Trước lập trường cứng rắn không khoan nhượng của Hoa Kỳ và sự ủng hộ của các cường quốc châu Âu đối với Hoa Kỳ, chính quyền Bắc Kinh chỉ còn cách hành động phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề Biển Đông và lập trường của họ đã mềm mỏng đi. Hình ảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Nguồn ảnh: Thomas Kronsteiner / Getty Images)
Trước các hoạt động quân sự tăng cường của Bắc Kinh ở Biển Đông gần eo biển Đài Loan, ngày 22/9 Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo có những phát biểu cứng rắn với Trung Quốc.
Ông Pompeo nói, Hoa Kỳ muốn ngăn chặn các hành động của Bắc Kinh nhằm tránh xung đột giữa hai bên có thể xảy ra. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ áp dụng chính sách “nhân nhượng” và “đã chuẩn bị sẵn sàng” nếu xảy ra chiến tranh.
Trước đó, tại Liên Hợp Quốc, Anh, Đức và Pháp đã cùng thể hiện thái độ phản đối với các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vậy nên, chính quyền Bắc Kinh dần rơi vào tình thế bế tắc bị cô lập bốn bề.
Trong những ngày gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn và cử máy bay chiến đấu tới khiêu khích gần Đài Loan. Vào ngày 18 và 19/9, trong hai ngày liên tiếp, tổng cộng có 37 máy bay quân sự Trung Quốc đã xâm phạm không phận của Đài Loan, đã bị chính quyền Đài Loan lên án mạnh mẽ.
Ngoài ra, quân đội ĐCSTQ đã đăng một đoạn video lên mạng Internet cho thấy cuộc tấn công ném bom mô phỏng của họ vào Guam, Hoa Kỳ. Trước đó, ĐCSTQ đã phóng bốn tên lửa ở Biển Đông. Truyền thông của ĐCSTQ tuyên bố những hành động này là sự đáp trả trước chuyến thăm Đài Loan của một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Hình ảnh máy bay quân sự của ĐCSTQ băng qua đường giữa của eo biển Đài Loan, và máy bay chiến đấu F-16 của Quân đội Quốc gia Đài Loan (trái) khẩn cấp bay giám sát (Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Đài Loan / CC0)
Mỹ đã chuẩn bị cho xung đột có thể xảy ra.
Trước các hành động phách lối và phát ngôn đe dọa từ Bắc Kinh khiến một số quan chức Mỹ lo ngại, họ cho rằng những hành động này có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một hành động quân sự nào đó .
Trong một cuộc phỏng vấn với The Washington Times, khi được hỏi về tình hình ngày càng căng thẳng, Ngoại trưởng Pompeo bày tỏ thái độ cứng rắn với chính quyền Bắc Kinh và tuyên bố rằng ông sẽ không bao giờ áp dụng "chủ nghĩa nhân nhượng". Ông chỉ trích các chính sách của chính phủ Hoa Kỳ trong quá khứ, ông nói rằng các chính sách đó đã phớt lờ các hoạt động uy hiếp của ĐCSTQ.
Ông Pompeo nói: "Trong nhiều thập kỷ, chúng tôi đã cho phép ĐCSTQ thực hiện hành vi đe dọa hoặc phá hoại, cho dù đó là các hành vi bóc lột kinh tế hay tương tự thế, và họ tiếp tục khuếch trương khả năng và phạm vi ảnh hưởng của mình".
"Rủi ro lớn nhất khi đối phó với ĐCSTQ là ‘chủ nghĩa nhân nhượng'".
Ông Pompeo nhấn mạnh lập trường hiện tại của Hoa Kỳ và nói: "Tổng thống Trump từng nói ‘Đủ rồi’, chúng ta sẽ không để điều này xảy ra một lần nữa".
Chủ nghĩa nhân nhượng là một chính sách đối ngoại nhằm tránh chiến tranh và xung đột bằng cách nhượng bộ về chính trị hoặc vật chất đối với các thế lực hiếu chiến và bành trướng.
Trong một cuộc phỏng vấn, Ngoại trưởng Pompeo nói rằng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cần nhận ra sự nghiêm túc của chính quyền Tổng thống Trump và lời hứa của Tổng thống Trump trong việc chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. Hoa Kỳ không muốn xảy ra xung đột, nhưng nếu xảy ra, Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt.
Ông Pompeo nói: "Tổng thống Trump rất rõ ràng: Chúng tôi không muốn xảy ra xung đột với Bắc Kinh".
Ông cho biết thêm, nhưng "chúng tôi đang chú ý đến các hoạt động quân sự của ĐCSTQ này và đã chuẩn bị sẵn sàng".
Ông Pompeo sau đó chỉ ra rằng Hoa Kỳ quyết tâm sử dụng các biện pháp đối phó kinh tế, ngoại giao và quân sự để chống lại các hoạt động của chính quyền Bắc Kinh.
