Khoai mỡ chân voi ở Đông Nam Á. Nguồn: Getty Images

 

 

 

 

 

Một nghiên cứu mới đưa ra danh sách 150 loại lương thực có thể giúp giải quyết nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nghiên cứu có tên "Khám phá lại những loại lương thực bị bỏ quên của Châu Á" cho biết trong một thập niên qua vấn đề an ninh/bảo đảm lương thực đã được cải thiện đáng kể thế nhưng nạn đói vẫn còn là mối quan tâm của nhiều người.

 

 

Một nghiên cứu về một số loại cây trồng bị bỏ quên ở châu Á cho thấy nhiều loại thực phẩm rất có giá trị dinh dưỡng nhưng vẫn còn bị coi nhẹ.

 

 

Những loại thực phẩm này nếu được sử dụng và khai thác đúng mức có thể giúp một số quốc gia đang đói và thiếu lương thực giải quyết được tình trạng này.

 

 

Nghiên cứu do Viện Nông nghiệp của Đại học Tây Úc và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cùng hợp tác thực hiện.

 

 

Các tác giả cho biết nguyên nhân hàng đầu của tình trạng suy dinh dưỡng ở châu Á là do phụ thuộc quá nhiều vào các loại cây lương thực phổ biến trên thị trường và bó hẹp trong một số ăn quen thuộc thay vì mở rộng ra nhiều thứ.

 

 

Những cây trồng chủ yếu đó là lúa, bắp và lúa mì, chiếm khoảng 60% sản lượng lương thực của thế giới.

 

 

Chuyên gia dinh dương Nicole Senior đồng ý rằng Úc là một trong những nước phụ thuộc vào những loại lương thực này.

 

"Vì vậy, một trong những điều chúng ta có thể làm giúp củng cố an ninh lương thực khu vực là tập trung vào các loại thực phẩm sản xuất tại khu vực và đặc biệt là ở vùng Châu Á Thái Bình Dương. Tôi nghĩ rằng đó là một con đường thực sự quan trọng nhằm bảo đảm không có ai bị thiếu ăn và mọi người đều được ăn những loại lương thực phù hợp với văn hóa ẩm thực được trồng trọt tại địa phương họ."

 

 

Nghiên cứu cho thấy ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có gần 500 triệu người bị suy dinh dưỡng.

 

 

Quỹ Cứu Trợ Khẩn cấp thuộc cơ quan Nhi đồng Quốc tế của Liên hợp quốc, UNICEF , cho biết vấn đề dinh dưỡng rất phức tạp và có thể có nhiều rào cản đối với việc cải thiện sức khỏe.

 

 

Giám đốc các Chương trình Quốc tế Felicity Butler-Wever cho biết những điều này bao gồm việc thiếu khả năng tiếp cận thị trường, những vấn đề môi trường và thiên tai.

 

"Chúng ta cũng thực sự cần nhìn vào những khu vực đang có xảy ra xung đột đề bảo đảm mọi người đều có quyền cơ bản nhất trong các quyền con người đó là được tiếp cận với nguồn thực phẩm và các thứ cần thiết khác, đặc biệt là những thứ để điều trị cho trẻ em bị suy dinh dưỡng tại các khu vực xung đột hay các trại tị nạn. "

 

 

Trong tháng này, bốn cơ quan của Liên hợp quốc đã lên tiếng báo động về việc có gần 2,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Yemen sẽ bị suy dinh dưỡng cấp tính trong năm nay

 

"Tôi nghĩ rằng những con số này thực sự cho thấy một thực tế thảm thương về những gì đang xảy ra mà đôi khi không mấy được nói đến. Tại Yemen, các cuộc giao tranh đã khiến cho nguồn lượng thực phẩm có thể nhập khẩu vào nước này bị hạn chế nghiêm trọng, gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng và làm giá lương thực tăng vọt."

 

 

Suy dinh dưỡng làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em gây ra tình trạng nhẹ cân còi xương và không lớn nổi ở hàng triệu trẻ em.

 

 

Bà Butler-Wever cho biết Papua New Guinea và Timor-Leste chiếm tỷ lệ trẻ em thấp còi cao nhất trên thế giới.

 

 

Đồng tác giả nghiên cứu Hackett, Giáo sư Kadambot Siddique , từ Viện Nông nghiệp U-W-A, lo ngại rằng với tình trạng như hiện nay chỉ có một số ít cây trồng được sản xuất và tiêu thụ trên toàn cầu thì vấn đề suy dinh dưỡng sẽ không được giải quyết.

 

"Có nhiều loại cây trồng đã được con người thích nghi từ hàng ngàn năm nay, và nhiều loại trong đó từng được trồng phổ biến tại địa phương, thích nghi với thổ nhưỡng địa phương và được dùng trong các bữa ăn của họ. Thế nhưng sau đó thì chúng đã bị xao lãng và chi phối bởi những loại cây thương mại này. "

 

 

Giáo sư Siddique nói rằng chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc can thiệp.

 

"Xây dựng một quốc gia và xây dựng thế hệ tương lai là rất quan trọng, trong đó xâyy dựng một nguồn lương thực ổn định để quốc gia vững mạnh. Vấn đề tiếp theo đó là những người nông dân trồng trọt để cung cấp ra lương thực thực phẩm. Trong một khía cạnh khác, quốc gia mạnh bảo đảm lương thực cho dân và nuôi quân đội, nếu bạn nhìn vào quân đội ở bất kỳ quốc gia nào, ở Úc hay ở Ấn Độ hoặc Trung Quốc Chính phủ thu mua thực phẩm của nông dân để cung cấp cho quân nhân. "

 

 

Nghiên cứu đặt tên một số loài bị bỏ quên trước đây là thực phẩm thông minh trong tương lai, bao gồm khoai mỡ chân voi, khoai môn và đậu lăng.

 

 

Bà Senior nói rằng một chế độ ăn uống đa dạng sẽ có lợi cho cả con người và môi trường.

 

"Không chỉ có ăn bánh mì hay pasta mà nên đa dạng hóa sang các loại ngũ cốc khác như gạo, ngô và các loại đậu. Chúng cực kỳ bổ dưỡng mà nhiều người trong chúng ta đã không đưa chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình những loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng đó. "

 

 

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Plants.