Cơ hội đảm bảo việc đắc cử nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump đang tăng cao trên thị trường cá cược và các nhà đầu tư nên xem xét khả năng này, theo JPMorgan Chase & Co. (ẢNH: GETTY)

 

 

 

 

Cơ hội đảm bảo việc đắc cử nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump đang tăng cao trên thị trường cá cược và các nhà đầu tư nên xem xét khả năng này, theo JPMorgan Chase & Co.

 

 

Tỷ lệ cá cược trung bình do Real Clear Politics tổng hợp cho thấy vị trí của cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã giảm xuống 1,9 điểm vào Chủ nhật (ngày 30/8).

 

 

Marko Kolanovic, chiến lược gia định lượng tại JPMorgan, cho rằng: “Chắc chắn nhiều điều có thể xảy ra trong khoảng 60 ngày tới để thay đổi tỷ lệ cược, nhưng hiện nay, chúng tôi tin rằng động lực ủng hộ ông Trump sẽ tiếp tục tăng”. 

 

 

Ông chỉ ra hai yếu tố, đó là các cuộc biểu tình bạo lực đã bùng lên ở các thành phố trên khắp nước Mỹ và sự thiên vị trong các cuộc thăm dò bị “lật tẩy”, là những lý do khiến vị trí của Biden bị thu hẹp lại .

 

 

Tổng thống Trump - người duy hộ ‘luật pháp và trật tự’

Nhóm của Kolanovic đã xem xét công trình nghiên cứu của Omar Wasow về việc liệu các cuộc biểu tình [dù được coi là ôn hòa hay bạo lực] có tác động lớn đến kết quả bầu cử Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1972 hay không. 

 

 

Ông nói rằng dư luận bị “chao đảo” bởi cách các phương tiện truyền thông đưa tin và chụp mũ các cuộc biểu tình.

 

 

Các cuộc biểu tình “được coi là hòa bình” đã giúp tăng 2-3 điểm phần trăm cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ, trong khi nếu những người biểu tình “được cho là bạo lực” thì đảng Cộng hòa sẽ tăng 2-8 điểm phần trăm. Điều này có nghĩa là sẽ có sự thay đổi 5-10 điểm phần trăm trong các cuộc thăm dò, nếu nhận thức của dân chúng về các cuộc biểu tình chuyển từ hòa bình sang bạo lực.

 

 

Theo mô phỏng của Wasow, cựu Tổng thống Richard Nixon, người tranh cử với chiến dịch “luật pháp và trật tự”, đã thắng cuộc bầu cử năm 1968 (do các cuộc biểu tình bạo lực). Tương tự, ông Trump đã đưa ra “luật pháp và mệnh lệnh” là nền tảng cho chiến dịch của mình.

 

 

Thay vì phải dựa vào các phương tiện truyền thông đưa tin về các cuộc biểu tình, các cử tri ngày nay có thể lên mạng xã hội và tự quyết định xem cuộc biểu tình là ôn hòa hay bạo lực.

 

 

“Sự yếu đuối sẽ không bao giờ đánh bại những kẻ vô chính phủ, cướp bóc hay côn đồ, và Joe đã yếu đuối về mặt chính trị trong suốt cuộc đời của mình. LUẬT & LỆNH!”, ông Trump đã tweet vào ngày 2/6/2020. 

 

 

Ông đã tweet về vấn đề này ít nhất 37 lần kể từ ngày 31/5/2020, chỉ vài ngày sau khi các cuộc biểu tình bạo lực nổ ra sau cái chết của George Floyd - một người đàn ông da đen bị chết bởi một sĩ quan cảnh sát trong một cuộc bạo loạn.

 

Biden, trong khi đó, đã lên tiếng phản đối bạo loạn và cướp bóc, nhưng ông ta không tỏ rõ quan điểm về vấn đề này.

 

Tuy nhiên, người đồng hành của ông, Thượng nghị sĩ Kamala Harris bang California, cựu tổng chưởng lý của bang, đã tweet ủng hộ việc quyên góp tiền để cứu trợ những người bị bắt trong bối cảnh bất ổn dân sự, trước khi lên án bạo lực.

 

 

Ngoài ra, đảng Dân chủ đã gây “sức nóng chính trị” đối với phần lớn tình trạng bất ổn xảy ra ở các thành phố có thị trưởng thuộc đảng Dân chủ và các bang có thống đốc đảng Dân chủ, những người này đã từ chối lời đề nghị của Tổng thống Trump để giúp giải quyết bạo lực.

 

 

Phân tích của Kolanovic cho thấy cái gọi là hiệu ứng văn hoá “xoá bài làm lại” làm tăng số điểm của Biden từ 5 đến 6 điểm một cách giả tạo.

 

 

 

Biden và đảng Dân chủ tiếp tục công kích ông Trump, dù nền kinh tế đã vươn lên mạnh mẽ với 42% số việc làm được phục hồi

Biden và đảng Dân chủ tiếp tục công kích ông Trump về việc xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán, khi virus đã lây nhiễm cho hơn 6 triệu người Mỹ và giết chết hơn 183.600 người.

 

 

Các lệnh phong tỏa do các thống đốc ban hành và nhằm mục đích làm chậm sự lây lan của dịch bệnh đã khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào vòng xoáy suy thoái mạnh nhất thời hậu Thế chiến thứ hai, khiến hơn 22 triệu người Mỹ tạm thời mất việc kể từ đó. 

 

 

Tuy nhiên, chính quyền Trump đã giúp nền kinh tế phục hồi khoảng 42% số việc làm bị mất do suy thoái kinh tế, trong bối cảnh virus Corona Vũ Hán “tung hoành”.

 

 

Bên cạnh đó, có những dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch và tình hình có thể "lắng xuống trong thời gian cuộc bầu cử diễn ra", ông Kolanovic nói, và chỉ ra rằng số ca mắc mới giảm xuống đáng kể.

 

 

Ông Kolanovic tin rằng việc ông Trump tái đắc cử có thể có tác động "đáng kể" đến các ngành công nghiệp và các yếu tố khác như là: đầu tư theo đà so với đầu tư giá trị; ngành công nghiệp có tính chu kỳ cao so với công nghệ mới tăng trưởng cao; và các cổ phiếu trong lĩnh vực môi trường, xã hội và quản trị công ty.

(Theo ntdvn.com)