Hàng chục nghìn người biểu tình tuần hành trên các đường phố ở Vịnh Causeway ở Hồng Kông vào ngày 8/12/2019. (Sung Bi-lung / Đại Kỷ Nguyên)

 

 

 

 

 

 

Một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng của Hoa Kỳ đã đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2021 cho phong trào ủng hộ dân chủ Hong Kong để công nhận “tất cả những người đã góp phần xây dựng và duy trì nhân quyền và quyền dân chủ” của đặc khu.

 

 

 

Chúng tôi đang đề cử một phong trào ủng hộ, duy trì nhân quyền và quyền dân chủ một cách ôn hòa ở Hong Kong từ năm 1997 và tiếp tục đấu tranh chống lại sự xói mòn các quyền này”, một nhóm các nhà lập pháp do Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Hạ nghị sĩ James McGover đứng đầu đã viết trong một bức thư gửi ông Berit Reiss-Andersen, chủ tịch Ủy ban Giải Nobel Hòa bình, vào ngày 31/1.

 

 

 

“Một số người ủng hộ quyền dân chủ đã bị bỏ tù, một số người phải sống lưu vong, nhiều người khác đang chờ xét xử và dự kiến ​​sẽ bị kết tội và kết án trong những tháng tới vì duy nhất một lý do là bày tỏ một cách ôn hòa quan điểm chính trị của họ thông qua bài phát biểu, bài đăng, bầu cử, hoặc hội họp”, nhóm gồm tất cả các thành viên của Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc viết trong bức thư được công bố hôm 3/1.

 

 

Bức thư viết rằng việc đề cử là để thể hiện sự trân trọng đối với những người trong những năm gần đây đã đấu tranh chống lại sự xói mòn các quyền dân chủ được bảo đảm cho công dân Hong Kong theo hiệp ước quốc tế và hiến pháp của thành phố”.

 

 

Bức thư trích dẫn những nỗ lực gần đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đồng minh để “tích cực đàn áp những tiếng vì nhân quyền và quyền dân chủ”, và nhấn mạnh rằng nhiều nhà hoạt động dân chủ đang phải ngồi tù hoặc sống lưu vong “vì duy nhất một lý do là bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa thông qua bài phát biểu, bài đăng, bầu cử hoặc hội họp".

 

 

 

Việc đề cử được đề xuất vài tháng sau khi Bắc Kinh cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ ai "chính trị hóa" Giải thưởng. Trong chuyến thăm Na Uy cách đây nửa năm, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cảnh báo không được trao giải Nobel Hòa bình cho các nhà hoạt động dân chủ ở Hong Kong.

 

 

 

Ông Vương nói với các phóng viên: “Trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai, Trung Quốc sẽ kiên quyết bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào của bất kỳ ai sử dụng giải Nobel Hòa bình để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Lập trường của phía Trung Quốc đối với nguyên tắc này là vững như bàn thạch".

 

 

 

Chính quyền Trung Quốc cũng đã nhiều lần cảnh báo Hoa Kỳ về việc “can thiệp vào công việc nội bộ của [Trung Quốc] ở Hong Kong” và những nơi khác.

 

 

 

Chỉ trong tuần này, ông Dương Khiết Trì, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ “ngừng can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong, Tây Tạng và Tân Cương vì tất cả các vấn đề này đều quan trọng đối với vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.

 

 

 

Gần 100 người ở Hồng Kông đã bị bắt theo luật an ninh quốc gia sâu rộng của ĐCSTQ, vốn được áp dụng vào ngày 30/6/2020 và trừng phạt các tội danh được định nghĩa mập mờ như ly khai và lật đổ nhà nước cộng sản độc đảng.

 

 

Vào tháng 12/2020, nhà hoạt động nổi tiếng người Hong Kong Hoàng Chí Phong (Joshua Wong) và hai đồng nghiệp lâu năm của anh đã bị tuyên án tù vì đóng vai trò trong một cuộc biểu tình lớn trước trụ sở cảnh sát thành phố vào năm 2019.

 

 

 

 

 

Các nhà hoạt động Joshua Wong và Ivan Lam đến Trung tâm Tiếp tân Lai Chi Kok ở Hồng Kông vào ngày 2 tháng 12 năm 2020, sau khi bị kết án sau khi nhận tội kích động một cuộc biểu tình trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2019, làm sâu sắc thêm cuộc đàn áp chống lại Những người chỉ trích Bắc Kinh. (Ảnh của Anthony WALLACE / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

Wong, 24 tuổi, bị kết án 13 tháng rưỡi tù giam sau phiên tòa tại Tòa sơ thẩm Tây Cửu Long. Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ khác là Agnes Chow, 23 tuổi và Ivan Lam, 26 tuổi, lần lượt nhận án tù 10 tháng và 7 tháng.

 

 

Cả ba người đều nhận tội “xúi giục người khác tham gia hội họp trái phép” vào ngày 21/6/2019. Wong cũng nhận tội “tổ chức hội họp trái phép”, trong khi Agnes Chow  nhận tội “tham gia hội họp trái phép".

 

 

Trong cuộc biểu tình năm 2019, hàng nghìn người biểu tình đã bao vây trụ sở cảnh sát ở quận Wan Chai, chặn các con đường gần đó và lối vào tòa nhà. Họ tụ tập để phản đối một dự luật dẫn độ cho phép đưa những người ở Hong Kong đến Trung Quốc đại lục để xét xử. Dự luật dẫn độ kể từ đó đã bị loại bỏ.

 

 

Bức thư của các nhà lập pháp kết thúc bằng cách nói rằng một giải Nobel Hòa bình sẽ tôn vinh “sự dũng cảm và lòng quyết tâm của phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, một phong trào đã truyền cảm hứng cho toàn thế giới”.

 

 

Người chiến thắng giải thưởng sẽ được công bố vào tháng 10, và được trao giải thưởng vào tháng 12.

(Theo ntdvn.com)