Vào giữa tháng 8/2022, Pháp đã điều động máy bay chiến đấu Rafale, máy bay tiếp dầu đa năng A330 (MRTT) và máy bay vận tải đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đến Nam Thái Bình Dương trong vòng 72 giờ để tham gia cuộc tập trận Pégase 2022. (Ảnh: Nicolas Tucat/AFP/Getty Images)

 

Á CHÂU, THÁI BÌNH DƯƠNG - Pháp, Đức và Anh đã và đang tích cực điều tàu chiến hải quân cũng như phóng chiếu sức mạnh không quân đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để tuần tra Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan. Các chuyên gia Nhật Bản cho biết động thái này của châu Âu đang gửi một thông điệp tới Trung Quốc.

 

Tờ Nikkei Asia ngày 12/9 đưa tin, sau khi điều động tàu chiến đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các nước châu Âu tiếp tục phóng chiếu sức mạnh không quân vào khu vực này. Động thái trên phản ánh cảm giác cấp bách, đồng thời khẳng định châu Âu có thể đến Ấn Độ - Thái Bình Dương trong một khoảng thời gian ngắn - tức là vài ngày chứ không phải vài tuần.

 

Gần đây, sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi dẫn đầu phái đoàn thăm Đài Loan, một số nhóm dân biểu Hoa Kỳ và dân biểu châu Âu đã nối gót bà đến thăm hòn đảo. Điều này khiến ĐCSTQ rất tức giận và cáo buộc Hoa Kỳ làm gia tăng căng thẳng trên eo biển Đài Loan.

 

ĐCSTQ đã xây dựng các đảo nhân tạo và triển khai các cơ sở quân sự ở Biển Đông trong một thời gian dài, cũng như thường xuyên quấy rối các hoạt động hàng hải của các nước có yêu sách ở Biển Đông, khiến nhiều nước không hài lòng.

 

Quân đội Hoa Kỳ luôn kiên quyết tiến hành các hoạt động tuần tra tự do ở Biển Đông và eo biển Đài Loan theo luật pháp quốc tế. ĐCSTQ cũng rất không hài lòng về điều này.

 

Năm 2021, tàu chiến của Pháp và Anh đã đi qua eo biển Đài Loan, trong khi tàu chiến của Đức đi qua Biển Đông.

 

Vào tháng 8 năm nay, Pháp và Đức đều cử máy bay chiến đấu đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tham gia cuộc tập trận khiến dư luận chú ý.

 

Trong một cuộc tập trận quân sự gần đây ở New Caledonia, một trò chơi sinh tồn hư cấu, "Goodland" cảnh báo có dấu hiệu xâm lược của nước láng giềng "Badland". Nhận thấy lãnh thổ của mình đang gặp nguy hiểm, Pháp quyết định triển khai các khí tài tới khu vực này, trong một cuộc tập trận có nhiệm vụ tiếp cận địa điểm khẩn cấp trong vòng 72 giờ.

 

Vào ngày 13/8, 3 máy bay chiến đấu Dassault Rafale, 2 máy bay tiếp dầu đa năng Airbus A330 (MRTT) và 2 máy bay vận tải A400M Atlas đã bay từ Pháp đến Nam Thái Bình Dương trong thời gian quy định. Đội bay đã dừng tiếp nhiên liệu ngắn hạn ở các điểm dừng: Sulur ở Ấn Độ và Darwin ở Úc.

 

Sau khi đến khu vực xảy ra sự cố trong cuộc tập trận, nhà chức trách Pháp đã quan sát tình hình từ thông tin tại chỗ theo thời gian thực do máy bay MRTT gửi về và trực tiếp ra lệnh cho các phi công Rafale phá hủy căn cứ hậu cần của đối phương.

 

Động thái trên là một phần của cuộc tập trận "Mission Pegase 2022" kéo dài 5 tuần do Lực lượng Không quân và Không gian vũ trụ Pháp đang tiến hành.

 

Thiếu tướng Stephane Groen, tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tác chiến Không quân và Vũ trụ Pháp và chỉ huy cuộc tập trận, nói với tờ Nikkei Asia "Cuộc tập trận nhằm chứng minh rằng, Pháp có thể phóng sức mạnh trên không để bảo vệ lãnh thổ của mình hoặc bảo vệ lãnh thổ của các đồng minh".

 

Ông Grohn nói: “Việc chúng tôi đang cố gắng triển khai lực lượng không quân ở Thái Bình Dương” là một ví dụ cụ thể cho thấy quyết tâm của Pháp trong việc đảm bảo chủ quyền của các nước trong khu vực được bảo vệ.

 

Ông nói: “Chúng tôi là một quốc gia thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nếu tính công dân của chúng tôi ở Thái Bình Dương và Tây Nam Á, chúng tôi có dân số lên tới hơn 2 triệu người và vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi rộng khoảng 9 triệu km vuông”.

 

Cuộc tập trận "Pegasus 2022 Mission", bắt đầu vào ngày 10/8, bước vào giai đoạn thứ ba và là giai đoạn cuối cùng vào hôm Chủ nhật (11/9). Giai đoạn này sẽ chứng kiến ​​hạm đội Pháp và một biệt đội gồm 170 binh lính di chuyển từ Darwin đến Indonesia và Singapore trước khi trở về nhà.

 

Trong một thông cáo báo chí, Lực lượng Không quân Pháp cho biết đây là cuộc tập trận có tầm bắn xa nhất mà Không quân Pháp từng tiến hành, cách lãnh thổ quốc gia 18.000 km.

