Một du khách đang đi qua một bức tượng của Thế Vận Hội Mùa Đông Beijing. Ảnh: AAP

 

 

 

 

Úc sẽ không gửi bất kỳ viên chức chính phủ nào tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội mùa đông sẽ được tổ chức năm tới ở Trung Quốc, sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ thực hiện tương tự. Tòa Bạch Ốc cho biết động thái này nhằm phản đối tội ác "nghiêm trọng" của Trung Quốc trong vấn đề nhân quyền, bao gồm việc nước này đối xử với bộ tộc thiểu số Hồi giáo, còn gọi là người Duy Ngô Nhĩ.

 

Bắc Kinh đã đe dọa sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả chống lại Washington, và lên án việc tẩy chay là hành động khiêu khích.

 

Thế vận hội Olympic – được xem là đại hội thể thao nhằm mục đích đoàn kết thế giới.

 

Nhưng giờ đây, nó lại trở thành diễn đàn thể hiện sự rạn nứt chính trị ngày càng gia tăng giữa hai quốc gia hùng mạnh.

 

Thư ký báo chí Tòa Bạch ốc Jen Psaki đã thông báo về việc Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông tại Bắc Kinh của Trung Quốc.

 

 

Bà cho biết các vận động viên Hoa Kỳ vẫn sẽ thi đấu, với sự hỗ trợ hoàn toàn của chính phủ từ quê nhà.

 

"Chính quyền Biden sẽ không cử bất kỳ đại diện ngoại giao hoặc đại diện chính thức nào tới Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh, lý do là chính phủ Trung Quốc đang để nạn diệt chủng và tội ác chống lại loài người diễn ra ở Tân Cương, cũng như các hành vi vi phạm nhân quyền khác."

 

 

Động thái này xuất hiện trong bối cảnh lo ngại về nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là những hành động tàn bạo đối với hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở nước này.

 

“Như chúng tôi đã nói với Chủ tịch Tập, ủng hộ nhân quyền nằm trong DNA của người Mỹ. Chúng tôi có cam kết thúc đẩy nhân quyền, và chúng tôi cảm thấy cần phải hành động mạnh mẽ hơn ở vị trí của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động để tác động lên Trung Quốc và còn hơn thế nữa.”

 

 

Tòa Bạch ốc cũng đã trích dẫn các hành vi vi phạm nhân quyền khác để biện minh cho quyết định của họ.

 

Trong số đó, mối quan ngại gần đây là việc Trung Quốc đối xử với vận động viên quần vợt, Peng Shuai và vai trò của nước này trong cuộc đàn áp chống chính phủ Hong Kong.

 

 

Bắc Kinh đã nhanh chóng đáp trả, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao, Zhao Lijian, cáo buộc Hoa Kỳ cố cường điệu hoá vấn đề.

 

"Thế vận hội mùa đông được tổ chức bốn năm một lần là cơ hội hiếm có cho các vận động viên. Nhân vật chính của Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh sẽ là các vận động viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau, không phải các chính trị gia.

 

Những chính trị gia kêu gọi tẩy chay vì tư lợi chính trị chỉ là phô trương và cường điệu hóa mọi thứ. Không ai quan tâm nếu họ đến hay không, nó sẽ không ảnh hưởng đến thành công của Bắc Kinh trong việc đăng cai Thế vận hội mùa đông."

 

 

Thông báo được đưa ra chỉ vài tuần sau cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến giữa Tổng thống Biden và chủ tịch Tập Cận Bình, nơi họ đưa ra tham vọng thiết lập lại ngoại giao.

 

 

Thay vào đó, Mỹ đã thực hiện một động thái tương tự với việc tẩy chay hoàn toàn Thế vận hội Mùa hè năm 1980 ở Moscow, nơi 65 quốc gia không thi đấu vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.

 

Nhưng so với việc vẫn để các vận động viên Mỹ tới Trung Quốc vào tháng Hai để thi đấu, một số nhà quan sát cho rằng hành động này có thể không có tác động sâu sắc như lần trước.

 

 

Những chính trị gia kêu gọi tẩy chay vì tư lợi chính trị chỉ phô trương và cường điệu hóa mọi thứ. Không ai quan tâm nếu họ đến hay không, nó sẽ không ảnh hưởng đến thành công của Bắc Kinh trong việc đăng cai Thế vận hội mùa đông.

 

 

Michael McCann từ Viện Luật pháp Thể thao và Giải trí cho biết Hoa Kỳ thường sử dụng Thế vận hội để thể hiện chính trị.

 

"Nhưng tôi nghĩ điều đáng bàn luận là liệu động thái này có tạo ra sự khác biệt lớn không, nếu các vận động viên vẫn ở đó. Nó sẽ không tác động mạnh như năm 1980."

 

 

Thủ tướng Úc Scott Morrison phát biểu với các phóng viên hôm nay rằng các vận động viên Úc sẽ tham dự Thế vận hội, nhưng các quan chức chính phủ thì không.

 

 

Ông trích dẫn sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc, bao gồm cả việc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

 

"Việc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương là một trong nhiều vấn đề khác mà Úc đã liên tục lên án. Chúng tôi rất mong muốn được trao đổi với chính phủ Trung Quốc về những vấn đề này, không có trở ngại nào đối việc đó từ phía chúng tôi.

 

 

Nhưng chính phủ Trung Quốc đã nhất quán không chấp nhận cho chúng tôi cơ hội gặp gỡ để thảo luận.

 

 

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các quan chức chính phủ Úc sẽ không đến Trung Quốc để tham dự Thế vận hội."

 

 

Thượng nghị sĩ Tự do Eric Abetz ủng hộ động thái này.

 

"Nếu tất cả các nhà lãnh đạo tránh xa Trung Quốc, đây hy vọng sẽ là một lời nhắc nhở cho chính phủ Trung Quốc rằng hành vi của họ là không thể chấp nhận được."

 

 

Ramila Chanisheff thuộc cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Úc.

 

"Xin hãy tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh và hãy thực hiện điều đó ngay bây giờ, vì gia đình tôi ngoài các thành viên ở Úc, cuộc sống của tất cả những người còn lại phụ thuộc vào hành động này".

 

 

New Zealand, một đối tác thương mại thân thiết của Trung Quốc, cũng đã xác nhận rằng họ sẽ không cử bất kỳ nhà ngoại giao nào đến Thế Vận Hội.

 

 

Nhưng Phó Thủ tướng New Zealand, Grant Robertson, nói rằng đây không phải là một phần của cuộc tẩy chay.

 

"Nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là liên quan đến COVID, và thực tế là cần nhiều công tác hậu cần cho việc đi lại. Các vấn đề về COVID không thuận lợi cho chuyến đi.

 

“Nhưng chúng tôi đã nói rõ với Trung Quốc nhiều lần về mối quan ngại của chúng tôi đối với các vấn đề nhân quyền, như gần đây khi thủ tướng New Zealand nói chuyện với Chủ tịch Tập. Phía Trung Quốc, họ đã nhận thức rõ quan điểm của chúng tôi về nhân quyền, nhưng chúng tôi cũng đã quyết định không tham dự từ trước đó."

 

 

Ủy ban Olympic Quốc tế tôn trọng những gì mà họ gọi là trung lập về chính trị.

 

Họ cũng hoan nghênh thực tế rằng sự tham gia của các vận động viên tại Thế vận hội Olympic nên nằm ngoài chính trị.

 

Giờ đây, thế giới đang chờ xem Trung Quốc quyết định thực hiện những biện pháp đối phó nào.