Ảnh Cecilia Fabiano/LaPresse ngày 16 tháng 9 năm 2023 Lampedusa, Ý Đại Lợi – Bản tin - Người di cư, tình trạng khẩn cấp nhân đạo trên đảo Lampedusa - Người di cư lên bờ vào ban đêm. Trong ảnh: Một nhóm người được đưa vào đảo Lampedusa, Ý Đại Lợi vào ngày 16 tháng 9 năm 2023. Người di cư, tình trạng khẩn cấp nhân đạo trên đảo Lampedusa - người di cư được đưa vào đảo trong đêm khuya. (Ảnh của Cecilia Fabiano/LaPresse/Sipa USA). Nguồn: LaPresse/Sipa USA

 

 

CHÂU ÂU  - Số di dân đến đảo nhiều hơn dân số thường trú của hòn đảo vốn đã tiếp nhận hơn 126.000 người trong năm nay. Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã tới đảo vào Chủ nhật, 17 tháng 9 và hai bên đã cam kết giải quyết vấn đề người di cư tràn ngập hòn đảo như cửa ngõ để vào Âu Châu.

 

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, cùng với Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni, đã cam kết giải quyết vấn đề di cư trong chuyến thăm đảo Lampedusa của Ý vào Chủ nhật, 17 tháng 9.

 

Hòn đảo đánh cá nhỏ bé này đã tràn ngập gần 7.000 người di cư bằng thuyền đến chỉ trong một ngày trong tuần này.

 

Bà von der Leyen nói rằng Liên Minh Âu Châu sẽ là nơi chịu trách nhiệm về việc ai vào khu vực của mà bà đang nắm trọng trách quản trị.

“Dòng di cư này đặt Lampedusa dưới áp lực, tạo ra một tình huống rất khó khăn cho người dân ở đây. Thủ tướng Meloni và tôi có mặt ở đây hôm nay để đưa ra những cách ứng phó, với sự phối hợp giữa chính quyền Ý và các nhà lãnh đạo Âu châu. Và tôi muốn nói rõ ràng, với tư cách là một phần của cộng đồng quốc tế, chúng tôi có trách nhiệm với vấn đề này. Trong quá khứ, chúng tôi đã hoàn thành nó, và chúng tôi sẽ làm như vậy hôm nay và trong tương lai. Nhưng chúng tôi sẽ quyết định ai đến Liên minh Âu Châu và trong hoàn cảnh nào, chứ không phải những kẻ buôn lậu và buôn người.”

 

Căng thẳng đã gia tăng trên hòn đảo Lampedusa vốn là nơi có khoản cách khá gần với Tunisia. Do địa thế như vậy, nên đã không tránh khỏi tình trạng đời sống người dân trên hòn đảo bị xáo trộn khi dòng người di cư từ Bắc Phi liên tục đổ đến bờ biển của họ để mong vào được Âu châu. Vấn đề xảy ra không chỉ trong tuần này mà trong nhiều thập kỷ.

 

Gần 126.000 người di cư đã đến Ý trong năm nay, gần gấp đôi con số vào cùng thời điểm năm 2022.

 

Trước cuộc khủng hoảng mới, bà Thủ tướng Ý Meloni đã dịu đi phần nào lập trường cứng rắn mà bà có trước đây chống lại EU từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái.

 

Bà Meloni cam kết sẽ có các biện pháp cứng rắn hơn và kêu gọi hải quân tạo màn chắn phong tỏa Bắc Phi để ngăn chặn những chiếc thuyền của những kẻ đầu nậu buôn người vượt biên vào hải phận Ý. Tuy nhiên bà cũng đã gợi ý rằng mọi phản ứng cần phải được phối hợp với các nước Bắc Phi.

“Về nhiệm vụ hải quân, tôi vẫn nói những gì tôi đã luôn nói, cách duy nhất để kiên quyết giải quyết vấn đề này là giúp chính quyền Bắc Phi quản lý dòng người rời đi. Đây là những sáng kiến phải được thực hiện với sự đồng ý của chính quyền Bắc Phi. Các sứ mệnh hải quân châu Âu thực hiện trong quá khứ có hạn chế là đôi khi khuyến khích di cư nhiều hơn là giảm dòng di cư."

 

Bà von der Leyen đã cam kết trấn áp nạn đưa người di cư trái phép và hỗ trợ Ý đối phó với lượng người đến tăng đột biến như một phần của kế hoạch 10 điểm.

 

Kế hoạch này gồm có: cung cấp vốn cho Tunisia để ngăn chặn các chuyến khởi hành nhằm đổi lấy viện trợ như một phần của thỏa thuận với EU, giúp Ý tăng tốc giải yêu cầu tị nạn và thiết lập hành lang nhân đạo ở các nước xuất xứ để ngăn chặn các tuyến đường bất hợp pháp.

