Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Janet Yellen, Douglas Flint, Chủ tịch tập đoàn HSBC Holdings plc, Jaime Caruana, Tổng giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Adair Turner, cựu Chủ tịch Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Anh, tham dự một hội nghị tiền tệ quốc tế ở Thượng Hải vào tháng Sáu. 3, 2013. Yellen nói với hội nghị rằng Hoa Kỳ đang nghiên cứu rủi ro tiềm ẩn từ các cơ chế thanh toán trực tuyến như PayPal và Bitcoin vì một số chủ ngân hàng đã bày tỏ lo lắng rằng những người chơi mới hơn được kích hoạt bởi Internet có thể có tác động đến hệ thống tài chính. (Photo credit should read PETER PARKS/AFP via Getty Images)
Iran, thiên đường mới, nơi các thợ mỏ đào Bitcoin Trung Quốc lựa chọn để di cư đã bị cạn kiệt năng lượng điện. Dù vô cùng ưa thích Bitcoin vì nó giúp Iran "tránh" cấm vận từ Mỹ, nhưng cuộc khủng hoảng điện và cái giá phải trả của môi trường vẫn là mặt trái luôn hiện hữu. Nhiều nơi trên thế giới cũng lâm vào tình trạng tương tự khi các thợ mỏ Bitcoin Trung Quốc hiện diện.
Theo Bloomberg, khu tự trị Nội Mông ở Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm khai thác Bitcoin và tuyên bố sẽ đóng cửa mọi dự án liên quan đến tiền điện tử vào tháng 4 năm nay.
Một tài liệu bí mật gần đây được rò rỉ cho thấy Tổ chức giải quyết rủi ro hệ thống tài chính của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã đưa ra yêu cầu chính quyền địa phương nước này hạn chế các hoạt động đào Bitcoin, để khiến Bitcoin "biến mất có trật tự" ở Trung Quốc.
Tài liệu này yêu cầu chính quyền các địa phương sử dụng các biện pháp như giá điện, quyền sử dụng đất, thuế và việc bảo vệ môi trường nhằm khiến các thợ đào Bitcoin rời bỏ công việc kinh doanh của mình, đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương báo cáo về thông tin các mỏ khai thác có trong khu vực quản lý của họ, cũng như tiến trình giám sát về hoạt động khai thác vào ngày mùng 10 mỗi tháng.
Các khu vực như Nội Bông, Tứ Xuyên, Tân Cương thu hút giới đào tiền ảo do giá điện thấp. Trong 30 khu vực nằm trong báo cáo cường độ năng lượng và tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc, Nội Mông là nơi duy nhất không đạt mục tiêu năm 2019 và bị trung ương phê bình hồi tháng 9/2020.
Theo dự thảo đăng trên website của Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, giới hạn tăng trưởng tiêu thụ năng lượng của Nội Mông phải dừng ở mức 1,9% vào năm 2021. Các doanh nghiệp nhỏ dùng công nghệ lỗi thời trong ngành sắt, thép, than cốc, nhiệt điện than cũng phải đóng cửa trước cuối năm 2022. Ngoài ra, khu vực còn kiểm soát quy mô của các “mỏ” khai thác tiền ảo.
Trung Quốc trước đây từng chiếm tới hơn 2/3 thị phần hoạt động đào Bitcoin. Đây cũng là nơi tạo ra những máy móc thiết bị đào Bitcoin hàng đầu thế giới. Trung Quốc cấm giao dịch tiền ảo từ năm 2019 do lo ngại rủi ro đến thị trường tài chính, đặc biệt trong bối cảnh tiền kỹ thuật số của PBOC đang trong quá trình thử nghiệm, song việc đào tiền ảo thì vẫn được tiếp tục.
Nguyên nhân chính quyền Trung Quốc không thích Bitcoin, ngoài lo ngại rủi ro thị trường tài chính, thì Bitcoin là công cụ hoàn hảo để người Trung Quốc - vốn bị quản lý rất chặt về ngoại tệ và chuyển tiền ra ngoài Trung Quốc - có thể "đào tẩu" tài sản mà không cần phải qua hệ thống kiểm soát khắc nghiệt trong nền kinh tế này.
