Chủ tịch và Giám đốc điều hành của BlackRock Larry D. Fink. Tổ chức Nghiên cứu người tiêu dùng lâu đời nhất ở Mỹ chạy quảng cáo toàn quốc tố cáo thói đạo đức giả của vị CEO này (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP via Getty Images)

 

 

 

 

HOA KỲ - 'Nghiên cứu người tiêu dùng', tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lâu đời nhất nước Mỹ, đã sử dụng số tiền lên tới 1 triệu USD để quảng cáo kết quả nghiên cứu của họ nhằm vạch trần BlackRock, quỹ đầu tư lớn nhất toàn cầu, hoạt động ở Phố Wall, vì thói đạo đức giả của quỹ này khi bắt tay làm ăn với Trung Quốc bất chấp vấn đề nhân quyền và quay lưng lại trước an ninh tài chính của nước Mỹ.

 

 

Theo Fox News, gần đây, tổ chức Nghiên cứu người tiêu dùng, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng lâu đời nhất nước Mỹ, đã nghiên cứu các hành vi 'thức tỉnh' (suy đồi đạo đức) quay lưng lại giá trị, lợi ích của Mỹ nói chung và lợi ích của người tiêu dùng nói riêng của các doanh nghiệp Mỹ. Một chiến dịch quảng cáo toàn quốc được thiết kế dựa trên các phát hiện 'suy đồi đạo đức' này đã được tổ chức Nghiên cứu người tiêu dùng triển khai, nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ bị rơi vào trào lưu 'quá thức tỉnh'. Và BlackRock, quỹ quản lý tài chính lớn nhất toàn cầu ở Phố Wall, là đối tượng hàng đầu.

 

 

Trào lưu hay chủ nghĩa 'thức tỉnh' (Woke) ở Mỹ đang phát triển rầm rộ và trở thành trào lưu chống lại các giá trị tạo nên văn hoá và sự thịnh vượng của nước Mỹ, phủ nhận tất cả các nguồn gốc lịch sử của quốc gia. Nhiều vận động viên Mỹ tuyên bố sẽ hoặc đã làm khi quay mặt lại quốc cờ Mỹ vì 'thức tỉnh'.

 

 

Chi 1 triệu USD vạch trần thói đạo đực giả của BlackRock

Tổ chức Nghiên cứu người tiêu dùng đã mạnh tay chi tới 1 triệu USD cho chiến dịch quảng cáo vạch trần BlackRock, đẩy BlackRock vào thế 'đứng ngồi không yên'.

 

 

Nghiên cứu của tổ chức này cho thấy BlackRock có 'mối quan hệ mờ ám' với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tổ chức này cũng nhắm vào thói đạo đức giả của CEO BlackRock là ông Larry Fink.

 

 

---

 

 

 

Theo Fox Business, tổ chứ Nghiên cứu người tiêu dùng dự kiến sẽ công bố thông tin mà mà đã nghiên cứu, tổng hợp trong tuần tới về các giao dịch kinh doanh mờ ám của Blackrock, đặc biệt là CEO Larry Fink.

 

 

BlackRock là quỹ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư vào quản trị môi trường và xã hội (ESG). ESG là thước đo sự tuân thủ của một công ty đối với các yếu tố xã hội và môi trường mà các nhà đầu tư có ý thức xã hội, chẳng hạn như BlackRock, sử dụng để sàng lọc các khoản đầu tư tiềm năng .

 

 

Nhưng tổ chức Nghiên cứu người tiêu dùng cho biết ông Fink đang hành động theo tiêu chuẩn kép, trong khi ép các công ty Hoa Kỳ đạt được các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội thì mới đầu tư nhưng lại không làm như vậy với các công ty Trung Quốc mà BlackRock đầu tư vào.

 

 

Theo hồ sơ của Uỷ ban Chứng khoá và Giao dịch Mỹ (SEC), BlackRock đầu tư vào hai công ty Trung Quốc đang bị SEC giám sát, hiện hai công ty này đã bị đưa vào danh sách đen tại các sàn giao dịch của Hoa Kỳ vì liên quan đến vi phạm nhân quyền. Một là Hikvision, trong đó BlackRock đầu tư tới 15 triệu USD cổ phần, còn lại là IFlyTek. Cả hai công ty này đều liên quan tới kiếm tiền từ lao động nô lệ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

 

 

Giám đốc điều hành của tổ chức Nghiên cứu người tiêu dùng, ông William Hild cho biết:“ BlackRock đang vận chuyển đô la Mỹ cho Trung Quốc trong khi kêu gọi các chính trị gia tỉnh táo cố gắng che giấu sự tham gia của họ với công chúng.

