôm thứ Năm (13/10) cảnh báo, quân đội Nga sẽ bị các lực lượng phương Tây "tiêu diệt" nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

 

"Bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào chống lại Ukraine đều sẽ có câu trả lời. Không phải đáp trả bằng hạt nhân mà là phản ứng quân sự mạnh mẽ đến mức quân đội Nga sẽ bị hủy diệt", Đại diện cấp cao Liên minh Âu châu Josep Borrell tuyên bố hôm thứ Năm (13/10) tại buổi khánh thành Học viện Ngoại giao ở Brussels, Bỉ.

 

“Đây là một thời khắc then chốt trong lịch sử. Chúng ta phải thể hiện sự đoàn kết, sức mạnh và quyết tâm của mình. Hoàn thành quyết tâm".

 

Trong một bài phát biểu vào tháng trước, ông Putin nói rằng ông "không nói đùa" và khẳng định ông sẽ bảo vệ "sự toàn vẹn lãnh thổ" của Nga bằng "mọi cách theo mong muốn của Nga", ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

 

Bất chấp những lời đe dọa được đề xuất, các quan chức Mỹ tuần trước cho biết không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy Điện Kremlin sẽ phóng vũ khí hạt nhân sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố thế giới phải đối mặt với nguy cơ hạt nhân lớn nhất kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

 

"Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông ấy không nói đùa. Cần phải nói rõ rằng những người ủng hộ Ukraine, Liên minh Âu châu (EU) cũng như các nước thành viên, Mỹ và NATO cũng không nói đùa", quan chức phụ trách chính sách đối ngoại EU Josep Borrell cho biết.

 

'Chúng tôi không muốn nổ ra Chiến tranh Thế giới'

Bình luận của ông Josep Borrell được đưa ra chỉ vài giờ sau khi xuất hiện các bình luận có phần ôn hòa hơn từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã viết trên Twitter rằng "Chúng tôi không muốn nổ ra Chiến tranh Thế giới".

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên trái) trước cuộc gặp tại Phủ Thủ tướng vào ngày 19/1/2020, ở Berlin, Đức. (Ảnh: Emmanuele Contini /Getty Images)

 

"Học thuyết hạt nhân của Pháp dựa trên lợi ích cơ bản của quốc gia", ông Macron cũng nói với các hãng tin Pháp hôm 13/10. “Chúng được xác định rõ ràng và sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp, nếu chẳng hạn như có một vụ tấn công hạt nhân tên lửa ở Ukraine trong khu vực”.

 

Ông Macron nói thêm: “Trước hết, ông Vladimir Putin phải dừng cuộc chiến này, tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và quay lại bàn đàm phán. Vào một lúc nào đó, Kyiv sẽ đàm phán với Nga. Đó là lý do tại sao tôi luôn từ chối vị thế tuyệt đối”.

 

Nhưng ông Macron nói rằng Pháp sẽ cung cấp hệ thống phòng không cho quân đội Ukraine sau một loạt cuộc không kích của Nga hồi đầu tuần nhằm đáp trả một vụ đánh bom cây cầu ở Crimea.

 

“Chúng tôi sẽ cung cấp… radar, hệ thống và tên lửa để bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công này”, ông Macron nói với truyền thông địa phương và nói thêm rằng 6 đơn vị pháo tự hành Caesar khác cũng có thể được gửi tới Ukraine.

 

Quan chức Nga cảnh báo về Thế chiến III nếu Ukraine gia nhập NATO

Hôm thứ Năm (13/10), một quan chức Hội đồng An ninh Nga Alexander Venediktov nói rằng nếu Ukraine gia nhập NATO, thì xung đột ở nước này sẽ leo thang thành Thế chiến III.

 

Tờ TASS dẫn lời ông Alexander Venediktov, Phó thư ký Hội đồng An ninh Nga, cho biết: “Kyiv nhận thức rõ rằng một bước đi như vậy sẽ khiến căng thẳng theo leo thang thành Thế chiến III”.

 

Quan chức này cho hay: “Chúng tôi cũng nhận thức được rằng, bất chấp những tuyên bố về việc không tham chiến vào các sự kiện ở Ukraine, song những hành động trên thực tế của người phương Tây cho thấy họ là một bên trực tiếp gây ra xung đột".

 

"Trong mọi trường hợp, lập trường của Nga vẫn không thay đổi. Việc Ukraine gia nhập NATO hoặc một số liên minh khác được hình thành dưới sự bảo trợ của Mỹ là điều không thể chấp nhận được đối với chúng tôi", Phó thư ký Hội đồng An ninh Nga kết luận.

 

Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức tuyên bố sáp nhập 18% lãnh thổ Ukraine vào ngày 30/9, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã thông báo một nỗ lực bất ngờ để trở thành thành viên nhanh chóng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

 

Tư cách thành viên NATO đối với Ukraine là rất xa vời vì Kyiv phải nhận được sự đồng thuận của tất cả thành viên NATO, theo Reuters.

 

Ông nói: “Bản thân các thành viên NATO hiểu rõ bản chất 'tự sát' của việc kết nạp Ukraine vào liên minh này".

(ntdvn.net; Lam Giang-Theo The Epoch Times)