Dấu ấn kinh tế của Trung Quốc tại Lào được định hình bởi các dự án tỷ USD, bao gồm tuyến tàu cao tốc trị giá 6 tỷ USD, tập hợp các đập thủy điện lớn, đường cao tốc và nhiều đặc khu kinh tế. Cổ phần của Lào trong dự án đường sắt Côn Minh – Viêng Chăn chiếm 30% và Lào phải trả phần đầu tiên của thỏa thuận tài chính 250 triệu USD trong năm nay thông qua khoản vay lãi suất thấp từ Trung Quốc.

 

 

Ước tính 400 dự án thủy điện đã hoàn thành hoặc đang được xây dựng hoặc được lên kế hoạch trong bối cảnh Lào tìm cách trở thành “cục pin của Đông Nam Á” bằng cách bán điện cho các nước láng giềng. Tuy nhiên, việc này lại đang khiến quốc gia gần như nghèo nhất khu vực này nhanh chóng chìm vào nợ nần.

 

 

 

 

 

Lào cố gắng xây dựng ‘giấc mộng đập thủy điện’ bằng cách đang chấp nhận nhiều khoản vay khổng lồ từ Trung Quốc để xây đập

 

 

 

 

Covid-19 đã làm Lào điêu đứng trong việc bán trái phiếu đô la, gây thêm áp lực cho quốc gia chi tiêu quá nhiều vào việc xây đập và đang phải xoay sở để trả nợ, đặc biệt là khoản nợ với Trung Quốc.

 

Tờ Fitch Ratings đã phơi bày quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính đang ẩn hiện ở đất nước này. Trong một báo cáo hồi giữa tháng Năm, cơ quan xếp hạng tín dụng này đã hạ thấp triển vọng về nợ quốc gia của Lào từ mức ổn định xuống còn tiêu cực.

 

 

Lào có thể sẽ vỡ nợ quốc gia vì vay Trung Quốc… chủ nợ Trung Quốc có thể phải thu hồi các khoản nợ của mình bằng cách yêu cầu kiểm soát các tài sản của Lào. Lào đã dùng vốn nước ngoài phát triển quá nhiều dự án lớn một lúc mà không tính toán tính kinh tế và dòng tiền hợp lý, đến lúc hạn phải trả nợ bằng USD thì các dự án chưa có thu để trả.

 

 

Nếu không thể thương lượng được với các chủ nợ thì Lào phải tuyên bố vỡ nợ. Lúc đó các tổ chức tài chính quốc tế và chủ nợ sẽ đưa ra phương án giải quyết, đại loại sẽ là thắt lưng buộc bụng, chuyển giao cổ phần trong các dự án và kiểm soát dòng tiền quốc gia. Lúc đó Lào sẽ mất chủ quyền kinh tế.