 

 

 

BlackRock và Trung Quốc: Mối quan hệ sâu sắc

BlackRock, quỹ quản lý đầu tư lớn nhất thế giới ở Phố Wall với hơn 9 ngàn tỷ USD tài sản đang được quản lý, hiện là một trong các công ty Phố Wall lớn tiếng kêu gọi đầu tư vào Trung Quốc. Gã khổng lồ đầu tư lập luận rằng Trung Quốc không còn là một thị trường mới nổi và do đó, các nhà đầu tư cần tăng cường đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc.

 

 

Giám đốc điều hành của quỹ này, ông Larry Fink, đã cố gắng vun đắp mối quan hệ bền chặt với Bắc Kinh trong nhiều năm (Ảnh chụp màn hình quảng cáo của Tổ chức Nghiên cứu Người tiêu dùng Mỹ nhắm vào vạch trần thói đạo đức giả của BlackRock)

 

 

 

Đó là một quan điểm đặc biệt trái ngược khi xét đến những tổn hại gần đây xung quanh chứng khoán Trung Quốc; vốn chịu tác động chủ yếu bởi chính sách đàn áp kinh tế tư nhân gia tăng và nghi ngờ chiến lược quốc hữu hóa khu vực kinh tế tư nhân.

 

 

Nhiều chuyên gia hiện đang đặt câu hỏi về các công ty Trung Quốc.

 

Goldman Sachs gần đây đã hạ xếp hạng của họ đối với một số công ty Trung Quốc, trong khi quỹ đầu cơ Marshall Wace của Anh đặt câu hỏi liệu chứng khoán Trung Quốc có thể đầu tư trong thời gian tới hay không.

 

 

Giám đốc điều hành của quỹ này, ông Larry Fink, đã cố gắng vun đắp mối quan hệ bền chặt với Bắc Kinh trong nhiều năm. Vào tháng Sáu, BlackRock đã trở thành nhà quản lý tài sản đầu tiên của Hoa Kỳ nhận được sự chấp thuận thành lập một doanh nghiệp quỹ tương hỗ ở Trung Quốc, một vị trí mà “chúng tôi rất vinh dự khi được đảm nhận”, ông Fink cho biết trong một tuyên bố vào thời điểm đó.

 

 

BlackRock cũng có một trong những danh sách lớn nhất của các quỹ đầu tư có phân bổ vào Trung Quốc, bao gồm các quỹ dành riêng cho Trung Quốc, cũng như các quỹ Á Châu và thị trường mới nổi có phân bổ vào Trung Quốc.

 

 

Quỹ BlackRock China Fund hàng đầu của công ty, có sở hữu trong Tencent, China Merchant Bank và nhà sản xuất xe điện Xpeng, có tài sản được quản lý hơn 1.5 tỷ USD (số liệu cập nhật vào ngày 20/08). BlackRock cũng điều hành một quỹ trái phiếu Trung Quốc, quỹ này đầu tư vào nhiều loại trái phiếu khác nhau của Trung Quốc, bao gồm trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ trong nước và ngoài nước, cũng như trái phiếu quốc tế phát hành bằng USD.

 

 

Hiện tại, người phát ngôn của BlackRock phủ nhận các cáo buộc từ nghiên cứu trên, bằng các phát biểu chung chung chẳng hạn như các khoản đầu tư của BlackRock tập trung vào sự đa dạng của sản phẩm đầu tư cũng như rủi ro khí hậu... Nhưng các phát biểu chung chung này không hề phủ nhận được các con số hay bằng chứng nào được đưa ra trong quảng cáo của tổ chức Nghiên cứu người tiêu dùng.

 

 

Kể từ khi được phát hành vào thứ Tư, quảng cáo đã nhận được hơn 160.000 lượt xem trên Twitter và được chia sẻ bởi Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Tom Cotton của bang Arkansas, một nhà phê bình có tiếng nói về Trung Quốc.

 

 

Đây không phải là bước đột phá đầu tiên của Tổ chức Nghiên cứu người tiêu dùng nhắm vào các công ty lớn của Hoa Kỳ. Vào tháng 5, tổ chức này đã nhắm mục tiêu vào các CEO của American Airlines, Coca-Cola và Nike vì quá 'thức tỉnh'. Vào tháng 7, tổ chức này đã nhắm vào Major League Baseball và Ticketmaster khi các hãng này tuyên bố họ đặt chính trị lên trước người hâm mộ và khách hàng khi họ chống lại thay đổi luật bỏ phiếu ở bang Georgia.

(Nguồn ntdvn.com)