Ảnh minh họa từ Freepik.

 

 

Gần đây, khoảng 23/2, công ty an ninh mạng của Trung Quốc là 'An Tuân tín tức' (安洵信息: Anxun Information, I - SOON) đã trở thành tâm điểm của quốc tế sau khi bị phơi bày sự việc: Công ty này đã hỗ trợ Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giám sát và tấn công các cơ quan chính phủ, trường đại học và bệnh viện ở ít nhất 20 quốc gia.

 

Theo báo cáo của Epoch Times ngày 25/2 đã chỉ ra rằng: Gần 600 bộ tài liệu và hồ sơ trò chuyện của Công ty An Tuân đã bị người ẩn danh tiết lộ trên nền tảng GitHub.

 

Các tài liệu tiết lộ, tổ chức hacker này trong nhiều năm qua đã thực hiện các cuộc xâm nhập quy mô lớn vào hệ thống mạng của các nước châu Á (bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Mông Cổ, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Trung Đông, v.v.), Úc, Châu Phi, Trung Mỹ (bao gồm cả Cuba, v.v.), Nam Mỹ, Châu Mỹ, Châu Âu (bao gồm cả Vương quốc Anh, v.v.) cho đến NATO, và lấy thông tin nội bộ một cách phi pháp.

 

Ngày 24/2, Đài phát thanh Quốc tế Pháp - RFI dẫn nguồn từ AFP báo cáo rằng, dựa theo những phân tích của các chuyên gia an ninh, những thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài và trích dẫn phân tích của FBI, bài viết đã chỉ ra rằng: Những thông tin bị rò rỉ này cung cấp một lượng lớn thông tin về hoạt động hack máy tính của Trung Quốc, và hành vi này của Trung Quốc có quy mô lớn nhất thế giới.

 

Vào tháng 2 năm ngoái - 2023 đã xảy ra sự cố khinh khí cầu gián điệp của Trung Quốc bay vào không phận Mỹ, khiến Ngoại trưởng Mỹ Blinken huỷ chuyến thăm Trung Quốc và làm cho quan hệ Mỹ - Trung rơi xuống đến đáy. Hiện nay, vụ bê bối An Tuân còn lớn hơn sự kiện khinh khí cầu năm ngoái, hơn nữa cơ quan tình báo của các nước sẽ rất quan tâm đến sự kiện này.

 

Trong chương trình 'Chính luận thiên hạ' đăng ngày 26/2, nhà bình luận các vấn đề thời sự - Giáo sư Chương Thiên Lượng chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề trên như sau.

 

Trong bao nhiêu năm qua, tại sao Công ty An Tuân đã tấn công mạng nhiều quốc gia như thế? Trên thực tế, công ty này lấy tiền từ ĐCSTQ để làm những việc đó. Công ty An Tuân còn phát triển rất nhiều công cụ hack. Họ còn giám sát dư luận của người dùng trên các nền tảng xã hội như Weibo, Wechat, cho nên tổ chức này khẳng định là nhận sự uỷ thác của ĐCSTQ. Hầu hết người ký hợp đồng với Công ty An Tuân là Sở Công an/Phòng Công an cấp tỉnh/thị (thành phố).

 

Hợp đồng sớm nhất của Công ty An Tuân được tiết lộ trong tài liệu là vào năm 2016, gọi là 'hợp đồng thu thập dấu vân tay mạng lưới nhân viên và truy vấn trong hệ thống mua sắm', trị giá 470 nghìn NDT. Người dùng cuối cùng của dự án này (trong tài liệu bị tiết lộ) là Sở Công an thành phố Thành Đô. Dự án này chính là để 'duy trì ổn định trong nước.

 

Sau đó Công ty An Tuân còn thâm nhập nước ngoài. Trong danh sách báo giá của công ty này, các sản phẩm dành cho mục đích 'dẫn dắt và kiểm soát dư luận' trên Twitter được báo giá là 700 NDT/1 năm và 1,5 triệu NDT/3 năm; 'hệ thống truy xuất nguồn gốc và thu thập bằng chứng mạng' có giá là 900 nghìn NDT/bộ.

