Cảnh sát đứng gác tại một trung tâm mua sắm ở Hong Kong sau khi người dân tổ chức cuộc biểu tình đòi tự do báo chí vào ngày 11/8/2020. (Nguồn ảnh: Billy H.C. Kwok / Getty Images)

 

 

 

 

Công dân Canada đến hoặc quá cảnh qua Hong Kong, hoặc bay với một hãng hàng không có trụ sở tại Hong Kong, thì họ đều có nguy cơ bị bắt giữ một cách tùy tiện nếu họ nói hoặc làm bất cứ điều gì có thể khiến Bắc Kinh tức giận, học giả tại Viện Luật Hoa Kỳ - châu Á của Đại học New York nói.

 

 

 

Ngày 17/8, trong phiên điều trần, ủy ban Canada-Trung Quốc của Quốc hội nhận định rằng, những những diễn biến gần đây ở Hong Kong khiến tất cả người Canada gặp rủi ro - bao gồm cả những người sống bên ngoài đặc khu này.

 

 

Vấn đề mấu chốt là, luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt tại Hong Kong là một “hệ thống pháp luật song song”, trong đó luật quốc gia có thể thay thế hệ thống pháp luật thông thường bất cứ khi nào chính quyền Hong Kong chọn áp dụng nó “tùy theo ý thích của chính quyền”, Alvin Cheung - một công dân Canada và là học giả tại Viện Luật Hoa Kỳ - châu Á của Đại học New York - chuyên về nghiên cứu các hành vi lạm dụng pháp luật một cách độc tài.

 

 

ông Cheung cho biết, điều này có nghĩa là,  khi công dân Canada đến hoặc quá cảnh qua Hong Kong, hoặc bay với một hãng hàng không có trụ sở tại Hong Kong, thì họ đều có nguy cơ bị bắt giữ một cách tùy tiện nếu họ nói hoặc làm bất cứ điều gì có thể khiến Bắc Kinh tức giận.

 

 

Ngày 17/8, ông Cheung nói trước ủy ban liên đảng rằng: “Những công dân Canada có quan hệ với Hong Kong phải xem xét liệu những gì họ nói ở Canada có bị lợi dụng để chống lại họ, trong trường hợp họ đặt chân lên một chiếc máy bay có đăng ký với Hong Kong, hay không”. 

 

 

Ông Cheung cũng lưu ý, công dân Canada gốc Hong Kong có nguy cơ đặc biệt cao vì chính quyền Bắc Kinh không công nhận 2 quốc tịch, do đó chính quyền này vẫn coi họ là công dân Trung Quốc. Vậy nên những công dân này có nguy cơ bị từ chối tiếp cận Lãnh sự quán Canada nếu họ bị bắt giữ ở Hong Kong.

 

 

Chính quyền Bắc Kinh cũng được cho là đã ép buộc các cá nhân từ bỏ quốc tịch nước ngoài hoặc yêu cầu hỗ trợ lãnh sự khi họ bị giam giữ.

 

 

Ông Cheung đã nêu trường hợp của Sun Qian - một công dân Canada - vừa bị tòa án Trung Quốc kết án 8 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong thời gian bị giam giữ, cô Sun đã từ bỏ quốc tịch Canada của mình và nhận tội. Những người ủng hộ cô, trong đó có cựu Bộ trưởng Tư pháp Irwin Cotler, đều nhận định cô đã bị chính quyền Trung Quốc cưỡng chế làm như vậy.

 

 

Có 300.000 công dân Canada đang sống ở Hong Kong, hiện phải "sống trong nỗi sợ hãi" rằng họ có thể vi phạm luật an ninh quốc gia vì "[luật này] không có ý nghĩa chắc chắn" về hành vi nào sẽ bị coi là vi phạm, ông Cheung nói.

