Ý tưởng rằng GDP có thể tăng gấp đôi vào năm 2035 phải đối mặt với hai trở ngại đáng kể: nhân khẩu học và rào cản thể chế chính trị. (Getty Images)

 

 

 

 

 

Ý tưởng rằng GDP nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng gấp đôi vào năm 2035 sẽ phải đối mặt với hai trở ngại đáng kể: nhân khẩu học và rào cản thể chế chính trị.

 

 

 

Liệu Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035 - viễn cảnh mà Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất tại hội nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hồi tháng trước? Để đạt được mục tiêu đó, nền kinh tế Trung Quốc phải tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 4,7% trong 15 năm tới. Nó đã tăng 6,1% vào năm ngoái và 6,7% bình quân năm trong vòng 5 năm qua.

 

 

Nhìn thoáng qua, mục tiêu tăng trưởng bình quân 4,7%/năm có vẻ quá dễ dàng? Không hề, đó chỉ là một ước mơ viển vông nếu Trung Quốc không thực sự thay đổi về thể chế chính trị của họ để giảm thiểu bất bình đẳng trong thu nhập, nhân khẩu học cũng như đạt mức hài hòa hơn với thế giới ngoài kia.

 

 

 

Muốn tăng gấp đôi quy mô GDP vào năm 2035, tổng nợ phải gấp 4 lần GDP.

 

Các quốc gia theo mô hình tăng trưởng tiết kiệm cao, đầu tư cao mà Trung Quốc áp dụng vào đầu những năm 1990, Nhật Bản áp dụng trong những năm 1970 và 1980, hay Brazil theo đuổi mô hình này trong thập kỷ trước - đều trải qua ba giai đoạn riêng biệt.

 

 

Giai đoạn đầu, với đặc điểm là đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng cần thiết, đã mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không cân đối trong nhiều năm. Trong giai đoạn đó, nợ tăng cùng với nền kinh tế vì khi nợ chủ yếu tài trợ cho đầu tư sản xuất, GDP sẽ tăng trưởng nhanh hơn nợ.

 

 

Trong giai đoạn thứ hai, khi mỗi quốc gia tìm cách cân bằng lại nhu cầu, không phụ thuộc vào đầu tư, thường là không thành công, tăng trưởng vẫn ở mức khá cao, mặc dù giai đoạn này tăng trưởng được thúc đẩy bởi cả các khoản đầu tư có năng suất thấp. Khi điều này xảy ra, tổng nợ trong nền kinh tế luôn tăng nhanh hơn GDP. Vì vậy, gánh nặng nợ nần tăng lên.

 

 

Cuối cùng trong giai đoạn thứ ba, quốc gia này hoặc đã đạt đến giới hạn khả năng nợ của mình. Một số chính phủ cẩn trọng đã phải thực hiện các bước để ngăn nợ tăng thêm. Dù bằng cách nào, nền kinh tế cuối cùng đã buộc phải tái cơ cấu nhằm đạt được trạng thái cân bằng mới, không phụ thuộc vào đầu tư và hướng tới tiêu dùng trong bối cảnh tăng trưởng chậm hơn, thậm chí có khi còn âm.

 

 

Trung Quốc ngày nay rõ ràng đang ở giai đoạn thứ hai. Từ năm 1980 đến năm 2010, GDP của Trung Quốc đã bốn lần tăng gấp đôi quy mô GDP, nhưng mức nợ thấp và tăng chậm. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2020 khi quy mô GDP tăng gấp đôi trở lại, Trung Quốc đã tìm kiếm tăng trưởng bằng cách tăng tổng gánh nặng nợ lên gấp ba lần - lên 43 ngàn tỷ đô la, để hiện tại, chính thức, ở mức hơn 280% GDP.

 

 

Giả định một cách thận trọng rằng mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng không thay đổi và tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc sẽ phải tăng lên trên 400% vào năm 2035 nếu nước này tăng gấp đôi quy mô GDP một lần nữa. Đây là mức độ chưa từng có trong lịch sử. Ở những nơi khác, tăng trưởng đã sụp đổ từ lâu trước khi các khoản nợ đạt gần mức này.

 

 

 

Chuyển đầu tư sang tiêu dùng: Không thể vì 1 tỷ người Trung Quốc 'không có quyền tiêu dùng' và vấn đề nhân khẩu học

 

 

 

 

 

Một người đàn ông lớn tuổi tạm nghỉ việc đẩy chiếc xe đẩy chứa đầy hàng hóa tái chế được thu gom mà ông sẽ bán theo trọng lượng để thu một số tiền, trong lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) ở Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 5 năm 2020. (Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

Về nguyên tắc, Trung Quốc có thể giảm sự phụ thuộc vào nợ bằng cách chuyển nhu cầu trong nước từ đầu tư sang tiêu dùng, như Bắc Kinh đã đề xuất từ ​​lâu. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi tỷ trọng thu nhập hộ gia đình trong GDP tăng từ khoảng 50% hiện nay lên ít nhất 70%.

 

 

Bắc Kinh từ lâu đã muốn làm điều này nhưng thành công hạn chế, dù đã cố gắng cả thập kỷ. Vẫn còn rất ít dấu hiệu rằng ĐCSTQ sẵn sàng giải quyết các tác động thể chế của việc chuyển giao tài sản lớn từ chính quyền địa phương và giới tinh hoa sang các hộ gia đình - mà điều này đòi hỏi.

 

 

Sự thiếu hụt sức mua của người dân đại lục đang cản trở nghiêm trọng kế hoạch “tăng trưởng kinh tế dựa trên tiêu dùng nội địa” của Bắc Kinh, nhằm tạo ra một thị trường nội địa khổng lồ để hạn chế sự phụ thuộc của quốc gia vào xuất khẩu. Có vẻ như kế hoạch của chủ tịch Tập Cận Bình đã đến hồi… phá sản!

