Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (ảnh: UN Geneva/Twitter).

 

 

 

 

 

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus bị cáo buộc tham gia tổ chức khủng bố toàn cầu, theo Breitbart.

 

 

Tờ Times of London đưa tin, ông David Steinman, một nhà kinh tế học người Mỹ được đề cử giải Nobel Hòa bình, đã cáo buộc ông Tedros, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, là một trong ba quan chức kiểm soát các dịch vụ an ninh Ethiopia từ năm 2013 đến năm 2015.

 

 

Tedros từng là bộ trưởng y tế và ngoại trưởng Ethiopia từ năm 2005-2016 trong liên minh cầm quyền do Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF) lãnh đạo. 

 

 

Tuy nhiên các nhà phân tích, bao gồm cả quan chức chính phủ Mỹ, đã liệt kê TPLF là tổ chức thuộc Cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu.

 

 

The Times cho biết, ông Steinman đã nộp đơn khiếu nại tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague (thành phố ở Hà Lan).

 

 

Ông cáo buộc Tedros “là người ra quyết định quan trọng liên quan đến các hành động của dịch vụ an ninh bao gồm giết người, bắt giữ và tra tấn tùy tiện người Ethiopia.”

 

 

Đơn khiếu nại gửi đến các công tố viên tại ICC sau khi Tướng Berhanu Jula, tham mưu trưởng quân đội Ethiopia, kêu gọi Giám đốc WHO từ chức hồi tháng trước. Tướng Jula cáo buộc Tedros đang cố gắng trang bị vũ khí cho vùng Tigray. Quân đội Ethiopia đang chiến đấu với lực lượng địa phương tại vùng này.

 

 

Trong đơn khiếu nại, ông Steinman chỉ ra một báo cáo năm 2016 của chính phủ Hoa Kỳ về nhân quyền ở Ethiopia cho thấy “chính quyền dân sự đôi khi không duy trì quyền kiểm soát với lực lượng an ninh, và cảnh sát địa phương ở các vùng nông thôn và đôi khi dân quân địa phương hoạt động độc lập”.

 

 

Ông Steinman nói thêm rằng báo cáo của Hoa Kỳ đã trích dẫn “các tội ác khác được ghi nhận”. Ông cáo buộc Tedros có liên quan đến việc “đe dọa các ứng cử viên đối lập và những người ủng hộ [họ]”, bao gồm cả “việc bắt giữ tùy tiện… và giam giữ kéo dài trước khi sơ thẩm”.

 

 

Theo Times, đơn kiện cũng cáo buộc rằng Tedros đã giám sát “việc giết người và gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với các thành viên của các bộ lạc Amhara, Konso, Oromo và Somali với ý định tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần các bộ tộc đó.”

 

 

Tedros đã phủ nhận các cáo buộc và bất kỳ hành vi sai trái nào. Gần đây nhất vào tháng trước, ông ta đưa ra một tuyên bố đề cập đến tình hình hiện tại ở vùng Tigray.

 

 

“Đã có những báo cáo cho thấy tôi chọn bên nào trong tình huống này,” ông nói. “Điều này không đúng và tôi muốn nói rằng tôi chỉ đứng về một phía và đó là phía hòa bình.”

 

 

Đây không phải là lần đầu tiên Tedros trở thành tâm điểm tranh cãi ở quê hương Ethiopia.

 

 

Vào tháng 10 năm 2017, ông đã chỉ định Robert Mugabe, cựu Tổng thống Zimbabwe, là “đại sứ thiện chí” để giúp đối phó với các bệnh không truyền nhiễm ở châu Phi. Điều này đã gây ra sự phẫn nộ từ các chuyên gia y tế và các nhóm nhân quyền. Vào thời điểm đó, New York Times đã ghi nhận :

 

“Vai trò của đại sứ thiện chí chủ yếu mang tính biểu tượng, nhưng các nhóm nhân quyền đã phản ứng gay gắt [khi] biểu tượng này được trao cho người đàn ông mà theo họ, sự lãnh đạo của người này đã dẫn đến sự sụp đổ của dịch vụ y tế và lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng ở Zimbabwe”.

 

 

Cuối cùng, Tedros đã hủy bỏ phải quyết định lựa chọn Mugabe sau những lời chỉ trích.

 

 

Đầu năm nay, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rời khỏi WHO vào tháng 7 năm 2021 sau khi cáo buộc Tedros không hoàn thành trách nhiệm của người đứng đầu WHO đối với việc buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm với hành động che giấu đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

(Theo dkn.tv)