 

Đức đưa hạm đội đến Ấn Độ - Thái Bình Dương trong vòng 24 giờ

Cuộc tập trận Pegasus 2022 trùng với cuộc tập trận tương tự của Không quân Đức mang tên Rapid Pacific 2022, trong đó Đức điều động 6 lính đánh bộ và 7 máy bay hỗ trợ đến Singapore vào giữa tháng 8 trong vòng 24 giờ.

 

Trong cuộc tập trận của Đức, 6 máy bay chiến đấu, 4 máy bay đa nhiệm A400M và 3 máy bay vận tải chở dầu đa năng A330 đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Newburgh đến Singapore. Mục tiêu là sẽ đến nơi trong vòng 24 giờ. Hạm đội Đức đã làm chính xác điều đó để chứng tỏ rằng Không quân Đức có thể đến trung tâm của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong một ngày.

 

Tại sao Bundeswehr (Lực lượng vũ trang Đức) triển khai máy bay đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần đầu tiên sau Thế chiến II? Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức nói với tờ Nikkei Asia ngày 16/8: "Đức muốn thể hiện sự ủng hộ của mình đối với chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ cùng với các đối tác an ninh của chúng tôi".

 

Tờ Nikkei Asia đưa tin rằng đây là một thông điệp chính trị khác gửi đến ĐCSTQ sau khi Đức triển khai các tàu khu trục nhỏ đến Đông Á vào năm 2021.

 

Châu Âu và Hoa Kỳ tương trợ lẫn nhau

Trả lời phỏng vấn tờ Nikkei, ông Michael Muller, một ứng cử viên nặng ký của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) và là cựu thị trưởng Berlin, nhấn mạnh: "Đức phải đảm bảo rằng sẽ không phụ thuộc vào Trung Quốc và rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng Ukraine".

 

Thượng nghị sĩ Pháp Andre Gattolin cũng chỉ ra rằng trong khi Nga là một ưu tiên, thì mối đe dọa lâu dài do Trung Quốc gây ra còn lớn hơn nhiều.

 

Được thúc đẩy bởi xu hướng này, châu Âu, từ lâu không quan tâm đến vấn đề Đài Loan, hiện đang chuẩn bị sát cánh cùng với Hoa Kỳ về vấn đề gây tranh cãi này, tờ Nikkei Asia đưa tin.

 

Sau khi Trung Quốc bày tỏ sự tức giận về chuyến thăm của bà Nancy Pelosi đến Đài Loan, đồng thời tiến hành các cuộc tập trận quân sự và diễn tập bắn đạn thật xung quanh hòn đảo, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho rằng phản ứng này là không hợp lý. Bộ ngoại giao Pháp cũng thúc giục Trung Quốc cần tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

 

Trước mối đe dọa thực sự từ Nga, các cường quốc châu Âu đã phát hiện ra giá trị của một liên minh xuyên Đại Tây Dương với Hoa Kỳ, tờ Nikkei Asia đưa tin. Về phía Nga, châu Âu được Mỹ hậu thuẫn. Do đó, nếu Mỹ đối đầu với ĐCSTQ, thì Châu Âu cũng nên ủng hộ Mỹ.

 

Lực lượng hải quân và không quân châu Âu tham gia các hoạt động ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Tờ Nikkei Asia đưa tin ngày 12/9, ông Michito Tsuruoka, phó giáo sư về an ninh quốc tế và chính trị châu Âu tại Đại học Keio, Nhật Bản, nói rằng nếu có tình huống khẩn cấp ở Biển Đông hoặc Đài Loan, Pháp có thể điều lực lượng đến Nam Thái Bình Dương. Ông nói: “Những cuộc tập trận này có thể được sử dụng như một bài diễn tập trong tình huống này".

 

Ông Tsuruoka cho biết: “Các khí tài hàng không đang được triển khai nhanh hơn các khí tài hàng hải, vì vậy chúng ta có thể thấy cả Không quân và Hải quân cùng tham gia vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

 

Theo tờ Nikkei, khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, một kịch bản như vậy có thể sẽ trở thành hiện thực.

 

Một số nhà phân tích đã đặt câu hỏi về tầm quan trọng của việc phóng chiếu sức mạnh của châu Âu ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vì xét về sức mạnh thì châu Âu có ít hơn so với quân đội Mỹ. Washington từng triển khai hàng chục nghìn binh lính và hàng chục tàu chiến đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Một số người đang kêu gọi châu Âu nên tập trung vào việc bảo vệ châu Âu trước Nga để Mỹ có thể tập trung vào Trung Quốc.

 

Nhưng ông Tsuruoka cũng từng có bài viết trong tờ The Diplomat vào ngày 18/8 rằng, "Thực tế là các đồng minh khác nhau tập trung vào các mối đe dọa và thách thức khác nhau ở các sân khấu khác nhau sẽ khiến cho khoảng cách nhận thức giữa họ ngày càng mở rộng, khiến Nga hoặc các chương trình chiến lược khác trở nên khó khăn hơn".

 

Ông tin rằng mặc dù việc đặt câu hỏi trên khá hợp lý, nhưng vẫn còn "quá sớm để phủ nhận sự can dự của quân đội châu Âu trong khu vực".

 

Ông Tsuruoka cho biết sự tham gia của châu Âu vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và vai trò của châu Âu đối với các nước láng giềng không thể là vấn đề "một trong hai". Ông nói: “Miễn là cả hai đều quan trọng đối với an ninh của mình, thì châu Âu cần phải thực hiện cả hai nhiệm vụ".

 

(ntdvn.net; Lam Giang - Theo The Epoch Times)