 

Theo hồ sơ trò chuyện, báo giá mẫu do nhân viên kỹ thuật An Tuân cung cấp cho người dùng từ các cơ quan chính phủ Trung Quốc, số liệu liên quan đến Bộ Kinh tế, Bộ Nội vụ và Bộ Thống kê Việt Nam, cũng như dữ liệu dân số, công chức của Đà Nẵng (một đô thị trực thuộc Trung ương Việt Nam) có mức giá từ 350 nghìn đến 400 nghìn NDT. Hệ thống phân tích email (đăng nhập vào email, sau đó tiến hành phân tích...) có giá 3 triệu NDT, có giá cao nhất trong tất cả sản phẩm của Công ty An Tuân.

 

Trên thực tế, Pakistan ('đồng minh' của ĐCSTQ để chống lại Ấn Độ ở Nam Á), Campuchia ('đồng minh' ở Đông Nam Á), Palestine ('đồng minh' ở Trung Đông) và Cuba đều trở thành mục tiêu tấn công mạng của ĐCSTQ.

 

Ngoài ra, theo tài liệu bị rò rỉ và hồ sơ trò chuyện của nhân viên Công ty An Tuân, cả Anh, EU và NATO cũng là mục tiêu tấn công của tổ chức hacker này.

 

Công ty An Tuân này tuyệt không phải là đơn vị tư nhân. Năm 2019, Công ty An Tuân trở thành nhà cung cấp (đơn vị lắp đặt) công nghệ công cụ/thiết bị được chứng nhận đầu tiên của Cục An ninh mạng thuộc Bộ Công an Trung Quốc.

 

Năm 2020, Công ty An Tuân đã đạt được 'Chứng chỉ bảo mật cấp 2 dành cho các đơn vị nghiên cứu và sản xuất vũ khí và thiết bị' do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cấp. Điều này cho thấy Công ty An Tuân không khác gì nhà sản xuất sản phẩm quân sự.

 

Trên thực tế, Công ty An Tuân chỉ là một trong hàng chục tổ chức hacker ở Trung Quốc cung cấp dịch vụ an ninh mạng cho quân đội, cảnh sát và các sở an ninh của nhiều tỉnh, thành phố khác nhau.

 

Bộ Công an Trung Quốc có giải thưởng 'mũ vàng' nhằm ‘trao tặng’ cho các tổ chức, cá nhân có đóng góp xuất sắc cho ngành. Năm 2023, Công ty An Tuân có trong danh sách doanh nghiệp đạt giải.

 

Có vẻ như Công ty An Tuân thật lợi hại, không gì không làm được. Nhưng ngày 6/2, trên tờ Foreign Affairs, Giáo sư Chương Bùi Mẫn Hân đã đăng bài viết với tiêu đề: 'Vì sao Trung Quốc không thể xuất khẩu mô hình giám sát của mình'.

 

Trong đó Giáo sư Bùi Mẫn Hân đưa ra một cách nhìn rất thú vị, đó là mặc dù ĐCSTQ giám sát xã hội dựa vào sản phẩm công nghệ cao, nhưng trên thực tế ĐCSTQ lại dựa vào nhân lực để thu thập thông tin. Số liệu cho thấy, có 15 triệu người đang thu thập thông tin cho ĐCSTQ ở Đại lục. 15 triệu người là khoảng 1 % dân số Trung Quốc.

 

Tỷ lệ này giống với tỷ lệ số người trong tổ chức cảnh sát mật của Đông Đức là Stasi trong kết cấu dân số của Đông Đức khi đó. Tổ chức Stasi cũng có nét giống với KGB (Cơ quan Mật vụ của Liên Xô).

 

Thời đó, Đông Đức có 18 triệu người, mà có tới 4,5 triệu người bị đưa vào hồ sơ mật. Nói cách khác, có 1/4 số người bị coi là 'phản tặc'. Đông Đức dựa vào 1 % số người để giám sát 25 % dân số, nhưng kết quả vẫn không giám sát được. Cuối cùng Đông Đức giải thể.

 

15 triệu người cung cấp thông tin cho ĐCSTQ khó có thể cứu được vận mệnh của tổ chức này, bởi vì số người phản đối ĐCSTQ vượt quá 1/4. Rốt cuộc nhìn nhận quan điểm này như thế nào? Kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

 

 

(ntdvn.net, Thuần Phong biên dịch)