Mấy năm trở lại đây, trong bối cảnh Bắc Kinh siết chặt quản lý đối với tiền kỹ thuật số, nhiều công ty đào Bitcoin lớn của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động ra thế giới, Bitmain - nhà vận hành hai cơ sở đào Bitcoin lớn nhất Trung Quốc - đang chuẩn bị mở trụ sở ở Singapore và hiện đã mở hoạt động đào Bitcoin ở Mỹ và Canada.
BTC.Top, mỏ đào Bitcoin lớn thứ ba Trung Quốc, đang mở một cơ sở ở Canada. Trong khi đó, ViaBTC, mỏ Bitcoin lớn thứ tư Trung Quốc, đã có hoạt động ở Iceland và Mỹ.
Iran cạn kiệt năng lượng điện vì các 'thợ mỏ' Bitcoin đến từ Trung Quốc.
Những cuộc dịch chuyển hoạt động ra nước ngoài của các mỏ đào Bitcoin ở Trung Quốc cho thấy vai trò từng thống trị của Trung Quốc trong thế giới tiền ảo đang thu hẹp. Và một trong những “thiên đường” mới cho các “thợ mỏ” Bitcoin Trung Quốc, đó là Iran.
Dữ liệu từ cơ quan điều tra cho thấy khi cơn sốt Bitcoin quay trở lại, nhiều thợ mỏ Trung Quốc đã chuyển mỏ đào của họ sang Iran, do giá điện ở đây rẻ hơn đáng kể. Trung bình 1 kWh điện ở Iran có giá 4 cent (1,000 đồng) trong khi giá điện ở Mỹ cao gấp 3 lần và Trung Quốc cao gấp 5 lần.
Theo IT House, ngày 8 tháng 2 vừa qua, Iran đã tiến hành điều tra sự cố mất điện xảy ra thường xuyên thời gian gần đây. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do các mỏ đào Bitcoin công suất lớn xuất hiện ở đây ngày một nhiều.
Máy ATM dành cho đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin được nhìn thấy ở Hong Kong vào ngày 18/12/2017. (Anthony Wallace / AFP qua Getty Images).
Thủ đô Tehran và các thành phố lớn của Iran những tuần gần đây chìm trong bóng tối khi tình trạng mất điện kéo dài khiến cuộc sống của hàng triệu người rơi vào cảnh tù mù. Đèn giao thông tắt ngúm. Các văn phòng tối om. Những lớp học trực tuyến phải dừng lại.
Trong vòng vài ngày sau đó, chính phủ đã phát động một chiến dịch trấn áp trên diện rộng nhằm vào các trung tâm xử lý Bitcoin, vốn đòi hỏi một lượng điện khổng lồ để cung cấp năng lượng cho các máy tính chuyên dụng và giữ chúng ở nhiệt độ mát - đó thực sự là một gánh nặng với lưới điện của Iran.
Nhà chức trách đã đóng cửa 1,600 trung tâm như vậy trên khắp đất nước, trong đó lần đầu tiên, bao gồm cả những trung tâm “đào” Bitcoin hoạt động hợp pháp.
Chiến dịch trấn áp này đã gây ra những bối rối trong ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử, với những nghi ngờ rằng Bitcoin có thể chỉ là bề nổi trong những vấn đề sâu xa hơn của quốc gia.
Thống kê của Đại học Cambridge cho thấy, Iran là một trong sáu trung tâm khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới. Mà "thành tích" này lại có bởi làn sóng di cư "thợ mỏ" Bitcoin từ Trung Quốc. 24 mỏ khai thác lớn của nước này tiêu thụ khoảng 300 MW điện mỗi ngày, tương đương điện năng tiêu thụ của thành phố 100,000 dân.
Bitcoin - vùng xám Iran dùng để né tránh lệnh cấm vận - Trung Quốc tận dụng nó.