 

 

Học giả này cho biết, hậu quả của việc vi phạm luật định tùy tiện này có thể bao gồm việc bị đưa đến Trung Quốc đại lục, bị truy tố trong hệ thống tòa án Trung Quốc và nhận các bản án hà khắc.

 

 

Luật an ninh quốc gia Hong Kong được Bắc Kinh ban hành vào ngày 1/7, quy định mức hình phạt cao nhất là tù chung thân đối với các hành vi lật đổ, khủng bố, và “thông đồng với các lực lượng nước ngoài”. Luật này cũng cho phép thành lập một cơ quan an ninh trên lãnh thổ Hong Kong dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bắc Kinh.

 

 

 

Đặt tiền lệ

Phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Toronto - bà Lynette Ong - nói với ủy ban rằng luật an ninh đã “khuyến khích và hợp pháp hóa hơn nữa việc đàn áp tự do ngôn luận và tự do dân sự”.

 

 

Bà Ong nói: “Do những từ ngữ mơ hồ có chủ ý trong luật, nó đã tạo ra một hiệu ứng sợ hãi trong xã hội Hong Kong và hơn thế nữa”. Trong những ngày đầu áp dụng luật này, Bắc Kinh có thể sẽ đặc biệt sử dụng luật này để trừng phạt các mục tiêu nhằm tạo tiền lệ và đe dọa, từ đó đặt người Hong Kong trong sự tự kiểm duyệt.

 

 

Kể từ khi luật an ninh có hiệu lực vào ngày 30/6, một số nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng và những người có ảnh hưởng đã bị bắt giam, bao gồm ông trùm truyền thông Jimmy Lai, chủ sở hữu của kênh truyền thông ủng hộ dân chủ lớn nhất tại Hong Kong - Apple Daily, và nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Agnes Chow Ting (Chu Đình).

 

 

Bà Ong nói rằng thế giới không nên "ảo tưởng" rằng quyền tự do ngôn luận sẽ trở lại Hong Kong hoặc việc duy trì thương mại với Trung Quốc sẽ thúc đẩy đất nước này tiến gần hơn tới chế độ dân chủ.

 

 

Bà cảnh báo, các chính phủ không nên tin rằng bất kỳ sự tôn trọng nào thể hiện đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ được chính quyền này đáp lại.

 

 

Bà Ong cho biết số phận của các công dân Canada như Michael Kovrig và Michael Spavor - đã bị bắt giữ tại Trung Quốc như hành động trả đũa hiển nhiên cho việc Canada bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu - cũng như việc Trung Quốc xử lý sự bùng phát virus Corona Vũ Hán, cho thấy rằng Trung Quốc “không phải là một quốc gia thực sự tuân theo luật".

 

 

Bà nói: “Để giải quyết tình hình ở Hong Kong một cách đúng đắn mà không giải quyết cách chúng ta đối phó với sự trỗi dậy của [ĐCS] Trung Quốc — tôi nghĩ rằng hai vấn đề này có mối liên hệ sâu sắc với nhau”.

 

 

Ủy ban Canada - Trung Quốc, mới đây đã được thiết lập lại, một phần là để xem xét bản chất ngày càng thù địch trong cách tiếp cận của ĐCSTQ với Canada.

 

Ngày 17/8, Ủy ban này đã thông qua một kiến ​​nghị do nghị sĩ Đảng Bảo thủ Garnett Genuis đưa ra, kêu gọi nối lại đối thoại giữa Tây Tạng và Bắc Kinh "nhằm tạo điều kiện cho Tây Tạng thực hiện quyền tự chủ thực sự trong khuôn khổ Hiến pháp Trung Quốc".

 

 

Ông Genuis cho biết, ủy ban cần có khả năng hành động trong các vấn đề cấp bách về nhân quyền ở Trung Quốc.

 

 

Ông nói: “Chúng ta có cơ hội không chỉ nói về các vấn đề nhân quyền mà còn thực hiện các hành động mang tính xây dựng”.

(Theo ntdvn.com)