Tàu vũ trụ Orion của NASA, một phần trong sứ mệnh Artemis 3, đang được lắp ráp. Ảnh: AAP / CRISTOBAL HERRERA-ULASHKEVICH/EPA
HOA KỲ - Neil Armstrong đã làm nên lịch sử khi trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào tháng 7 năm 1969. Giờ đây, có hai công ty sẽ cố gắng làm nên lịch sử một lần nữa khi NASA xây dựng kế hoạch dài hạn nhằm đưa các phi hành gia trở lại bề mặt mặt trăng.
"Đó là một bước đi nhỏ bé của con người, nhưng là một bước nhảy vọt khổng lồ của nhân loại” - phi hành gia Neil Armstrong đã làm nên lịch sử vào tháng 7 năm 1969 khi trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và thốt ra những lời nổi tiếng này.
Và sự kiện đó đã khởi đầu một cuộc chạy đua không gian giữa Mỹ và Nga và kết thúc vào tháng 12 năm 1972, bằng việc các nhà thám hiểm của con tàu Apollo 17 là Gene Cernan và Harrison Schmitt đặt trên lên mặt trăng.
Kể từ đó, không có người Mỹ nào lặp lại kỳ tích này - nhưng này NASA có kế hoạch thay đổi. Họ đã ký hợp đồng với các công ty tư nhân để gửi phi thuyền đổ bộ lên mặt trăng, tức là để trinh sát địa điểm trước khi các phi hành gia thực sự đến.
Ngoài ra còn có hai công ty, một ở Pittsburgh, một ở Houston, đang bỏ tiền vào việc này.
Công ty kỹ nghệ Astrobotic Technology tại Pittsburgh lần đầu tiên triển khai kế hoạch phóng phi thuyền đổ bộ mang tên Peregrine vào tháng Một trên một hỏa tiễn tân tiến mang tên Vulcan của United Launch Alliance
Nhưng việc này đã vấp phải nhiều chỉ trích, bởi vì trong phi thuyền đổ bộ lên mặt trăng có chứa theo hài cốt hỏa táng và DNA của người.
Bộ tộc Navajo, bộ tộc da đỏ lớn nhất nước Mỹ, lên tiếng quan ngại về sự hiện diện của tro cốt người trên phi thuyền đổ bộ và gọi sứ mệnh mặt trăng là “sự xúc phạm” biểu tượng linh thiêng trong văn hóa bộ tộc da đỏ
Trong một lá thư ngày 21 tháng 12 gửi tới các quan chức tại NASA và Bộ Giao thông Vận tải, Chủ tịch Quốc gia Navajo, Buu Nygren, bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc và sự thất vọng sâu sắc".
"Mặt Trăng giữ một vị trí thiêng liêng trong nhiều nền văn hóa Bản địa, bao gồm cả nền văn hóa của chúng tôi. Hành động gửi hài cốt con người và các vật liệu khác, có thể được coi là vứt rác lên Mặt Trăng, và nó tương đương với việc xúc phạm không gian thiêng liêng."
Bất chấp những phản đối này, NASA vẫn tiếp tục lên kế hoạch cho chuyến cất cánh thương mại thứ hai vào giữa tháng Hai.
Các nhà khoa học tin rằng cực nam của mặt trăng và các miệng hố bị che khuất vĩnh viễn của nó chứa hàng tỷ kg nước đóng băng có thể được sử dụng để uống và sản xuất nhiên liệu tên lửa.
Amy Eichenbaum của NASA cho biết các phương tiện thương mại đang hỗ trợ các thí nghiệm để kiểm tra những lý thuyết này, khi NASA xem xét một kế hoạch dài hạn để đưa một phi hành gia trở lại mặt trăng - và cuối cùng là thiết lập sự hiện diện lâu dài.
"Sứ mệnh PRIME One - sẽ được triển khai ở cực nam mặt trăng bởi đối tác đổ bộ mặt trăng thương mại của chúng tôi. Prime One nhằm mục đích khoan nước trên bề mặt mặt trăng. Mục tiêu của PRIME One là để thông báo kế hoạch khai thác tài nguyên trên bề mặt mặt trăng của NASA.”
Ngoài ra NASA đang mời mọi người gửi tên mình lên bề mặt mặt trăng trên robot thám hiểm đầu tiên của cơ quan này: VIPER.
Phó quản trị viên Nicola Fox cho biết trong một tuyên bố rằng những cái tên sau đó sẽ được gắn vào tàu thăm dò và đưa lên mặt trăng.
Robot thám hiểm VIPER sẽ bắt tay vào sứ mệnh đến cực nam của m ặt trăng để làm sáng tỏ những bí ẩn về nước trên mặt trăng. Đồng thời để hiểu rõ hơn về môi trường NASA dự định hạ cánh tàu vũ trụ Artemis.
Không chỉ có Mỹ mong muốn chạy đua trở lại bề mặt mặt trăng. Ngoài ra còn có Nhật Bản, cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) công bố mục tiêu sẽ thực hiện đưa phi thuyền đổ bộ SLIM mang theo hai robot thăm dò cỡ nhỏ và đáp xuống bề mặt mặt trăng vào ngày 20 tháng 1 sắp tới.