Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức một cuộc họp về các biện pháp được thực hiện sau vụ thảm sát ở Tòa thị chính Crocus khiến hơn 130 người thiệt mạng, vụ tấn công nguy hiểm nhất ở châu Âu do Nhà nước Hồi giáo tuyên bố. (Ảnh: MIKHAIL METZEL/POOL/AFP via Getty Images).

 

 

QUỐC TẾ  - Ngày 27/3, trang mạng Apollo của Đài Loan đăng bài viết với tiêu đề: 'ISIS tung áp phích cảnh cáo Putin, sẽ phát động một cuộc đại đồ sát'.

 

Trong đó nói rằng, ngày 23/3, Cục An ninh Liên bang Nga thông báo, đã bắt giữ 11 nghi phạm có liên quan đến vụ khủng bố mới đây diễn ra vào ngày 22/3 ở phòng hoà nhạc Crocus Hall, Moscow. Ngày 24/3, khi ra hầu toà, mặt mũi của những người này bầm tím, có người bịt tai, có người nhắm mắt bất tỉnh.

 

Theo những đoạn video được đưa lên mạng, trong những người này thì có người bị cắt tai, có người bị điện giật hạ bộ... ISIS rất tức giận về điều này, họ đã tung ra một tấm áp phích (có người cầm dao) trên Internet cảnh cáo Putin và tất cả người dân Nga.

 

Hiện nay, ông Putin đang đối mặt với chiến tranh Ukraine ở bên ngoài và những rắc rối từ các vụ khủng bố ở bên trong. Đối với người bên ngoài thì nên ủng hộ ai?

 

Trong chương trình 'Chính luận thiên hạ' đăng ngày 27/3, nhà bình luận các vấn đề thời sự - Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chia sẻ góc nhìn của mình như sau.

 

Nhiều người ủng hộ Ukraine có thể sẽ vui vì ông Putin đang gặp rắc rối. Bởi vì có thể ông Putin đang tập trung toàn lực vào việc đối phó với Ukraine, cho nên cơ quan an ninh và tình báo của Nga có thể mất cảnh giác với các vụ tấn công khủng bố trong nội bộ nước Nga. Nhưng dù thế nào thì khủng bố cũng là kẻ địch của nhân loại.

 

Nhiều người thắc mắc rằng, vậy thì việc Ukraine tấn công vào những mục tiêu quân sự của Nga thì sao? Giáo sư Chương nhìn nhận, bởi vì chiến tranh có thể tấn công vào những mục tiêu như vậy, nhưng tuyệt đối không được nhắm vào thường dân, đặc biệt là khi cuộc tấn công này lại không có bất cứ hiệu quả nào. Cho nên, Giáo sư Chương cho rằng: Không thể xem ISIS là chính nghĩa bởi vì họ tấn công Nga.

 

Điều này cũng giống như trong Thế chiến hai, chúng ta không thể cho rằng ‘bởi vì Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô cho nên Stalin chính nghĩa hơn Hitler’. Trên thực tế, Stalin man rợ hơn Hitler gấp nhiều lần.

 

Trước khi có vụ tấn công khủng bố, dù Mỹ kiên quyết đứng về Ukraine nhưng họ cũng đã cảnh báo cho Nga trước, bởi vì khủng bố là kẻ địch của nhân loại.

 

Tựu trung lại, Giáo sư Chương cho rằng, khi đánh giá một vấn đề thì không nên dựa vào cảm xúc, tức là ‘Tôi thích ai thì tôi cho rằng người đó là đúng, người đó là chính nghĩa; còn tôi phản đối ai thì việc họ làm đều là sai’.

 

Trước đây khi nổ ra Chiến tranh Nga - Ukraine cũng có vấn đề về việc đứng về phía ai. Có người cho rằng: Hễ đưa tin có lợi cho Ukraine thì người ấy đứng về phe cánh tả da trắng. Vậy thì rốt cuộc nên đứng về Nga hay Ukraine?

 

Giáo sư Chương nói rằng, kỳ thực mình không đứng về bất cứ phe nào. Có người thường nói câu như thế này: 'Giữa trứng gà và tường cao thì tôi chọn trứng gà', ý tứ là ‘tôi luôn ủng hộ bên yếu hơn, tôi đứng về người yếu thế’.

 

Nhưng Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, 'giữa trứng gà và tường cao thì tôi chọn Chính Nghĩa (正義)'. Giáo sư Chương nói rằng, bản thân mình phán đoán thị phi không phải dựa vào ai mạnh ai yếu, không có nói là 'ai yếu thì đương nhiên có chính nghĩa, ai nghèo khổ thì người đó đương nhiên có đúng đắn'.