 

Một trong những cư dân của Lampedusa và chủ khách sạn địa phương Giandamino Lombardo đã kêu gọi địa phương nhanh chóng quản lý vấn đề di cư.

"Hôm nay, rõ ràng hòn đảo bị bao vây. Trong quá khứ, chính xác là trong 30 năm qua, tôi đã từng ở trong tình huống này. Rất có thể trong tương lai chúng tôi cũng lại lâm vào tình huống như vậy nữa. Đây là lý do tại sao chúng tôi muốn cộng đồng nhỏ này được bảo đảm an toàn nhờ những con tàu bảo vệ hòn đảo, thông qua sự quản lý và phản ứng nhanh chóng của địa phương."

 

Bà von der Leyen cũng kêu gọi các quốc gia EU chấp nhận chuyển giao tự nguyện – nguyên nhân thường xuyên gây bất hòa – khi EU cử chuyên gia giúp quản lý và đăng ký số lượng lớn người di cư đến Ý.

 

Đức Giáo hoàng Francis cũng cho biết ngài có kế hoạch giải quyết vấn đề di cư trong chuyến tông du tới thành phố Marseille của Pháp vào cuối tuần này.

 

Ngài nói rằng toàn bộ cộng đồng Địa Trung Hải sẽ cần phải làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp.

“Tôi sẽ đến Marseille để tham gia vào lễ bế mạc Cuộc gặp gỡ Địa Trung Hải, một sáng kiến tuyệt vời đã liên kết các thành phố quan trọng của Địa Trung Hải, quy tụ các nhà lãnh đạo giáo hội và các nhà lãnh đạo dân sự để thúc đẩy con đường hòa bình, hợp tác và hội nhập trên toàn thế giới”, thúc đẩy sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề di cư. Đó là một thách thức khó khăn, như chúng ta có thể thấy từ tin tức trong những ngày qua, nhưng nó phải được cùng nhau đối mặt, bởi vì điều cần thiết cho tương lai của tất cả chúng ta là chúng ta sẽ chỉ thịnh vượng nếu được xây dựng trên tình huynh đệ, đặt phẩm giá con người lên hàng đầu, con người và trên hết là những người đang cần sự giúp đỡ."

 

Trong khi đó, Lãnh đạo phe đối lập Pháp Marine Le Pen, tại cuộc họp thường niên của Đảng League, một trong những đảng liên minh của Meloni, đã chỉ trích Thủ tướng Ý Giorgia Meloni về cách bà Meloni xử lý người di cư.

 

Phát biểu trước hàng ngàn người ủng hộ Đảng Liên minh dân túy, bà Le Pen nói rằng bà dự đoán sẽ có rắc rối.

"Rắc rối. Rắc rối mà những nhà lãnh đạo không nhận ra rằng có những dấu hiệu báo động và nguy hiểm từ làn sóng người di cư ồ ạt đến Lampedusa. Một hòn đảo với 6.000 dân, lại có hơn 6.000 người di cư đến chỉ trong một ngày. Rắc rối cho người dân khi các nhà lãnh đạo không hành động ngay lập tức để đối mặt với thách thức khổng lồ này."

 

Bài phát biểu của bà được sử dụng như một nỗ lực để thúc đẩy Lãnh đạo Đảng Liên minh Matteo Salvini.

 

Ông Salvini đã giải quyết vấn đề di cư khi ông còn điều hành Bộ Nội vụ Ý từ năm 2018-2019.

 

Bà Le Pen đã mô tả ông Salvini là một ví dụ lý tưởng về một người Âu Châu vẫn sẵn sàng bảo vệ nền văn minh của lục địa này.

“Đối với những người giả vờ bảo vệ hiện trạng hoặc biện minh cho cuộc sống của họ rằng không còn lựa chọn nào khác, còn các bạn thì đã chứng minh rằng ý chí chính trị có thể làm được điều đó. Các bạn đã chứng tỏ được ý chí chính trị mà Âu châu cần. Bằng sức mạnh của niềm tin và hành động của mình. Các bạn đã chứng minh rằng vẫn có những người Âu châu sẵn sàng bảo vệ lục địa, nền văn hóa và nền văn minh của chúng tôi.”

 

Khoảng 471 người đã được cứu khỏi những chiếc thuyền gặp nạn ở Biển Địa Trung Hải vào thứ Bảy, 16/9 trong bối cảnh làn sóng di cư đến Ý gần đây gia tăng.

 

Trong số những người được cứu có 205 trẻ em khi nhóm viện trợ Bác sĩ không biên giới nói với mạng xã hội rằng họ đã hỗ trợ Lực lượng bảo vệ bờ biển Ý để chăm sóc 15 tàu trên biển.