 

 

Hệ thống phân phối của cải của Trung Quốc vốn được xác lập dựa trên tuyên truyền là vì “giai cấp vô sản”, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Đó chính là hệ thống phân phối rất bất công của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) tại Trung Quốc.

 

 

Trên thực tế, sau khi giành được chính quyền và tư hữu hoá tài sản quốc gia, hệ thống này đặc biệt “thiên vị” tầng lớp lãnh đạo, thân cận của ĐCSTQ, Nhà nước Trung Quốc.

 

 

Đặc biệt sau giai đoạn “mở cửa”, các đặc quyền, đặc lợi kinh tế chỉ dành cho nhóm này, đây là lý do khoảng cách giàu - nghèo tại Trung Quốc ngày một lớn. Sức tiêu dùng của người dân cùng với sự thịnh vượng của cả Trung Hoa thực tế đang tuột dốc, nhưng khối tài sản của giới tinh hoa lại ngày một lớn hơn.

 

 

 

 

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc (so sánh cùng kỳ năm trước) giảm đều trong 10 năm qua, đặc biệt giảm âm trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Nguồn: Trading Economics)

 

 

 

 

 

Bên dưới bề mặt chi tiêu tiêu dùng yếu kém của Trung Quốc là hệ thống phân phối của cải quốc gia ủng hộ nhà nước và người giàu thay vì các hộ gia đình trung bình, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.

 

 

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp báo hồi tháng 8 vừa qua rằng 600 triệu trong số 1,4 tỷ cư dân Trung Quốc sống với thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 NDT (tương đương 146 USD).

 

 

Cao Dewang, một doanh nhân và là chủ tịch của một trong những nhà sản xuất kính lớn nhất trên thế giới. Ông đã trở nên nổi tiếng quốc tế sau khi xuất hiện trong bộ phim tài liệu American Factory và nói rằng từ 900 triệu đến 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”. Đoạn clip đã được lan truyền rộng rãi trên mạng ở Trung Quốc.

 

 

Nếu nhu cầu trong nước của Trung Quốc không đủ, quốc gia này sẽ phải phụ thuộc vào nhu cầu từ nước ngoài để khiến các nhà máy của mình hoạt động. Teng Tai, giám đốc một tổ chức tư vấn tư nhân có trụ sở tại Bắc Kinh nghiên cứu các cải cách cung ứng, đã được Thời báo Chứng khoán dẫn lời gần đây rằng Trung Quốc không thể chỉ dựa vào thị trường nội địa để duy trì bộ máy sản xuất khổng lồ của mình.

 

 

Có một số liệu để tham khảo: Trung Quốc sản xuất 10 tỷ chiếc mũ, 10 tỷ đôi giày, 30 tỷ chiếc quần áo và 200 triệu máy tính bảng và máy tính xách tay mỗi năm. Ông Teng cho biết tất cả sản phẩm không thể bán hết ở thị trường nội địa.

 

 

Ngoài ra còn có một vấn đề nhân khẩu học. Từ cuối những năm 1970, Trung Quốc được hưởng lợi từ dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, nhưng điều này đã đảo ngược khoảng một thập kỷ trước. Trên thực tế, trong 15 năm tới, trong khi dân số Trung Quốc ước tính sẽ tăng 1,5%, thì dân số lao động của nước này sẽ giảm đáng kinh ngạc 6,8%, và sẽ tiếp tục giảm trong phần còn lại của thế kỷ. Nếu ngày nay có 4,7 người Trung Quốc trong độ tuổi lao động tỷ lệ tương đương với 1 người Mỹ, thì vào cuối thế kỷ này sẽ chỉ có 2,4 người.

 

 

Điều này có ý nghĩa kinh tế. Đạt mức tăng trưởng GDP là 4,7% với dân số lao động giảm đòi hỏi mức tăng năng suất trên mỗi lao động bằng 5,2% tăng trưởng GDP với dân số lao động ổn định. Tăng trưởng năng suất lao động của Trung Quốc trên thực tế đã giảm đều đặn kể từ năm 2010. Nhìn về phía trước, dân số lao động giảm đòi hỏi tốc độ giảm năng suất này phải giảm gần 2/3, nếu Trung Quốc tăng gấp đôi GDP vào năm 2035.

 

 

 

Điều này không có nghĩa là mục tiêu của ông Tập không thể đạt được, nhưng chúng ta phải nhận ra những hạn chế. Nếu Trung Quốc không triển khai một động cơ tăng trưởng kinh tế hoàn toàn mới để hấp thụ lượng chi tiêu khổng lồ được tài trợ bằng nợ - hiện chuyển vào đầu tư phi sản xuất, Trung Quốc có thể tăng gấp đôi GDP vào năm 2035 chỉ với một trong hai điều kiện.

 

 

Trên thực tế, không có giới hạn nào đối với khả năng nợ của Trung Quốc, hoặc Bắc Kinh thúc đẩy tiêu dùng bằng cách quản lý sự phân phối lại thu nhập lớn cho các hộ gia đình bình thường. Lịch sử cho thấy rằng cái trước rất khó xảy ra, và cái sau sẽ tạo ra những thay đổi chính trị và xã hội đáng kể và không thể đoán trước được. Dù bằng cách nào, nó cũng không phải là một cuộc cá cược.

 

 

Đức Duy - Trà Nguyễn

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://www.ft.com/content/8cc6f95e-89c2-4bf3-9db3-eafd481f1f37
https://www.ntdvn.com/kinh-te/gan-1-ty-nguoi-trung-quoc-khong-co-quyen-tieu-dung-ke-hoach-cua-chu-tich-tap-pha-san-68935.html

(ntdvn.com)