 

Giáo sư Chương từng đọc một câu chuyện khiến mình vô cùng cảm động và có tính gợi mở rất cao. Chuyện là trong thời kỳ 'Chiến tranh nam bắc' (tức là cuộc 'Nội chiến Hoa Kỳ'), có một người bạn đã an ủi Lincoln rằng: 'Tôi hy vọng Thượng Đế đứng về phía ông'. Lúc đó Lincoln đã trả lời rằng: 'Kỳ thực tôi không hy vọng như thế, bởi vì Thượng Đế vĩnh viễn đứng về bên Chính Nghĩa. Điều tôi lo lắng không phải là Thượng Đế có đứng về phía tôi hay không, mà là tôi có đứng về phía Thượng Đế hay không'.

 

Chúng ta thấy rằng, đối với Tổng thống Lincoln thì 'vinh nhục thành bại' của ông không phải là điều quan trọng nhất, mà điều quan trọng nhất (đối với ông) chính là liệu mình có đưa ra lựa chọn chính xác hay không.

 

Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, chúng ta nên nhặt ra những chỗ hiểu sai như thế. Ví như bạn không thể chỉ vì người đó là người xấu mà cho rằng mỗi câu/mỗi việc của họ làm đều là sai. Người Trung Quốc có câu: 'Chim sắp chết có giọng bi ai, người sắp chết thường nói lời thiện', có lúc bạn thấy người này rất xấu, nhưng thật sự khi đến cuối sinh mệnh thì họ có thể nói những lời thiện hoặc một số điều chính xác.

 

Do đó Giáo sư Chương không 'quơ đũa cả nắm' kiểu như 'vì sự việc này do cánh tả làm thì việc đó là sai, hoặc vì tin tức này do truyền thông cánh tả đưa thì đó là giả'; mà Giáo sư Chương dùng cặp mắt của mình và những tiêu chuẩn đạo đức để đo lường sự việc.

 

 

Còn về góc độ cá nhân, Giáo sư Chương hy vọng trong Chiến tranh Nga - Ukraine thì Ukraine sẽ giành chiến thắng. Bởi vì ý nghĩa khi Ukraine giành thắng lợi sẽ khiến một 'nước Nga hiếu chiến' hoàn toàn suy bại; còn 'nước Nga tương lai' có thể thoát khỏi chế độ chuyên chế mà nắm lấy tự do, làm quốc gia giàu có và hùng mạnh trở lại. Nước Nga lúc đó sẽ không còn là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào. Còn Mỹ sẽ gạch tên Nga ra khỏi danh sách 'đối thủ chiến lược của xã hội tự do' từ thời Chiến tranh lạnh. Như thế cả Mỹ và châu Âu sẽ dành nhiều sức lực hơn để đối phó với Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP).

 

Đồng thời sự thất bại của Nga sẽ khiến CCP không dám manh động xâm lược Đài Loan. Nếu trước đây CCP hy vọng được Nga ủng hộ, thậm chí được cung cấp vũ khí, nhưng nếu Nga thất bại thì CCP sẽ không có bất kỳ sự ủng hộ 'có lực' nào từ những người mà CCP cho là 'bạn' để chiếm lĩnh Đài Loan. Lúc này CCP sẽ biết được rằng, việc xâm lược Đài Loan là nhiệm vụ bất khả thi.

 

Do đó trong Chiến tranh Nga - Ukraine, việc Ukraine giành thắng lợi sẽ là chỗ tốt to lớn đối với vấn đề eo biển Đài Loan, Biển Đông, toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Mỹ và châu Âu... Chiến thắng này sẽ nhổ được một 'đối thủ thứ yếu', để các nền dân chủ tập trung tinh lực đối phó với 'kẻ địch chủ yếu' đó là CCP.

 

Câu nói của Tổng thống Lincoln là: 'Điều tôi lo lắng không phải là Thượng Đế có đứng về phía tôi hay không, mà là tôi có đứng bên Thượng Đế hay không' và 'Thượng Đế vĩnh viễn đứng về bên Chính Nghĩa' làm cá nhân tôi liên tưởng đến một vấn đề rất có tính gợi mở trong cuốn ‘Trung Hoa văn minh sử’.

 

Khi giảng về lịch sử triết học, Giáo sư Chương có đề cập đến những trường phái triết học đặc trưng theo từng thời kỳ, ví như thời Tiên Tần là Tử học (học thuyết của Bách gia chư tử), thời Hán là Kinh học (học thuyết Nho gia), thời Nguỵ Tấn là Huyền học, thời Tuỳ Đường là Phật học...

 

Đến thời nhà Minh có Tâm học. Khi giảng đến trường phái triết học này, Giáo sư Chương đã đưa ra phản biện để làm rõ vấn đề 'tiêu chuẩn của Thần là bất biến' như sau.

 

Trên thực tế, triết học là cách nhìn nhận sự vật. Bản chất của triết học thì đơn giản, nhưng cách nói của một số triết gia thì hơi phức tạp. Giáo sư Chương sẽ dùng cách nói dễ hiểu và câu chuyện sinh động để làm rõ những vấn đề này.