Ở Iran, việc đào Bitcoin vẫn nằm trong vùng xám của pháp luật. Chính phủ nước này không đưa ra một thông điệp nhất quán về việc cấm hay ủng hộ các thợ đào. Một mặt họ muốn tận dụng sự phổ biến của tiền kỹ thuật số để tránh những ảnh hưởng về lệnh trừng phạt của Mỹ. Chính phủ nước này thậm chí uỷ quyền khai thác cho 24 trung tâm xử lý Bitcoin hoạt động. Khu vực miền Nam nước này còn cho phép các thợ đào Trung Quốc nhập nhiều máy tính chuyên dụng phục vụ việc khai thác tiền ảo.
Kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi Thoả thuận hạt nhân 2015 với Iran và tái áp đặt các lệnh trừng phạt, đồng tiền ảo Bitcoin đã “lên ngôi” ở nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Với Tehran, các giao dịch trực tuyến ẩn danh được thực hiện bằng tiền điện tử cho phép các cá nhân và công ty vượt qua những lệnh trừng phạt ngân hàng đã làm tê liệt nền kinh tế. Bitcoin cung cấp một giải pháp thay thế cho tiền mặt được in bởi các chính phủ và ngân hàng trung ương. Và trong trường hợp Iran hay những quốc gia bị trừng phạt như Venezuela, Bitcoin là một nơi ổn định hơn để "gửi” tiền so với đồng nội tệ.
Ông Ziya Sadr, một chuyên gia Bitcoin làm việc tại Tehran, cho biết: “Người Iran hiểu giá trị của một mạng lưới không biên giới như vậy nhiều hơn những mạng khác bởi vì chúng tôi không thể truy cập vào bất kỳ loại mạng thanh toán toàn cầu nào. Bitcoin tỏa sáng ở đây”.
Nguồn điện vốn được trợ cấp hào phóng của Iran đã đưa nước này lên bản đồ các quốc gia tích cực khai thác tiền điện tử nhất thế giới. Giá điện ở Iran chỉ khoảng 4 cent/1kWh (khoảng 1,000 đồng), so với mức trung bình là 13 cent (3,000 đồng) ở Mỹ.
Iran là một trong 10 quốc gia có công suất tiêu thụ điện cho khai thác tiền ảo nhiều nhất thế giới -với 450 megawatt mỗi ngày; trong khi mạng lưới của Mỹ có công suất hàng ngày là trên 1,100 megawatt.
Cơn sốt Bitcoin và những chính sách không đồng nhất khiến nhiều thành phố lớn của Iran thường xuyên rơi vào cảnh mất điện đột ngột. Chính phủ nước này thậm chí đóng cửa một số xưởng đào đã được cấp phép hoạt động để ưu tiên điện cho hộ gia đình, bệnh viện, trường học và các trung tâm thương mại.
Theo ABC News, mặc dù hoạt động khai thác Bitcoin làm quá tải hệ thống lưới điện quốc gia, nhưng tiền ảo không phải lý do lớn nhất. Bộ viễn thông nước này ước tính hoạt động khai thác Bitcoin tiêu thụ không đến 2% tổng sản lượng điện Iran. "Nguồn cung giảm, nhu cầu sử dụng điện cao hơn do dịch Covid-19, người dân ở nhà nhiều làm đảo lộn sự cân bằng của hệ thống lưới điện vốn không được quản lý tốt từ hàng thập kỷ qua", ông Kaveh Madani, cựu Phó Cục trưởng Cục Môi trường Iran phân tích.
Tại sao 'đào' Bitcoin lại tiêu tốn điện?.
The trang Coin68, đào là quy trình thêm một lưu trữ giao dịch vào sổ cái của Bitcoin, gọi là Blockchain. Quy trình này giúp xác nhận tất cả mọi giao dịch và mỗi người dùng đơn của mạng lưới đều có thể tiếp cận với sổ cái này. Đây cũng là cách để phân biệt các giao dịch Bitcoin hợp pháp với những hành vi gian lận sử dụng tiền quá hai lần.
Về bản chất, thợ đào đang phục vụ cho cộng đồng Bitcoin bằng cách xác nhận mọi giao dịch và đảm bảo rằng mỗi giao dịch trong số đó là hợp lệ. Mỗi lần một block được mở ra, thợ đào cũng sẽ nhận được một phần thưởng, đó là số BCT trên mỗi block (khối). Phần thưởng khối cho người đào sẽ giảm dần theo thời gian. Năm 2017, phần thưởng khối cho người đào Bitcoin có thời điểm ở mức 12,5 bitcoin/khối. Hiện tại, mỗi bitcoin giao dịch trên thị trường với mức giá 55,500$ (giá ngày 11/3).
