Bài phát biểu dài 3.000 từ của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Powell có thể được tóm tắt chỉ trong một câu: “Tổng thống Trump đã đúng; chúng tôi đã sai" (Ảnh: SAUL LOEB/AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

Bài phát biểu dài 3.000 từ của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Powell có thể được tóm tắt chỉ trong một câu: “Tổng thống Trump đã đúng; chúng tôi đã sai". Vị tổng thống được mệnh danh là “gã khổng lồ bất động sản” này có bản năng kỳ lạ trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế.

 

 

Chủ tịch FED Jerome Powell tuần trước thừa nhận tại hội nghị chuyên đề “trực tuyến” Jackson Hole rằng Fed đã nhấn mạnh mục tiêu lạm phát hàng năm 2% một cách nhất quán trong vài năm qua.

 

 

‘Tổng thống Trump đã đúng, chúng tôi đã sai’ 

Trong vài năm gần đây, ông Trump luôn nhắc đi nhắc lại về cảnh báo rằng Fed đã quá thắt chặt tiền tệ, bằng chứng là giá hàng hóa giảm và lãi suất dài hạn (lãi suất thị trường) giảm, báo hiệu rằng tỷ lệ lạm phát [kỳ vọng mới] chạm tới nửa mục tiêu lạm phát của Fed. 

 

 

Các chi nhánh Fed tại địa phương ngầm thừa nhận rằng chính sách tiền tệ giảm phát của họ đã khởi tác dụng kiềm chế tốc độ tăng trưởng và kìm giữ việc lương tăng. Bây giờ Fed đang hứa hẹn sẽ nhắm mục tiêu (lạm phát) cao hơn để có thêm thanh khoản bằng đồng USD cho nền kinh tế.

 

 

Bài phát biểu dài 3.000 từ của ông Powell có thể được tóm tắt chỉ trong một câu: “Tổng thống Trump đã đúng; chúng tôi đã sai".

 

 

Powell gần đây đã được tôn vinh như một nhà hiền triết và một số người thậm chí còn gợi ý rằng ông nên được bầu là “Người đàn ông của năm” của Tạp chí Time.

 

 

 

Bản năng tạo ra tăng trưởng kỳ lạ của Tổng thống Trump 

Ông Trump có thể không phải là một nhà kinh tế được đào tạo bài bản, nhưng khi nói đến cách tạo ra tăng trưởng, vị tổng thống được mệnh danh là “gã khổng lồ bất động sản” này có bản năng kỳ lạ.

 

 

Vào đầu năm nay, trước đại dịch, nền kinh tế Mỹ đang phát triển với tốc độ tốt nhất trong thế kỷ này. Fox Business cho rằng nước Mỹ thậm chí có thể có một làn sóng tăng trưởng GDP thực tế và tiền lương cao hơn nếu Fed thực hiện theo lời khuyên của Tổng thống và các chuyên gia kinh tế độc lập của tạp chí này. 

 

 

Theo bản năng, Tổng thống từ chối những giới hạn sai lầm đối với một mô hình tăng trưởng xuyên suốt theo kinh tế học hiện đại, đó cũng là điều mà các chuyên gia kinh tế độc lập của Fox Business tin tưởng.

 

 

Cho đến nay, tăng trưởng đã bị thiếu hụt trong thế kỷ này, một phần là do nỗi ám ảnh về tăng trưởng tại các ngân hàng trung ương trên thế giới. Mức tăng trưởng GDP thực trung bình (RGDP) 1,6% trong những năm ông Bush và ông Obama tại vị chưa bằng một nửa mức trung bình của thế kỷ 20 (3,5%).

 

 

So sánh với sự phục hồi chậm chạp từ cuộc Đại suy thoái 2008 - 2009, thì tốc độ tăng trưởng GDP cả thập kỷ sau khủng hoảng lần này thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP trong những năm kinh tế phục hồi thời Kennedy và Reagan tại vị; chúng ta đã thấy trong những năm ấy, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới hơn 5%.

 

 

Một số nhà kinh tế đã bào chữa cho sự tăng trưởng GDP chậm lại trong 20 năm qua bằng cách lập luận rằng sự suy giảm tăng trưởng lực lượng lao động khiến chúng ta rơi vào tình trạng "trì trệ kinh niên" mới.

