Trẻ em chơi và đổ đầy chai nhựa bằng nước từ một giếng nước ở Peshawar, Pakistan. Ảnh: Anadolu / Cơ quan Anadolu / Cơ quan Anadolu qua Getty Images

 

QUỐC TẾ - Lần đầu tiên trong gần 50 năm, Liên Hiệp Quốc đang tổ chức Hội nghị về Nước từ 22 đến 24 tháng 3. Các nhà tổ chức hy vọng nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt, với việc các quốc gia và các bên liên quan được khuyến khích hành động, để đáp ứng các mục tiêu toàn cầu về tiêu thụ và an ninh về nguồn nước.

 

Nước rất cần thiết cho sự sống, một thực tế mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres, đã nhấn mạnh khi khai mạc hội nghị về nước lần đầu tiên trong một thế hệ, tại trụ sở của tổ chức ở New York vào ngày 22 tháng 3 vừa qua.

 

Ông Antonio Guterres nói “Nước là huyết mạch của nhân loại và tạo thành thực phẩm cho chúng ta ăn".

"Còn đối với các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nước làm phong phú thêm thế giới của chúng ta và nhờ sự thịnh vượng đó, các quốc gia mới sống còn".

"Đối với các động cơ kinh tế của nông nghiệp, sản xuất và sản xuất năng lượng, còn trong lãnh vực sức khỏe, vệ sinh và sự sống còn của chúng ta, thì nước là quyền của con người và là mẫu số phát triển chung, để định hình một tương lai tốt đẹp hơn”.

 

Các nhà tổ chức hội nghị hy vọng, sự kiện này sẽ giúp các quốc gia định giá và quản lý nước tốt hơn, đồng thời hành động để đạt được các mục tiêu vốn đã được quốc tế thống nhất, bao gồm cả những mục tiêu trong Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững.

 

Ông Guterres nói, ‘chuyện nước đang gặp vấn đề nghiêm trọng’.

“Chúng ta đang rút cạn nguồn sống của nhân loại, thông qua việc tiêu thụ quá mức và sử dụng không bền vững, đồng thời làm nó bốc hơi do quá trình nóng ấm toàn cầu".

"Chúng ta đã phá vỡ vòng tuần hoàn nước, phá hủy các hệ sinh thái và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm".

"Gần 3 trong số 4 thảm họa thiên nhiên, đều có liên quan đến nước, cũng như có 1 trong 4 người sinh sống, mà không có dịch vụ nước được quản lý an toàn hoặc nước uống sạch, nói chung có hơn 1,7 tỷ người thiếu điều kiện vệ sinh căn bản”.

 

Được biết nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng của Úc, thế nhưng nó đang bị đe dọa do ô nhiễm từ nông nghiệp và khai thác mỏ.

 

Giáo sư địa chất thủy văn tại Đại học Flinders, Adrian Werner cho biết, nước ngầm đặc biệt dễ bị ô nhiễm.

Giáo sư Adrian Werner nói “Nước ngầm nằm dưới chân chúng ta, nó nằm bên dưới tất cả các hành động của con người trên khắp đất nước".

"Vì vậy bất cứ khi nào có sự tràn ngập nào, hay một nguồn gây ô nhiễm, thì tất cả thường kết thúc trong hệ thống nước ngầm".

"Một khi chúng xâm nhập vào mạch nước ngầm, hệ thống nó có thể ở đó trong một thời gian rất dài và việc điều chỉnh lại khó khăn hơn nhiều”.

 

Mặc dù là lục địa có người ở khô hạn nhất toàn cầu, nước Úc vẫn là một trong mười quốc gia tiêu thụ nước hàng đầu, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

 

Dữ liệu do Nha Thống kê Úc công bố gần đây cho thấy, mức tiêu thụ nước tăng trong giai đoạn 2020-2021.

 

Mức tiêu thụ gia tăng 25 phần trăm, lên gần 14 ngàn gigalit, trong đó nước ngầm chiếm hơn 30% lượng tiêu thụ.

 

Đó là nguồn nước chính cho nhiều cộng đồng nông thôn và vùng xa xôi trên khắp đất nước.

 

Giáo sư Werner cho biết, những cộng đồng này thường có nguy cơ mất nguồn cung cấp nước do ô nhiễm.

“Rất nhiều người có lỗ khoan ở sân sau và sử dụng nước ngầm ngoài hệ thống cung cấp nước".

"Đặc biệt là nạn ô nhiễm ở đô thị, có thể ảnh hưởng đến mọi người mà khó có thể giải thích được".

"Bất kỳ ai trong cộng đồng phụ thuộc vào nước ngầm, thường là có một ngành công nghiệp gần đó, có có khả năng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước của họ".

"Vì vậy, nếu bạn đang ở trong một khu vực nông nghiệp, thì việc sử dụng hóa chất nông nghiệp có thể ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm của bạn”.

 

Trong khi đó một báo cáo mang tính bước ngoặt của Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế Nước, được công bố trong tháng này vào ngày 17 tháng 3 cho thấy vào năm 2030, nhu cầu toàn cầu về nước ngọt có khả năng vượt xa nguồn cung đến 40%.

 

Được biết sự khan hiếm nước đã và đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia.

 

Khoảng một nửa dân số thế giới, hiện trải qua tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng trong ít nhất một phần của năm, theo báo cáo gần đây nhất của Hội đồng Liên Chính Phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc.

 

Trong khi đó Giám đốc điều hành và Tổng thư ký của Liên đoàn Hồng Thập Tự và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, ông Jagan Chapagain, cho biết các chính phủ và công ty, cần phải cùng nhau đạt được một mục tiêu thống nhất.

 

Ông Jagan Chapagain nói “Mục tiêu là giảm bệnh tật và suy dinh dưỡng, đồng thời giúp các cộng đồng thích nghi với các cú sốc liên quan đến khí hậu và nước, để tăng cường khả năng phục hồi và giảm nhu cầu nhân đạo của họ".

"Đây là những thách thức cấp bách, đòi hỏi sự hợp tác độc đáo và không ai có thể làm điều đó một mình".

"Hội nghị này mang đến một cơ hội rõ ràng để triệu tập, phân tích và xây dựng các giải pháp lớn hơn, là một tổ chức đơn lẻ”.

 

Được biết vào năm 2015, Liên Hiệp Quốc đã thông qua các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

 

Trong số các mục tiêu, cung cấp nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người, vào năm 2030.

 

Vào ngày 22 tháng 3 vừa qua, Hoa Kỳ cam kết đầu tư 72 tỷ đô la Úc, vào các dự án vệ sinh và nước công bằng, thích ứng với khí hậu ở trong nước và trên toàn thế giới.

 

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Linda Thomas-Greenfield nói rằng, hành động ‘cụ thể’ là cần thiết.

 

Những khoản đầu tư này sẽ giúp tạo việc làm, ngăn ngừa xung đột, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm nguy cơ đói kém, đồng thời giúp chúng ta ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai, Linda Thomas-Greenfield.

 

Để bảo đảm khả năng tiếp cận nước uống an toàn cho mọi người vào năm 2030, cơ quan cấp nước của Liên hiệp quốc và UNESCO cho biết, mức đầu tư hiện tại sẽ phải tăng gấp 3 lần.