 

Người tập hợp và hệ thống hoá Tâm học là Vương Dương Minh triều nhà Minh. Trong tâm học có khái niệm về 'lương tri', và trường phái triết học này cho rằng con người nên làm được 'trí lương tri' (致良知: tận cùng của lương tri).

 

Có một câu chuyện rất nổi tiếng minh hoạ cho lương tri trong Tâm học, đó là 'lương tri của kẻ trộm'.

 

Một học trò của Vương Dương Minh đã bắt được tên trộm trong đêm. Học trò này đã giảng đạo lý về lương tri cho tên trộm, khuyên anh ta nên làm người tốt. Tên trộm mới cười lớn rằng: 'Hãy nói cho tôi biết, lương tri của tôi nằm ở đâu?', ý ở ngoài lời là: 'Nếu tôi có thể phân biệt tốt xấu thì tôi còn làm ăn trộm chăng? Anh nói những lời sáo rỗng ấy làm gì?'.

 

Lúc ấy trời rất nóng, học trò nói với tên trộm là: 'Trời rất nóng, sao anh không cởi áo ra?'. Tên trộm liền cởi áo. Sau đó học trò lại nói: 'Sao anh không cởi quần ra luôn?'. Tên trộm mới trả lời rằng: 'Cởi quần dường như không tốt lắm'. Học trò mới kêu to một tiếng rằng: 'Đây chính là lương tri của anh', ý tứ là tên trộm còn biết cởi quần là không tốt, điều đó nói lên rằng người này vẫn còn lương tri.

 

Theo quan điểm của học phái Vương Dương Minh thì con người có lương tri, người ta theo đó mà làm thì chính là 'Tri hành hợp nhất' (知行合一). Nhưng Giáo sư Chương phát hiện một vấn đề: Tuy rằng tên trộm cho rằng cởi quần là không tốt, nhưng khi đạo đức con người rơi xuống đến một mức độ nhất định thì sẽ không biết điều ấy là không đúng.

 

Giáo sư Chương lấy ví dụ, nếu ai đó hỏi mình 'sát nhân đúng hay không', Giáo sư Chương nói khẳng định là không tốt, bởi vì trong tâm còn có lòng nhân ái. Nhưng cũng cùng vấn đề đó, nếu hỏi Lý Quỳ trong 'Thuỷ hử truyện' thì Lý Quỳ sẽ cho rằng 'sát nhân không có gì là không đúng'.

 

Chúng ta thấy khi Lý Quý đi cướp pháp trường để cứu Tống Giang, Lý Quỳ không chỉ giết đao phủ, mà còn giết cả lão bách tính đứng xem náo nhiệt xung quanh. Trong 'Thuỷ hử truyện' viết: "Một rìu một cái, xếp đầu mà chém tới", dù là người xem náo nhiệt, thậm chí với người qua đường, Lý Quỳ đều ra sức mà giết. Cho nên nếu hỏi Lý Quỳ: 'Như thế đúng hay không' thì Lý Quỳ sẽ khẳng định rằng: 'Như thế không có gì là không đúng'.

 

Điều này nghĩa là, lương tri mỗi cá nhân không giống nhau. Không giống ở chỗ nào? Chính là xem lương tri của bạn bị chấp trước/dục vọng của thế gian che mờ hay không.

 

Tâm học nói về lương tri, nhưng lại không nhấn mạnh tác dụng của Thần, đây là hạn chế của trường phái triết học này. Bởi vì chỉ dựa vào sức mạnh của con người mà không có sự chỉ dẫn và gợi ý của Thần, cho dù người ta có tìm được lương tri thì cái lương tri ấy cũng không hoàn chỉnh.

 

Là người có tín ngưỡng chân chính, Giáo sư Chương nhìn nhận: Tốt xấu thiện ác của một sự việc chỉ có một tiêu chuẩn, nhưng tiêu chuẩn ấy không phải dựa vào lương tri của mỗi người để phán đoán. Vậy tiêu chuẩn thật sự ấy là gì? Chính là tiêu chuẩn thị phi thiện ác được Thần quy định. Điều duy nhất con người có thể làm là tuân theo lời dạy của Thần, chứ không phải nghe theo trực giác/lương tri 'xê dịch' của mỗi người mà làm.

 

Bởi vì tiêu chuẩn chỉ có một, vốn là do Thần định ra, mà Thần là 'toàn tài toàn năng', cho nên chúng ta không thể học tập và làm theo khuôn mẫu đạo đức của bất cứ cá nhân nào, mà chỉ có thể tuân theo lời dạy của Thần.

 

Đây là lý do vì sao mà Tổng thống Lincoln mới nói rằng: 'Thượng Đế vĩnh viễn đứng về bên Chính Nghĩa. Điều tôi lo lắng không phải là Thượng Đế có đứng về phía tôi hay không, mà là tôi có đứng bên Thượng Đế hay không'.

 

 

(ntdvn.net; Thuần Phong tổng hợp)