Đào Bitcoin được thực hiện bởi một ứng dụng cài đặt trên máy tính nên bất cứ ai cũng có thể tham gia vào hệ thống đào Bitcoin. Tất cả những gì người chơi (thợ đào Bitcoin) cần là đoán một số ngẫu nhiên, giải phương trình do hệ thống tạo ra. Việc này được thực hiện bởi máy tính của họ. Máy tính của thợ đào càng mạnh thì họ càng có nhiều dự đoán trong một giây, tăng cơ hội chiến thắng. Nếu đoán đúng, thợ đào sẽ kiếm được Bitcoin.
Để "đào" Bitcoin, người ta sẽ sử dụng máy tính, thường là những dàn máy chuyên dụng được kết nối với mạng lưới tiền điện tử. Nhiệm vụ của chúng là xác minh các giao dịch được thực hiện bởi người gửi hoặc nhận Bitcoin. Quá trình này liên quan đến việc giải các mật mã, đóng vai trò như rào cản để đảm bảo không ai có thể chỉnh sửa gian lận trong cuốn sổ cái toàn cầu ghi lại mọi giao dịch. Như một phần thưởng, các thợ đào sẽ nhận được một lượng nhỏ Bitcoin.
Khai thác Bitcoin là quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng vì đòi hỏi công suất tính toán mạnh. Thuật toán xử lý và phát hành Bitcoin dựa trên nguyên tắc Proof of Work - bằng chứng hoàn thành công việc. Ý nghĩa của nó là ở chỗ để xác thực giao dịch, cần thực hiện một khối lượng tính toán vượt quá khả năng của bất kỳ một thành viên nào tham gia thị trường. Chính từ nguyên tắc sổ cái phân tán mà đảm bảo tính bảo mật của giao dịch: ít nhất là về mặt lý thuyết thi không một kẻ tội phạm nào có thể đánh lừa hệ thống để hủy hoặc giả mạo bất kỳ giao dịch. Đơn giản là không đủ công suất tính toán dành cho khâu này. Thêm nữa, càng nhiều thành viên tham gia thị trường, thì tương ứng là càng đòi hỏi công suất tính toán mạnh hơn.
Để đẩy nhanh tốc độ và tăng lợi nhuận, họ thường kết nối số lượng lớn các máy tính đào thành một mạng lưới duy nhất. Quá trình này ngốn rất nhiều điện năng vì các máy tính sẽ phải làm việc liên tục để giải các câu đố nói trên.
Kết quả là, nếu ban đầu có thể khai thác Bitcoin trên chiếc máy tính tại gia, giờ đây công việc này đòi hỏi có những trung tâm dữ liệu khổng lồ với thiết bị đặc biệt - máy khai thác asic.
Bài toán hóc búa về môi trường
Tác động tàn phá của việc khai thác bitcoin đối với khí hậu ở mức rất cao, theo đánh giá của chuyên gia Nga.
Khối lượng khí CO2 thải vào khí quyển do hoạt động khai thác hay thường được gọi là đào bitcoin hiện nay đang dao động ở mức từ 37 đến 70 triệu tấn, ông Boris Bokarev, chủ nhiệm bộ phận dự án của Trung tâm cơ sở hạ tầng EnergyNet thuộc Sáng kiến Công nghệ Quốc gia Nga (NTI) cho biết.
Mô tả trực quan về Tiền điện tử kỹ thuật số, Bitcoin cùng với Đô la Mỹ vào ngày 07 tháng 12 năm 2017 tại London, Anh. (Ảnh của Dan Kitwood / Getty Images)
Muốn đào được Bitcoin, máy tính cần có phần cứng mạnh và đòi hỏi rất nhiều điện năng để xử lý lượng lớn bài toán mật mã đặc biệt phức tạp. Các nhà nghiên cứu của Cambridge cho biết nó tiêu thụ khoảng 121,36 Terawatt giờ (TWh) mỗi năm và con số đó sẽ không giảm đi khi Bitcoin lao dốc.
