Ngày 11/8, Hải quan Mỹ thông báo bắt đầu từ ngày 25/9, hàng hóa xuất khẩu từ Hong Kong sang Mỹ phải được dán nhãn "Made in China". (Getty)

 

 

 

Ngày 11/8, Hải quan Hoa Kỳ thông báo rằng, kể từ ngày 25/9, hàng hóa xuất khẩu của Hong Kong sang Hoa Kỳ phải được dán nhãn "Made in China". Điều này có thể có nghĩa là các sản phẩm của Hong Kong sẽ bị áp mức thuế tương tự như Trung Quốc đại lục.

 

 

Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (US Customs and Border Protection) đã đưa ra thông báo trên trang web Liên Bang, tuyên bố rằng theo lệnh hành pháp của Đạo luật Tự trị Hong Kong do Tổng thống Donald Trump ký ngày 14/7, Hong Kong sẽ không được hưởng đãi ngộ đặc biệt trong thương mại.

 

Do đó, 45 ngày sau khi thông báo, tức là bắt đầu từ ngày 25/9, tất cả các sản phẩm được sản xuất tại Hong Kong xuất khẩu sang Hoa Kỳ không thể gắn nhãn “Made in Hong Kong” (Sản xuất tại Hong Kong), mà phải viết lại thành “Made in China” ( Sản xuất tại Trung Quốc).

 

Thông báo cho biết chính sách đã có hiệu lực từ ngày 29/7 nhưng đến ngày 11/8 mới chính thức được ban hành, Hoa Kỳ cho các nhà nhập khẩu thời gian chuyển đổi là 45 ngày. Trong 45 ngày này, hàng hóa nhập khẩu được sản xuất tại Hong Kong vẫn có thể được dán nhãn là “Made in Hong Kong”. Tuy nhiên, sau thời gian chuyển đổi, hàng hóa ra vào kho đều phải dán nguồn gốc từ ‘Trung Quốc’, căn cứ theo điều 304 của Luật thuế quan.

 

 

Theo phân tích của ngoại giới, điều này có nghĩa là vị thế thương mại đặc biệt của Hong Kong đã kết thúc, hàng tỷ hàng hóa Trung Quốc đại lục từ Hong Kong trung chuyển sang Mỹ sẽ bị áp mức thuế cao.

 

 

Vào ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu quan trọng về các vấn đề Trung Quốc tại Tòa Bạch Ốc, đồng thời ký một lệnh hành pháp có tên "Yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các hành động áp bức đối với người Hong Kong" (Hold China accountable for oppressive actions against people of Hong Kong), thu hồi hoàn toàn vị thế kinh tế đặc biệt của Hong Kong.

 

 

Ông Trump nói rằng Hoa Kỳ sẽ áp thuế Hong Kong giống như Trung Quốc đại lục, Hong Kong sẽ không còn được hưởng các đãi ngộ thuế quan đặc biệt, đãi ngộ kinh tế đặc biệt và không có cơ hội xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm. Do đó, hàng hóa sản xuất tại Hong Kong xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ không còn được dán nhãn “Made in Hong Kong”, mà nơi xuất xứ phải được ghi là "Trung Quốc".

 

 

Sắc lệnh cũng chấm dứt một số hợp tác Mỹ - Hong Hong và trao đổi học thuật giữa hai bên, bao gồm cả việc chấm dứt huấn luyện cho Lực lượng Cảnh sát Hong Kong hoặc các cơ quan an ninh Hong Kong khác.

 

 

Từ lâu, với vai trò là một trung tâm thương mại và tài chính, Hong Kong đã đóng một vai trò đặc biệt trong việc giúp Trung Quốc đại lục gia nhập hệ thống tài chính toàn cầu. Ngoài ra, Hong Kong còn là điểm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Hàng hóa xuất khẩu sản xuất nội địa của Hong Kong chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hong Kong. Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Hong Kong, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Hong Kong, giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2018 đạt 46 tỷ USD. Do đó, việc Hong Kong bị chấm dứt đãi ngộ đặc biệt sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế Trung Quốc.

 

 

Ngày 12/7, cố vấn thương mại Tòa Bạch Ốc, Peter Navarro, tuyên bố rằng trong nhiều thập kỷ, ĐCSTQ đã sử dụng Hong Kong như một vũ khí để tấn công các cơ sở sản xuất của Hoa Kỳ, đem công việc và tài chính chuyển về Trung Quốc đại lục. Hoa Kỳ chấp nhận bỏ qua những điều này để ủng hộ tự do và dân chủ của Hong Kong. Nhưng bây giờ ĐCSTQ đã biến Hong Kong thành một “trại tập trung” như những nơi khác ở Trung Quốc đại lục, Hoa Kỳ không thể tiếp tục dung thứ cho việc ĐCSTQ lợi dụng Hong Kong để tấn công Hoa Kỳ.

 

Vào đầu tháng Bảy, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn sàng bảo vệ tự do của Hong Kong, nhưng nếu không thể, Hoa Kỳ sẽ truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ.

(Theo ntdvn.com)