Ba nền tảng mạng xã hội lớn của Mỹ gồm Twitter, Facebook và YouTube (Ảnh: Adobe Stock)

 

 

 

 

 

Theo trang web Worthy Politics đưa tin, Ba Lan sẽ thông qua một luật mới, đó là áp dụng khoản tiền phạt lên đến 2,2 triệu USD đối với mỗi lần các công ty công nghệ lớn kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận hợp pháp trên mạng, bởi vì đây là hành vi vi phạm hiến pháp.

 

 

Nhiều chính phủ theo chủ nghĩa tự do ở các nước phương Tây đã bắt đầu tiến hành trừng phạt việc kiểm duyệt tự do ngôn luận của những gã truyền thông mạng xã hội khổng lồ, trong đó bao gồm Facebook và Twitter.

 

 

 

Dưới đây là phương thức trừng phạt mới của Ba Lan và rất đáng để nhiều nước học hỏi.

 

"Căn cứ vào quy định mới này, nếu nội dung trên dịch vụ mạng xã hội không vi phạm luật pháp Ba Lan, thì không được xóa nội dung hoặc chặn tài khoản đó”.

 

"Nếu (tài khoản của người dùng) bị xóa hoặc bị chặn, thì có thể gửi đơn khiếu nại đến nền tảng đó, và nền tảng đó sẽ có 24 giờ để tiến hành xem xét”.

 

"Trong vòng 48 giờ sau khi có phán quyết, người dùng có thể gửi đơn kiến nghị lên tòa án yêu cầu khôi phục quyền sử dụng của họ. Tòa án sẽ xem xét việc khiếu nại trong vòng 7 ngày sau khi nhận được đơn khiếu nại và toàn bộ quy trình sẽ được thực hiện dưới dạng điện tử”.

 

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ba Lan Zbigniew Ziobro tuyên bố rằng, luật này được đưa ra nhằm tấn công chế độ kiểm duyệt của các nền tảng mạng xã hội lớn.

 

 

Ông Ziobro khẳng định rằng, điều này sẽ không ảnh hưởng đến quyền tìm kiếm công lý của những người bị phỉ báng hoặc phỉ báng.

 

 

Ông Ziobro nói "Thông thường, các nạn nhân bị kiểm duyệt ngôn luận vì có khuynh hướng hình thái ý thức khác nhau và họ đến từ mọi tầng lớp xã hội ở Ba Lan. Nội dung của họ bị xóa hoặc bị chặn chỉ vì họ bày tỏ quan điểm mà đứng từ góc độ cộng đồng mà xét [thì có thể bị cho] là các giá trị không thể chấp nhận được…”,

 

"Chúng tôi ý thức được rằng đây không phải là một chủ đề dễ giải quyết”.

 

"Chúng tôi ý thức được rằng, cần bảo vệ những người cảm thấy bị phỉ báng trên Internet, và hạn chế các loại nội dung, nhưng điều này có thể sẽ sinh ra các ảnh hưởng bất lợi đối với quyền tự do của những người khác”.

 

"Nhưng chúng tôi hy vọng việc đưa ra một công cụ như vậy, sẽ khiến cả hai bên đều có thể yêu cầu cơ quan [có thẩm quyền] đưa ra quyết định [hợp lý]. Cơ quan này có thể phán quyết liệu nội dung xuất hiện trong tài khoản mạng xã hội đó có thực sự vi phạm quyền lợi cá nhân [của người khác] hay không, bài đăng đó có đáng bị xóa hay không, hoặc liệu có tồn tại chế độ kiểm duyệt ngôn luận hay không”.

 

 

Đối với tất cả các quốc gia phát triển coi trọng quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là nước Mỹ, thì cách làm mới này của Ba Lan nên trở thành một hình mẫu để tham khảo.

 

 

Hiện tại, Tổng thống Donald Trump và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã thúc giục Quốc hội nước này xem xét huỷ bỏ Mục 230 của “Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông” (Communications Decency Act) năm 1996. Mục này bảo vệ các công ty công nghệ lớn như Google, Twitter và Facebook, v.v. khỏi việc bị truy tố vì kiểm duyệt nội dung.

 

 

Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng: "Mục 230 tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các thông tin giả của nước ngoài trên Internet, từ đó tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và tính toàn vẹn của cuộc bầu cử của chúng ta. Nó phải bị xoá bỏ”.

(Theo ntdvn.com)