Theo ông Michel Rauchs, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Tài chính Cambridge, người đồng sáng lập công cụ trực tuyến chuyên cho ra những ước tính về điện năng tiêu thụ của Bitcoin cho biết, giá trị đồng tiền và lượng điện năng hao tổn tỷ lệ thuận với nhau.
Ông Rauchs, trả lời phỏng vấn với chuyên mục Tech Tent của BBC, nói "Về lý thuyết, Bitcoin ‘ngốn' rất nhiều năng lượng. Đây không phải là điều có thể thay đổi trong tương lai trừ khi giá Bitcoin giảm mạnh".
Theo bảng xếp hạng mức tiêu thụ điện năng của Bitcoin ứng với từng quốc gia, lượng điện mà con người đổ dồn vào đào loại tiền kỹ thuật số này cao mức tiêu thụ điện của Argentina (121 TWh), trong khi Hà Lan chỉ đạt 108,8 TWh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là 113,20 TWh. Riêng Na Uy, quốc gia Bắc Âu này đang có xu hướng tiêu thụ nhiều điện hơn với 122,20 TWh.
Năng lượng hao tốn vào Bitcoin có thể đun nóng tất cả các ấm đun ở Anh trong vòng 27 năm, ứng dụng ước tính cho biết. Bên cạnh đó, lượng điện tiêu thụ hàng năm của các thiết bị gia đình luôn bật nhưng không hoạt động tại Mỹ có thể cung cấp năng lượng cho toàn bộ mạng lưới Bitcoin trong vòng một năm.
Nếu Bitcoin là một quốc gia, nó sẽ lọt top 30 nước tiêu thụ điện nhiều nhất thế giới (Nguồn: Đại học Cambridge).
Công cụ của Đại học Cambridge mô hình hóa vòng đời kinh tế của những người khai thác Bitcoin trên thế giới, qua đó giả định rằng tất cả các cỗ máy đào Bitcoin hiện có đang hoạt động với nhiều hiệu quả khác nhau. Lấy giá điện trung bình mỗi kilowatt giờ là 0,05 USD, chúng ta có thể ước tính số tiền điện mà Bitcoin tiêu thụ tại một thời điểm.
Theo ông Bokarev, có thể giảm lượng phát thải CO2 từ hoạt động đào bitcoin bằng cách sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng hoặc nguồn năng lượng xanh. Các giao dịch chuyển bitcoin trên mạng thực chất tốn điện hơn nhiều so với các phương thức chuyển tiền khác.
Ông Bokarev nói "Tuy nhiên, điều quan trọng cần tính đến không phải là nhu cầu về năng lượng điện để đào bitcoin, mà là toàn bộ tác động của nó đến khí hậu. Hoạt động của toàng lượng xanh. Các giao dịch chuyển bitcoin trên mạng thực chất tốn điện hơn nhiều so với các phương thức chuyển tiền khác.”
"Tuy nhiên, điều quan trọng cần tính đến không phải là nhu cầu về năng lượng điện để đào bitcoin, mà là toàn bộ tác động của nó đến khí hậu. Hoạt động của toàn bộ ngành ngân hàng không chỉ giới hạn ở các giao dịch thẻ và phải được đánh giá một cách toàn diện"
Ông David Gerard, tác giả của cuốn Attack of the 50 Foot Blockchain, giải thích "Bitcoin thực sự gây tác động xấu đến môi trường. Khi phần cứng của một cỗ máy đào khai thác càng hiệu quả, nó sẽ lại cạnh tranh với phần cứng khai thác hiệu quả khác. Điều này có nghĩa việc tiêu tốn năng lượng vào Bitcoin sẽ thải ra nhiều khí CO2 cho môi trường. Thật tệ khi tất cả năng lượng này đang bị lãng phí theo đúng nghĩa đen mà chưa biết có nhận về kết quả tốt hay không".
Ở bất kỳ nơi nào mà việc khai thác tiền điện tử phụ thuộc vào các nguồn năng lượng bẩn, chẳng hạn như than, thì các tác động môi trường là tiêu cực rõ rệt, chẳng hạn như gần các mỏ khai thác tiền điện tử chạy bằng than ở Mông Cổ. Tuy nhiên, hầu hết việc khai thác tiền điện tử diễn ra ở các khu vực có nguồn năng lượng tái tạo vì chi phí thấp hơn.