Ông nói: “Chúng tôi đã thực hiện tự do hàng hải ở Biển Đông và những khu vực khác với các phương pháp quản lý chưa từng có trước đây. Chúng tôi sẽ bảo vệ quyền tự do và các quyền của Hoa Kỳ để đảm bảo rằng chúng tôi có thể trung chuyển hàng hóa ở bất kỳ đâu trên đường thủy quốc tế. "Tổng thống Trump đã chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ này".
Ông Pompeo chỉ ra cơ sở hành động của Hoa Kỳ và đưa ra lời cảnh báo tới Bắc Kinh: "Tôi hy vọng ĐCSTQ sẽ nhìn ra bản chất của vấn đề: chúng tôi tuyên bố rõ ràng các quyền cơ bản của Hoa Kỳ và chúng tôi sẵn sàng giúp xây dựng một liên minh để bảo vệ tự do và mở cửa của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Trong cuộc phỏng vấn, ông Pompeo tiết lộ rằng thái độ của Bắc Kinh đã có phần mềm mỏng hơn.
Ông nói: “Họ (chính quyền Bắc Kinh) nói rằng họ cũng không muốn xung đột với chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ nỗ lực giảm bớt tình hình căng thẳng này”.
Quân đội Mỹ bán tên lửa tấn công tiên tiến cho Đài Loan
Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ đã cảnh báo trong một bài xã luận gần đây rằng một loạt các cuộc tập trận gần Đài Loan có thể là màn dạo đầu cho một cuộc tấn công vào Đài Loan. Về vấn đề này, ông Pompeo đã đề cập đến "Đạo luật Quan hệ Đài Loan" trong một cuộc phỏng vấn, ngụ ý rằng nếu Bắc Kinh thực sự tấn công Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ can thiệp.
Ông Pompeo nói rằng theo "Đạo luật Quan hệ Đài Loan", chính phủ Mỹ cho phép bán vũ khí cho Đài Loan.
"Đạo luật Quan hệ Đài Loan"của Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 1979 quy định rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan trước các cuộc tấn công từ Trung Quốc đại lục, Đạo luật cũng yêu cầu Hoa Kỳ bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan.
Chính quyền Tổng thống Trump gần đây đã chính thức đưa ra một thỏa thuận trị giá 8 tỷ USD vốn bị trì hoãn từ lâu . Thỏa thuận này đã bán 66 máy bay chiến đấu phản lực F-16 mới cho Đài Loan.
Theo thông tin, các loại vũ khí khác được bán cho Đài Loan cũng sẽ bao gồm một tên lửa tấn công tiên tiến hoặc tên lửa SLAM-ER. Đây là tên lửa hành trình có thể phóng từ trên không và có thể đánh trúng mục tiêu ở Trung Quốc.
Ông Pompeo nhắc lại rằng các hành động của Hoa Kỳ là buộc ĐCSTQ phải tuân thủ cam kết và thực hiện các nghĩa vụ của mình, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm và hậu quả.
Ông nói: "Cách chúng tôi làm những việc này cho thấy rõ ràng rằng không thể vi phạm các nghĩa vụ trong các cam kết, những điều 2 nước đã hứa với nhau".
Ông tiếp tục: “Nhưng chúng tôi thấy rằng vẫn luôn xảy ra việc thất hứa”. “Họ đã hứa với Tổng thống Obama rằng họ sẽ không vũ trang cho Biển Đông nhưng họ lại làm vậy. Họ hứa rằng Hong Kong sẽ có chế độ khác với đại lục trong 50 năm. Bây giờ họ đã vi phạm lời hứa này. Còn rất nhiều việc vi phạm lời hứa nữa. Đài Loan cũng là một ví dụ”.
Ông Pompeo chỉ ra rằng chính sách hiện tại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là nếu ĐCSTQ vi phạm các cam kết sẽ phải "chịu trách nhiệm".
Anh, Đức và Pháp phản đối các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông của Bắc Kinh
Lập trường của Hoa Kỳ ở Biển Đông đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ châu Âu. Điều này đã khiến các hành động của Bắc Kinh trong khu vực dần bị cô lập và rơi vào bế tắc.
Ông Pompeo viết trong dòng tweet của mình vào ngày 21/9: "Chúng tôi hoan nghênh Anh, Đức và Pháp cùng bác bỏ các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc".
"Trung Quốc phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế."
Vào ngày 18 tháng 9, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin rằng Đức, Pháp và Anh đã tuyên bố trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc ngày 16/9 rằng các tuyên bố “lịch sử” của chính quyền Bắc Kinh về Biển Đông là không tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. “Các quy định nhấn mạnh rằng các đảo nhân tạo không thể thay đổi nhóm loại và quyền hạn của các đảo và đất liền được hình thành tự nhiên điều chỉnh bởi Công ước về Luật Biển”.
Anh, Đức và Pháp nêu rõ: “ Tất cả các yêu sách hàng hải liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình phù hợp với các nguyên tắc và quy tắc của Công ước về Luật Biển, cũng như các trình tự và phương thức giải quyết tranh chấp do Công ước về Luật Biển quy định”.
(Theo ntdvn.com)