Một băng nhạc kèm ở Quốc đảo Solomon. Nguồn: AAP

 

 

QUỐC TẾ - Các tài liệu ngoại giao bị rò rỉ cho thấy ý định của Trung Quốc nhằm đạt được chỗ đứng quân sự của mình đang làm dấy lên lo ngại về căng thẳng leo thang ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Bản dự thảo chính thức cho thấy Bắc Kinh muốn được phép triển khai lực lượng an ninh và hải quân của Trung Quốc tại quốc gia chiến lược ở Thái Bình Dương.

 

Sau khi bất ổn dân sự nhấn chìm Honiara vào tháng 11 năm ngoái, chính phủ Úc đã điều quân đội và cảnh sát đến nước này giúp lập lại trật tự sau cuộc bạo động.

 

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng đất nước luôn sẵn sàng giúp đỡ các nước láng giềng Thái Bình Dương.

 

"Bất cứ khi nào có khủng hoảng hoặc một vấn đề cần giải quyết ở khu vực Thái Bình Dương, cuộc gọi đầu tiên là đến Úc. Bởi vì họ tin tưởng chúng tôi có thể đến và hỗ trợ họ và làm điều đó theo cách tôn trọng về lịch sử và tôn trọng văn hóa của họ. Họ coi Úc như một gia đình."

Nhưng có vẻ như điện thoại cũng đang đổ chuông để kêu gọi sự giúp đỡ từ Bắc Kinh.

 

Các tài liệu rò rỉ trên mạng xã hội đã tiết lộ kế hoạch của Trung Quốc về sự hiện diện quân sự ở nước này.

 

Dự thảo 'Thỏa thuận khung' nêu rõ Trung Quốc sẽ được phép "bảo vệ sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và các dự án lớn ở quần đảo Solomon" và "thực hiện các chuyến thăm bằng tàu" tới nước này.

 

Jonathan Pryke từ Viện nghiên cứu Lowy của Úc, cho biết tài liệu này dường như còn lâu mới được hoàn thiện.

 

"Tất cả đều có quy định cho các cuộc tập trận chung, cảnh sát Trung Quốc, cảnh sát vũ trang Trung Quốc, lực lượng quân đội Trung Quốc có thể tiến vào Quần đảo Solomon trong thời điểm gặp nạn theo đề xuất của Trung Quốc hoặc theo yêu cầu của Quần đảo Solomon."

 

Nhưng đó là một tham vọng đang gây quan ngại cho Canberra.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton nói rằng ông không nghĩ rằng sự liên minh  này phù hợp với các giá trị mà Úc chia sẻ với Quần đảo Solomon.

 

"Chúng tôi đã cung cấp viện trợ, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn nữa, theo nhiều cách để chúng tôi hợp tác rất chặt chẽ với nhau và chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó. Nhưng chúng tôi muốn hòa bình và ổn định trong khu vực của chúng tôi , chúng tôi không muốn những ảnh hưởng đáng lo ngại và chúng tôi không muốn áp lực và nỗ lực mà chúng tôi đang thấy từ Trung Quốc."

 

Đề xuất xuất hiện cùng ngày khi Cao ủy Úc xác nhận hỗ trợ quốc phòng ở nước này sẽ tiếp tục cho đến cuối năm sau.

 

Trong khi Scott Morrison chưa nói chuyện với nhà lãnh đạo quốc gia Manasseh Sogavare kể từ đó, ông ấy thẳng thừng phủ nhận việc Úc bị qua mặt.

 

"Có những người khác có thể tìm cách giả vờ gây ảnh hưởng và tìm cách có được chỗ đứng nào đó trong khu vực và chúng tôi rất ý thức về điều đó, và đó là lý do tại sao chúng tôi đã làm công việc đó."

 

Chính phủ Sogavare đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, thay vào đó công nhận Bắc Kinh, một động thái gây bất ổn trong khu vực và trong nước.

 

Hiện đã đứng vững, ông Sogavare khẳng định Quần đảo Solomon nên 'là bạn của tất cả và ko là kẻ thù với bất kỳ ai '.

 

Thủ tướng đã ra một tuyên bố bảo vệ động thái với lập luận rằng "cần mở rộng quan hệ đối tác để cải thiện chất lượng cuộc sống và giải quyết các mối đe dọa an ninh mềm và cứng".

 

Nhưng lãnh đạo phe đối lập của Úc Anthony Albanese tin rằng Úc cần phải là đối tác an ninh chính của Quần đảo Solomon.

 

"Úc cần phải là một đối tác được lựa chọn ở Thái Bình Dương. Chúng tôi đã là đối tác đó trong một thời gian dài. Tôi nghĩ khi chính phủ này nhậm chức và rút kinh phí về viện trợ và sự hiện diện của họ ở Thái Bình Dương, đã xảy ra những nhận định sai lầm. Tôi nghĩ chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa về viện trợ nước ngoài và sự hiện diện của chúng ta ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khu vực của chúng ta."

 

Ông Pryke từ Viện Lowy nói rằng động thái này là một tín hiệu cảnh báo cho vị thế của Úc ở Thái Bình Dương.

 

"Tôi nghĩ thông điệp rõ ràng ở đây là có những nước  khác cũng đang nâng cao vị thế và Úc chỉ một bước nữa thì  chúng ta sẽ trở lại bình thường. Chúng ta cần tiếp tục hợp tác vào Thái Bình Dương, chúng ta cần tiếp tục vai trò của mình, chúng ta cần tiếp tục cống hiến cho khu vực mà nó xứng đáng."