Trả lời câu hỏi về tác động của việc đào bitcoin hiện nay đối với môi trường sinh thái, ông Bokarev nói: “Dấu vết ảnh hưởng đến khí hậu của hoạt động đào bitcoin là từ 37 đến 70 triệu tấn khí cacbonic". Trung Quốc là một trong những nhà sản xuất và tiêu thụ năng lượng than lớn nhất thế giới với các mỏ ở các tỉnh Tân Cương và Nội Mông phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng than để cung cấp cho các công ty khai thác tiền điện tử với giá năng lượng rẻ. Các nguồn năng lượng than cung cấp giá rẻ hơn tới 30% so với giá tiêu thụ năng lượng trung bình của các doanh nghiệp công nghiệp. Tuy nhiên, khi so sánh với lượng được tạo ra bởi các nguồn năng lượng tái tạo ở Canada, bất kỳ loại tiền điện tử nào được khai thác ở Trung Quốc sẽ tạo ra lượng khí thải CO2 gấp bốn lần.
Lợi nhuận của việc khai thác tiền điện tử phụ thuộc vào giá trị thị trường của tiền tệ cùng với giá điện. Do đó, các thợ đào tìm kiếm thị trường điện giá rẻ trong khi được hưởng lợi từ môi trường chính sách không quy định cách thức tiêu thụ điện.
Vào năm 2017, 80% hoạt động khai thác Bitcoin của Trung Quốc có trụ sở tại Tứ Xuyên - một tỉnh tạo ra khoảng 90% sản lượng năng lượng từ các nguồn tài nguyên tái tạo, do đó chiếm 43% hoạt động khai thác Bitcoin toàn cầu. Một báo cáo của CoinShares Research ước tính rằng khoảng 77,6% cơ sở khai thác tiền điện tử đang tiêu thụ điện có nguồn gốc từ tài nguyên tái tạo, trong khi 22,4% còn lại thu được từ các nhà sản xuất hóa thạch và hạt nhân. [21] Ngoài ra, các mỏ quy mô lớn ở các địa điểm phổ biến khác chủ yếu nằm ở Tây Bắc Thái Bình Dương, Upstate New York, Bắc Scandinavia, Iceland và Georgia - những khu vực sử dụng nhiều năng lượng tái tạo.
Tiền điện tử được đánh giá là tương lai của tài chính, điều này chưa biết hiện thực đến đâu nhưng thực tế môi trường của chúng ta đang phải trả giá đắt. Một báo cáo được công bố bởi Nature Climate Change đã đưa ra một tuyên bố đáng báo động rằng Bitcoin một mình có thể tạo ra đủ lượng khí thải CO2 để đẩy sự nóng lên toàn cầu trên 2 ° C trong vòng chưa đầy ba thập kỷ.
Vấn đề xã hội mới ở Trung Quốc: Ăn cắp điện để 'đào' Bitcoin.
Ngày 12/7, cảnh sát Trung Quốc cho biết lực lượng chức năng tỉnh Giang Tô, miền Đông nước này, đã thu giữ khoảng 4.000 máy tính chuyên dụng để "đào" Bitcoin.
Theo Tân Hoa Xã, sau gần 2 tháng điều tra, cảnh sát thành phố Trấn Giang đã phát hiện một băng nhóm chuyên kiếm lời từ Bitcoin và bắt giữ 22 đối tượng. Điều tra cho thấy nhóm này đã thuê 9 nhà xưởng và lắp đặt các máy tính chuyên dụng để "đào" Bitcoin.
Vụ việc bị phanh phui sau khi công ty điện lực địa phương trình báo về một trường hợp tiêu thụ lượng điện lớn bất thường.
Một nghi can trong nhóm cho biết từ năm 2017, y đã mua 10 máy tính "đào" Bitcoin để kiếm lời tại tỉnh Vân Nam, miền Tây Nam Trung Quốc. Đối tượng này sau đó đã đến thành phố Trấn Giang để tiếp tục hoạt động kiếm lời, đồng thời sử dụng các thiết bị gian lận để "tiết kiệm" điện.
