(Ảnh: Ajai Shukla/Twitter)

 

 

Các cựu binh Ấn Độ đã chỉ trích Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) về “tính man rợ”, và vi phạm các quy tắc khi sử dụng vũ khí thô chống lại các binh lính Ấn Độ không vũ trang, sau khi 20 người bị sát hại tại khu vực tranh chấp biên giới hai nước đêm ngày 15/6.

 

“Các binh sĩ của chúng tôi không mang theo bất kỳ cây gậy hay bất kỳ loại thiết bị nào như vậy, nhưng binh lính Trung Quốc đã thủ sẵn những cây gậy sắt – như anh biết đấy, gậy kim loại, [bao gồm cả những chiếc gậy] gắn đinh tua tủa, hoặc những cây gậy gỗ bao xung quanh bởi dây thép gai, và một số loại vũ khí khác – và họ đã tấn công sĩ quan chỉ huy và người dân của chúng tôi”, Trung tướng đã nghỉ hưu Rakesh Sharma, người trước đây từng phục vụ trong quân đội Ấn Độ tại cùng địa điểm, trao đổi với The Epoch Times qua điện thoại từ New Delhi.

 

Hôm 18/6, Đại tá đã nghỉ hữu Ajai Shukla, một nhà phân tích quốc phòng và chiến lược gia, đã chia sẻ một bức ảnh trên Twitter (ảnh dưới) về các vũ khí được sử dụng.

 

“Những chiếc gậy gắn đinh – được lính Ấn Độ thu nhặt được tại hiện trường đụng độ ở thung lũng Galwan – đã được binh lính Trung Quốc dùng để tấn công một đội tuần tra của quân đội Ấn Độ và sát hại 20 binh lính Ấn”, ông viết trên dòng trạng thái Twitter. “Hành vi dã man như vậy phải bị lên án. Đây là côn đồ, không phải lính”. 

 

Trung tướng Gurmeet Singh, phó tham mưu trưởng quân đội đã nghỉ hưu, người từng phục vụ 40 năm trong quân đội và từng ghé thăm Trung Quốc 7 lần trên cương vị, nói với tờ The Epoch Times qua điện thoại rằng quân đội Trung Quốc đã vi phạm các nguyên tắc quân sự mà họ đã ký kết với quân đội Ấn Độ và rằng cuộc tấn công cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của những binh lính đó.

 

“Đây có phải là hành vi của quân đội hay không? Đây có phải là hành vi của một người lính hay không? Nó cho thấy quân đội Trung Quốc thực ra không phải là một đội quân chính quy bình thường như ở các nước. Họ không biết tôn trọng cách thức vận hành tiêu chuẩn của nhà binh. Và đúng là như vậy, bởi vì quân đội Trung Quốc là đội quân của một đảng chính trị. 

 

 

 

 

Những ngọn nến bày tỏ lòng thành kính đến những binh sĩ Ấn Độ hy sinh trong cuộc đụng độ gần đây (ảnh chụp màn hình Twitter/Madhav Sharma).

 

 

Trước cuộc xung đột biên giới gây tổn hại sinh mạng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một bài phát biểu quốc gia hôm 17/6 đã nói rằng, “trong mọi trường hợp”, Ấn Độ sẽ bảo vệ cho “mỗi tấc đấc” của mình.

 

 

Ông nói “Bảo vệ chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta là ưu tiên hàng đầu, và không ai có thể ngăn cản chúng ta làm điều đó. Không ai nên nghi ngờ hay ảo tưởng về điều này. Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng nếu bị khiêu khích, trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ có thể đáp trả một cách thỏa đáng”.

 

Tuy rằng chính quyền Trung Quốc không công bố chính thức con số thương vong của phía Trung Quốc, nhưng tờ báo tiếng Hindi của Ấn Độ Navbharat Times ngày 17/6 cho rằng có 43 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong vụ việc. Cựu trung tướng Sharma cho biết, dựa trên hoạt động trực thăng ở phía Trung Quốc, Ấn Độ ước tính số binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng là từ 30 đến 43.

 

Điều gì đã xảy ra ở thung lũng Galwan?

Các cựu binh Ấn Độ nói rằng điều quan trọng là phải hiểu được vùng địa hình và diễn biến sự việc xảy ra tại khu vực biên giới tranh chấp, còn gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa Ấn Độ và Trung Quốc thì mới hiểu được vụ việc dẫn đến cái chết của rất nhiều binh sĩ.

 

 

 

Các binh sĩ của Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ (BSF) bảo vệ một đường cao tốc dẫn tới Leh, giáp ranh Trung Quốc, ở Gagangir, Ấn Độ, vào ngày 17/6/2020 (ảnh thumbnail video youtube/Arirang news).