 

 

Do đó, khi đề cử Powell, Tổng thống Trump hy vọng rằng người đứng đầu mới của Fed sẽ đưa ra một chính sách tiền tệ ủng hộ tăng trưởng. Kết cục, những gì Powell làm đã không được như ý.

 

 

Sai lầm của Fed

Vào tháng 2 năm 2018, Fed đã “ngu ngốc” bóp méo sự phục hồi mạnh mẽ, toàn dụng lao động và tiền lương tăng lên; bởi vì ông Powell đã tin mù quáng vào tư duy sai lầm “Đường cong Phillips” của Fed, cho rằng tăng trưởng và tăng lương sẽ có thể gây ra lạm phát.

 

 

Tổng thống Trump đã lo lắng “một cách chính xác” rằng Fed đang chống lại  sự đe dọa lạm phát không có thực. Trong khi đó, thị trường chứng khoán suy thoái và tăng trưởng bắt đầu chững lại. Nếu Fed không thực hiện lời khuyên của ông Trump và đảo ngược hướng đi vào đầu năm 2019, nền kinh tế sẽ bị đảo lộn.

 

 

Ngay cả khi lạm phát tăng nhẹ trong những tháng gần đây, giá hàng hóa vẫn thấp hơn 21% so với mức của hai năm trước.

 

 

Mức chênh lệch của TIPS (TIPS là lãi suất trái phiếu Chính Phủ bù lạm phát) 5 năm vẫn đang báo hiệu lạm phát lõi PCE ở mức 1,35%; thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed. Nó đã duy trì như vậy trong nhiều năm nay.

 

 

Powell không cho biết làm thế nào ông dự kiến ​​đạt được mục tiêu lạm phát PCE mới (cao hơn khi Fed không thể đạt được mục tiêu cũ, và thấp hơn mặc dù (có lẽ) đã sử dụng tất cả các “công cụ” của mình), lãi suất gần bằng 0 và vài nghìn tỷ USD mua tài sản.

 

 

Tuy nhiên, tư duy mới, nếu phù hợp, là một tin đáng mừng. Lực lượng đặc nhiệm phục hồi kinh tế của Tổng thống Trump không muốn lạm phát “bỏ chạy” bằng bất kỳ cách nào, nhưng tăng trưởng và việc làm không gây ra lạm phát - điều này chống lại lạm phát. Hàng hóa được sản xuất nhiều hơn có nghĩa là giá thấp hơn chứ không phải cao hơn.

 

 

Cố vấn kinh tế của ông Trump tin rằng Mỹ nên hướng tới tỷ lệ tăng trưởng thực tế cao hơn chứ không phải thấp hơn trong những năm và thập kỷ tới. Thương mại, công nghệ và đổi mới làm tăng năng suất ồ ạt khi chúng giảm lạm phát.

 

 

Hãy nghĩ xem Google, Apple, Walmart và Amazon đã giảm lạm phát đến mức nào. Một tìm kiếm dữ liệu thông qua danh mục thông tin được sử dụng đã từng tiêu tốn hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn USD. Bây giờ, việc này là nhanh chóng và miễn phí.

 

 

Vấn đề ở Mỹ là giảm phát chứ không phải lạm phát

Một chiếc điện thoại di động từng có giá 2.000 USD. Giờ đây, một chiếc điện thoại có khả năng tính toán gấp 10 lần chỉ có giá 200 USD. Ở Mỹ, bạn có thể vào Walmart và đi ra với áo phông, đồ ăn và đồ chơi với giá 99 xu.

 

 

Ngay bây giờ, xu hướng nghiêng về giảm phát, chứ không phải lạm phát, vốn là kẻ thù của tăng trưởng; và ông Trump đã nói điều đó trong bốn năm.

 

 

Ngay cả trong những thời điểm khó khăn này, nhu cầu USD toàn cầu vẫn không thiếu bởi vì các nhà đầu tư thế giới vẫn coi Mỹ là tâm điểm của sự đổi mới và tăng trưởng thị trường tự do.

 

 

Thế giới muốn USD, và một chìa khóa để khôi phục sự thịnh vượng của thế giới là Fed cung cấp cho họ.

 

 

Tác giả: Stephen Moore là thành viên của lực lượng đặc nhiệm phục hồi kinh tế của Tổng thống Donald Trump và là người đồng sáng lập Ủy ban Khai phóng Thịnh vượng. Louis Woodhill là thành viên cấp cao tại Ủy ban Khai phóng Thịnh vượng.  

(Theo ntdvn.com)