Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình (ảnh Reuters).

 

 

 

 

Một học giả Trung Quốc đã cảm thấy chấn động, được mở rộng tầm mắt khi thấy mức độ tham gia của người dân đối với tình trạng sức khỏe của tổng thống Mỹ.

 

 

Gần đây, thông tin vợ chồng Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiễm Covid-19 đã thu hút sự chú ý của người dân trên khắp thế giới, cho thấy các vấn đề về sức khỏe của giới chức lãnh đạo các nước dân chủ luôn được công khai với cả thế giới, và họ cũng phải đối mặt với sự giám sát và chất vấn của công chúng.

 

 

Trái lại, sức khỏe của những người đứng đầu chế độ độc tài lại luôn được xem bí mật quốc gia. Giới học giả phân tích, chính sự khác biệt cơ bản giữa hai chế độ là nhân tố quyết định xem tình trạng sức khỏe của lãnh đạo cấp cao có được công khai hay không, theo bài viết của tác giả Tang Jiajie được đăng trên Vision Times.

 

 

“Thân nhiệt của ông ấy (Tổng thống Trump) là 98,1 độ F, và huyết áp của ông ấy là 134/78 …”. Đó là điều đội y tế của Nhà Trắng ở bên ngoài bệnh viện đã nói khi báo cáo về tình trạng thể chất của ông Trump với các phóng viên hôm 5/10.

 

 

Một học giả Trung Quốc mới di cư đến Mỹ đã dùng từ “ngạc nhiên” để hình dung những gì ông đã tận mắt thấy được về mức độ tham dự của người dân Mỹ đối với tình trạng sức khỏe của Tổng thống Trump sau khi ông tuyên bố bản thân đã nhiễm virus Vũ Hán (SARS CoV 2).

 

 

Học giả Trung Quốc này đã tiếp nhận phỏng vấn với điều kiện xin được giấu tên vì lý do an toàn, ông nói rằng trong một tuần này, ông đã thật sự “chấn động” và được mở rộng tầm mắt: từ bệnh viện nơi Tổng thống Trump điều trị, chi tiết về thuốc men, nhiệt độ cơ thể, huyết áp cũng như một loạt các thông tin khác đều được được công khai rõ ràng, còn có giới truyền thông Mỹ đưa ra các câu hỏi chất vấn gay gắt với đội ngũ y tế Nhà Trắng. 

 

 

Đồng thời, các chương trình bàn luận chính trị của Hoa Kỳ thậm chí còn thảo luận về vấn đề ai sẽ thay thế Tổng thống Trump trong tình huống xấu nhất, và công chúng còn có thể tiếp tục chỉ trích mạnh mẽ về các chi tiết y tế không được thông báo đối với chính quyền Tổng thống Trump.

 

 

“Đây là biểu hiện tôn trọng trình tự chính trị của một quốc gia, như thể tất cả mọi người đều có quyền được biết … Các ý kiến ​​khác nhau có thể đưa ra nhận xét và quan sát của riêng mình theo đúng quyền lợi đã được quy định trong luật pháp”, học giả Trung Quốc nói trên chia sẻ.

 

 

 

Bệnh tình lãnh đạo ĐCSTQ phải giữ bí mật tuyệt đối

Ông Cao Văn Khiêm (Gao Wenqian), Cố vấn chính sách cao cấp về Nhân quyền tại Trung Quốc hiện đang sống ở Hoa Kỳ, trước đây là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu văn học Đảng trung ương ĐCSTQ. Ông Cao Văn Khiêm cũng có một số ý kiến ​​về chi tiết sức khỏe mà chính quyền Tổng thống Trump công bố, nhưng ông vẫn khẳng định tính minh bạch thông tin của Hoa Kỳ, ông cho rằng điều này hoàn toàn trái ngược với hết thảy các quy chế “hộp đen” của ĐCSTQ.

 

 

“Loại ‘hộp đen’ này có liên quan đến hệ thống chính trị. Vì sinh tử tồn vong của người lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ luôn được coi là nền tảng quan trọng nhất trong việc duy trì ổn định quốc gia”.

 

 

Ông Cao đưa ra ví dụ, Mao Trạch Đông năm 1972 từng có mấy lần bị nhồi máu tim nặng, nhưng ông ta đã giữ bí mật với thế giới bên ngoài. Chỉ sau khi Mao qua đời, thông qua hồi ký của một số nhân vật có liên quan, thế giới bên ngoài mới có cơ hội khôi phục lại những sự thật lịch sử đó.

 

 

“Vào đêm trước chuyến thăm Trung Quốc của cố Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon (1972), ông Mao Trạch Đông thậm chí có lần tim đã ngừng đập, nhưng nội bộ ĐCSTQ vẫn không tiết lộ ra bên ngoài. Những năm cuối đời của Mao Trạch Đông, khi Thủ tướng Pakistan Zulfiqar Ali Bhutto đến thăm Trung Quốc năm 1976, ông Mao Trạch Đông thậm chí không thể ngẩng cổ lên”. Về sau, người trong cuộc nói rằng chuyện này thật sự rất khó coi, ảnh hưởng đến hình ảnh của người lãnh tụ vĩ đại. Đó là lần cuối cùng Mao Trạch Đông hội kiến người lãnh đạo nước ngoài “.