 

 

 

Theo ông Sharma, vụ việc xảy ra cách 1-2 dặm từ nơi con sông Galwan, một nhánh của sông Ấn, giao cắt với sông Shyok. Khu vực trên dãy Himalaya, nằm cao hơn 5.000m so với mực nước biển và có mức nhiệt dưới 0 độ C này, là cực kỳ khắc nghiệt. Quân đội Ấn Độ đang xây dựng một con đường trong khu vực mà Trung Quốc không muốn.

 

Ông nói cả hai phía Ấn Độ và Trung Quốc đều không có con đường nào nối đến sông Galwan, và cho đến gần đây cả hai bên đều tuần tra trên bộ tại khu vực này.

 

Ông Sharma nói  “Trong vòng ba đến bốn năm trở lại đây, chúng tôi đã xây dựng một con đường huyết mạch chính dọc theo phía Tây của sông Shyok, và tạo ra một cây cầu trên sông Shyok”.

 

Tình trạng căng thẳng gần đây nổ ra một vài tuần trước, sau khi Ấn Độ bắt đầu xây dựng một con đường trung chuyển đến Thung lũng Galwan. Ngày 15/6, quân đội Ấn Độ đã chứng kiến người Trung Quốc vượt sang địa phận Ấn Độ của Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và “chiếm đóng các khu vực”, làm dấy lên cuộc đối đầu giữa quân đội hai bên.

 

 

 

 

Ảnh chụp vệ tinh Google Maps nơi giao cắt giữa sông Galwan và sông Suyok. Theo cựu Trung tướng Rakesh Sharma, cuộc xung đột đã dẫn đến cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ, cách nơi giao cắt 1-2 dặm.

 

 

 

Ông Sharma cho biết hai nước đã ký tổng cộng năm hiệp ước từ năm 1993 đến 2013, xác định các giao thức giải quyết xung đột đối với khu vực tranh chấp LAC mỗi khi mâu thuẫn hoặc tranh chấp xảy ra.

 

Ông Sharma nói  “Đáng lý ra hai bên cần thôi chiến đấu và trở về khu vực của mình, sau đó tổ chức các cuộc gặp riêng để giải quyết vấn đề, cách làm này đã được duy trì từ năm 1993. Tuy nhiên, trong năm đến sáu năm trở lại đây, quân đội Trung Quốc đã không tuân theo nguyên tắc truyền thống này”.

 

Ngày 15/6, vị sĩ quan chỉ huy người Ấn Độ, một trong số 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, đã đến LAC và nhìn thấy lính Trung Quốc đang ở bên lãnh thổ của Ấn Độ. “Ông đã nhanh chóng yêu cầu những người đó rời đi và quay trở lại chỗ của họ … và đó là lúc quân Trung Quốc quyết định hạ thủ” và thực hiện cuộc tấn công, ông Sharma cho biết.

 

Theo Sharma,  cuộc giao tranh xảy ra trên “một gờ đá nhỏ … phía bên trên bờ sông”, và khi những người lính Ấn Độ không vũ trang bị tấn công, đó là vào ban đêm và nhiệt độ đang dưới mức rất lạnh. Nhiều binh sĩ đã rơi ra khỏi gờ đá và chết.

 

Một cựu binh Ấn Độ khác, Thiếu tướng Amul Asthana, người cũng từng làm nhiệm vụ trong địa hình khắc nghiệt tương tự, nói với The Epoch Times qua điện thoại rằng Trung Quốc muốn chiếm lấy những vị trí cao trên LAC để giành được lợi thế quân sự chiến lược.

 

Nhiều vị trí thuận lợi như vậy hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Ấn Độ. Trong khi người Trung Quốc đã xây dựng các công trình giám sát trên LAC, Ấn Độ cho đến gần đây tại nhiều địa điểm vẫn chủ yếu là tuần tra trên bộ và gần đây mới bắt đầu xây dựng các công trình giám sát ở đó.

 

Ông Asthana cho biết địa hình ngày càng trở nên khó tiếp cận sau tháng 10 và việc tuần tra trên bộ đã trở nên bất khả thi khi tuyết ngập đến 6 m – Ấn Độ cũng có những “tiền đồn bỏ trống vào mùa đông” trong khu vực bởi nó không có đài giám sát và khả năng hậu cần đầy đủ để có thể hiện diện thường trực liên tục trong cả năm.

 

“Nếu tôi có thể tiếp cận khu vực [ngay trong mùa đông], tại sao chúng tôi lại phải bỏ trống [những tiền đồn] này”, ông nói, đồng thời cho biết thêm chính vì vậy nên bất cứ khi nào quân đội Ấn Độ cố gắng xây đài giám sát trên LAC, quân Trung Quốc đều sẽ ráng sức ngăn cản.

 

Sau vụ đụng độ, Ấn Độ đã khẩn cấp điều máy báy chiến đấu đến biên giới Trung Quốc. Ở trong nước, nhiều nơi đã bủng nổ làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Các hãng smartphone lớn vốn có thị phần tiêu thụ lớn tại Ấn Độ Vivo, Oppo cũng như đang lao đao trước tình cảnh này.

(Theo dkn.tv)