Theo công ty điện lực thành phố Trấn Giang, tùy thuộc từng đời máy, mỗi siêu máy tính "đào" tiền điện tử tiêu thụ 25-50 kw/h/ngày. Với hàng nghìn máy tính hoạt động liên tục, nhóm trên đã dùng "chùa" số tiền điện lên đến gần 20 triệu NDT (khoảng 2,91 triệu USD).
Ôm mộng làm giàu từ “đào” bitcoin, rất nhiều “mỏ” khai thác tiền ảo xuất hiện tại quốc gia tỷ dân này, kéo theo những câu chuyện dở khóc, dở cười xung quanh bitcoin, trong đó có chuyện ăn trộm điện để đào bitcoin.
Vì hệ thống “đào” tiền ảo cần phải sử dụng một lượng lớn năng lượng và chi phí lớn nhất trong khai thác tiền ảo chính là điện nên các công ty đào tiền ảo trên khắp Trung Quốc thường chọn cách ăn cắp điện nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Thế nên mới có chuyện một mỏ khai thác trái phép tại một làng ở tỉnh Hà Bắc phải cho người canh gác 24/24 ở cổng làng để báo động cho người trong làng biết khi nào có cơ quan chức năng xuống kiểm tra.
Thậm chí có những “mỏ” còn mua cả trạm thủy điện chỉ để đào Bitcoin.
Giải pháp nào cho vấn đề môi trường của Bitcoin?.
Gần đây đã có những giải pháp được đưa ra cho vấn đề môi trường của Bitcoin: một số cơ sở khai thác thân thiện với môi trường đã hoạt động ở quy mô lớn.
Ở Iceland và Na Uy, nơi gần 100% năng lượng được sản xuất là tái tạo, những người khai thác tiền điện tử đang tận dụng năng lượng thủy điện và địa nhiệt giá rẻ để cung cấp năng lượng cho máy móc của họ. Nhiệt độ thấp ở các nước cũng giúp giảm chi phí bằng cách làm mát các máy chủ máy tính một cách tự nhiên.
Năm ngoái, Nghiên cứu điểm chuẩn tiền điện tử toàn cầu thứ ba của Đại học Cambridge cho thấy 76% thợ đào tiền điện tử sử dụng điện từ các nguồn tái tạo trong hoạt động của họ. Con số này tăng từ 60% so với cùng một nghiên cứu về điểm chuẩn vào năm 2018.
Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, đã báo cáo vào năm ngoái rằng các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tiết kiệm chi phí hơn so với nhiên liệu hóa thạch.
Ông Don Wyper, COO của DigitalMint, nói với The Independent "Ở tình trạng hiện tại, cơ sở hạ tầng hỗ trợ giao thức bitcoin không thể duy trì được, nhưng vẻ đẹp của giao thức là cấu trúc khuyến khích sẽ buộc các thợ đào sử dụng hình thức điện rẻ nhất, trong tương lai gần sẽ là năng lượng tái tạo"
Tuy vậy, giải pháp này có vẻ chỉ giúp giải quyết phần ngọn của vấn đề, các đề xuất về thuế môi trường đối với tiền điện tử này cũng tương tự như vậy. Một khi Bitcoin vẫn được sử dụng như một công cụ rửa tiền, đa cấp tài chính hay tài trợ khủng bố, buôn vũ khí hoặc tránh cấm vận (như trường hợp Iran) thì sức nóng của Bitcoin vẫn còn tồn tại. Bitcoin khó có thể biến mất trong một thế giới ngày càng hỗn loạn.
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://earth.org/are-cryptocurrencies-harming-the-environment/
- https://www.independent.co.uk/climate-change/news/bitcoin-environment-mining-energy-cryptocurrency-b1800938.html
- https://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/3382319/de-dao-bitcoin-chung-ta-can-tieu-ton-bao-nhieu-dien-nang
- https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/bi-an-nganh-cong-nghiep-dao-bitcoin-dang-khien-iran-mat-dien-dieu-dung-20210123193051559.htm
(Theo ntdnv.com)