 

 

“Giới lãnh đạo ĐCSTQ bị bệnh hay không” đều do Bộ Chính trị quyết định

Giáo sư Alex Dukalskis của trường đại học Dublin, Ireland , người có thâm niên trong sự nghiệp nghiên cứu các chế độ độc tài Trung Quốc, Triều Tiên và Myanmar, nói rằng động cơ giới lãnh đạo chế độ độc tài không công bố thông tin về sức khỏe, cân nhắc đầu tiên chính vì để duy trì quyền lực, thứ hai chính là vấn đề kế thừa quyền lực cũng như đấu đá thanh trừng nội bộ.

 

 

Ông Alex Dukalskis nói: “Chính quyền độc tài mong muốn gây dựng một hình ảnh thống nhất và ổn định, ví như xung quanh kẻ độc tài đâu đâu cũng đều là những phần tử tinh anh, bên trong thể chế không có bất đồng quan điểm và càng không có đấu đá quyền lực bên trong. Điều này tất nhiên là không thực tế, kẻ độc tài một khí có vấn đề về sức khỏe, những màn đấu đá này ngay lập tức sẽ được đưa ra trước sân khấu”.

 

 

 Giáo sư Dukalskis đã đề cập đến tấm gương của Stalin, ông ta chết vì xuất huyết não năm 1953, cái chết của ông ta đã được giữ bí mật tận vài ngày rồi mới công khai.

 

 

Ông Cao Văn Khiêm, tác giả của cuốn “Ngày tháng cuối đời của Chu Ân Lai”, đề cập đến việc Chu Ân Lai những năm cuối đời bị ung thư bàng quang, chịu đủ mọi hành hạ, cuối cùng sau khi đã được Mao Trạch Đông “phê chuẩn” mới được phẫu thuật.

 

 

Ông Cao nói: “Chu Ân Lai khi đó là nhân vật quyền lực số hai của ĐCSTQ, nhưng bản thân ông ta lại không thể đưa ra quyết định về bệnh tật và phương án điều trị cho mình. Việc này phải do Bộ Chính trị quyết định. Bộ Chính trị phải nghe theo Mao Trạch Đông. Đây là một thực trạng rất đáng buồn. Chu Ân Lai vào  tháng 5/1972 phát hiện đại tiện ra máu, kéo dài hơn một năm, Mao Trạch Đông cấm tiết lộ ra ngoài, cuối cùng sau khi nhập viện thì bệnh đã trở nặng, vì thế Chu phải chịu đủ mọi đau đớn hành hạ của bệnh tật…

 

 

Là một cá nhân, một khi bị ốm cần làm thế nào nên do bản thân quyết định. Nhưng ĐCSTQ thì không, mọi thứ đều phải tuân theo sự sắp xếp của đảng. Trong thời đại Cách mạng Văn hóa, chính là phải tuân theo sự sắp xếp của Mao (Trạch Đông)”.

 

 

Biểu hiện cho thấy chính phủ có trách nhiệm với người dân

Khi dịch bệnh lan rộng trên khắp thế giới, mọi người rất mau đã nhận thấy rằng trong các thể chế khác nhau thì tính minh bạch về tình hình sức khỏe của giới chức lãnh đạo cũng khác nhau.

 

 

Ông Tập Cận Bình biến mất một tuần khi bắt đầu có dịch, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng biến mất mấy tuần sau đó, thế giới bên ngoài hoàn toàn không hay biết thông tin gì về tình trạng sức khỏe của hai ông này. Trong khi ở bên kia trái đất, từ phu nhân của Thủ tướng Canada, Thủ tướng Anh Boris Johnson, và Tổng thống Mỹ Donald Trump bị nhiễm bệnh, mọi thông tin đều được công khai.

 

 

Giáo sư Dukalskis phân tích rằng thứ tự kế vị và hoạch định quyền lực của các chế độ độc tài thường không rõ ràng, có nghĩa là những kẻ độc tài có nhiều động lực hơn trong việc đặt vấn đề sức khỏe ở phía sau hậu trường.

 

 

“Cho công chúng biết tình trạng thể chất của người lãnh đạo là biểu hiện cho thấy chính phủ có trách nhiệm với người dân. Đây là đảm bảo thật sự cho tinh thần cũng như trách nhiệm ‘phục vụ’ người dân của các nhân vật chính trị ở các nước dân chủ”, Takehiro Masutomo, nhà nghiên cứu tại học viện Nghiên cứu Chính sách Tokyo (GRIPS) cho biết, ngay cả khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tuyên bố bệnh vào cuối tháng 8 năm nay và tuyên bố từ chức, công chúng Nhật Bản vẫn có thể lên tiếng đánh giá, hy vọng hoạt động của chính phủ có thể minh bạch hơn.

 

 

Ông Cao Văn Khiêm nói: “Đây chính là cái được gọi là quyền làm chủ ở trong tay người dân. Người lãnh đạo đất nước là công dân Hoa Kỳ dùng phiếu bầu tuyển chọn làm ‘đầy tớ nhân dân’, ông ấy được người dân Mỹ ‘lựa chọn’, mọi việc làm của ông ấy đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân”. 

 

Ông Cao nói  “Ở Trung Quốc, không có một lãnh đạo nào xem bệnh tật của bản thân là nội dung mà mỗi người dân có quyền được biết mà thông báo với người dân”

(Theo dkn.tv)