Binh sĩ Việt Nam đứng cạnh hỏa tiễn trưng bày tại triển lãm quốc phòng quốc tế đầu tiên của nước ta tại Hà Nội vào tháng 12/2022. Ảnh: AFP

 

 

SCMP

Tác giả: Maria Siow 

Cù Tuấn, biên dịch

24-3-2024

 

Tóm tắt:

* Theo số liệu cho thấy, Việt Nam không đặt thêm đơn đặt hàng vũ khí lớn nào trong năm ngoái do các hợp đồng vũ khí với Nga bị ảnh hưởng từ cuộc chiến Ukraine.

* Nam Hàn là một lựa chọn để Việt Nam mua sắm vũ khí. Nhưng các nhà quan sát cho rằng quân đội Việt Nam đang gặp khó khăn – và các thỏa thuận bí mật tiếp tục mua vũ khí từ Nga có thể hấp dẫn hơn.

 

(Baotiengdan.com)

 

 

Số liệu mới nhất cho thấy, nhập khẩu vũ khí của Việt Nam từ đối tác an ninh truyền thống là Nga đang giảm dần, khiến các nhà quan sát kêu gọi Việt Nam đa dạng hóa hoặc xây dựng nhanh ngành công nghiệp quốc phòng trong nước.

 

Quốc gia Đông Nam Á này không đặt thêm đơn đặt hàng lớn nào mới trong năm ngoái, theo số liệu được cơ quan cố vấn quốc phòng của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm công bố vào tuần trước – mặc dù quốc gia này có ngân sách mua sắm vũ khí hàng năm ước tính hơn một tỷ USD.

 

 

Prashanth Parameswaran, một thành viên tại tổ chức nghiên cứu Trung tâm Wilson ở Washington và là người sáng lập bản tin hàng tuần Asean Wonk, cho biết: “Việc đa dạng hóa thường nói dễ hơn làm, vì nó đòi hỏi phải thoát khỏi các mối quan hệ cũ và xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy mới”.

Việt Nam có thể sẽ tiếp tục bỏ trứng vào nhiều giỏ hơn, với sự kết hợp đa dạng hơn giữa các quốc gia bao gồm các đối tác ở châu Á và châu Âu, ngoài Mỹ”.

 

 

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Trung Quốc, Việt Nam nằm trong số 20 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong những thập kỷ gần đây, chủ yếu tìm nguồn cung cấp từ Nga – với doanh số nhập khẩu vũ khí đạt mức cao nhất hơn một tỷ USD vào năm 2014.

 

Tuy nhiên, theo viện nghiên cứu, con số năm ngoái (2023) là không đáng kể khi so sánh. Trên thực tế, năm 2023 chứng kiến Việt Nam nhập khẩu ít vũ khí nhất kể từ năm 2007, tính theo số lượng.

 

Chính phủ Việt Nam chưa bình luận về lý do giảm sút này, nhưng các quan chức Việt Nam đã công khai nói rằng, họ muốn đa dạng hóa nguồn cung thay vì phụ thuộc vào Nga, vào cuối năm 2022 khi nước này tổ chức hội chợ vũ khí quốc tế đầu tiên. Điều này được cho là đã dẫn đến một số giao dịch mua bán, nhưng không có thêm thông tin nào được đưa ra.

 

Nguyễn Thế Phương, chuyên gia quốc phòng Việt Nam tại Đại học New South Wales ở Australia, cho biết, một mũi nhọn quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của quốc gia Đông Nam Á này là xây dựng một tổ hợp công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ, độc lập và lưỡng dụng, với sự hỗ trợ của quân đội – các tập đoàn thuộc sở hữu và khu vực tư nhân.

 

 

Ông Phương cho biết, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới – ít nhất là đối với các nền tảng vũ khí không phức tạp được lực lượng mặt đất sử dụng.

Ông nói: “Vũ khí tiên tiến hơn là một vấn đề, vì Việt Nam dựa vào Nga để mua xe tăng, tàu chiến và máy bay quân sự. Nhưng vấn đề này không dễ khắc phục, nhất là khi cuộc chiến ở Ukraine được dự đoán sẽ còn kéo dài thêm vài năm nữa”.

 

 

Ông Phương cho biết, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới – ít nhất là đối với các nền tảng vũ khí không phức tạp được lực lượng mặt đất sử dụng.

 

Ông nói: “Vũ khí tiên tiến hơn là một vấn đề, vì Việt Nam dựa vào Nga để mua xe tăng, tàu chiến và máy bay quân sự. Nhưng vấn đề này không dễ khắc phục, nhất là khi cuộc chiến ở Ukraine được dự đoán sẽ còn kéo dài thêm vài năm nữa”.

 

Ông Phương cho biết, trong khi nỗ lực chống tham nhũng sâu rộng không phụ thuộc vào quân đội đã góp phần khiến việc mua vũ khí của Việt Nam giảm sút, thì cuộc chiến của Nga với Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 đã khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

 

Một yếu tố đè nặng lên tâm trí các nhà hoạch định quốc phòng của Việt Nam là hiệu suất của các nền tảng vũ khí đắt tiền của Nga trên chiến trường hiện đại, nơi máy bay không người lái, hỏa tiễn hành trình và tác chiến điện tử có thể tỏ ra có tính quyết định hơn.

 

Thương vụ mua vũ khí lớn gần đây nhất của Nga mà Việt Nam được biết là đã thực hiện 64 xe tăng T-90 vào năm 2016. Tuy nhiên, theo Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam và giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Australia, cho biết những chiếc xe tăng này thường xuyên “là mục tiêu bị diệt” ở Ukraine khi bị hỏa tiễn chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất và NLAW “bắn và quên” của Saab Bofors Dynamics nhắm tới.

 

Ông Thayer cho biết, từ năm 2014 đến năm 2021, chỉ có hai quốc gia – Nga và Belarus – “liên tục” bán vũ khí cho Việt Nam, đồng thời cho biết thêm rằng, mặc dù nhập khẩu đã giảm nhưng “không có bằng chứng thực tế nào cho thấy Việt Nam đang đa dạng hóa nguồn vũ khí khỏi Nga”.

 

 

Ông Thayer cho biết, trong khi quân đội Việt Nam tìm cách mua máy bay, công nghệ radar, vũ khí và nâng cấp xe bọc thép từ Cộng hòa Séc vào năm 2022 thì Mỹ là quốc gia cung cấp vũ khí mới duy nhất của Hà Nội, khi bán máy bay không người lái ScanEagle và máy bay huấn luyện phản lực lần lượt vào năm 2017 và 2021.

 

 

Ông Phương cho biết, một khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt trong việc thích ứng với các loại vũ khí và nền tảng hiện đại là loại bỏ các xe tăng, máy bay chiến đấu và tàu chiến từ thời Liên Xô, vốn vẫn chiếm một phần đáng kể trong kho vũ khí của nước này.

Ông nói: “Quân đội Việt Nam từ lâu đã quen với các cách thức cũ”, đồng thời cho biết thêm rằng quy trình mua sắm vũ khí không rõ ràng của nước này cũng có khả năng cản trở các thỏa thuận vũ khí trong tương lai.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tiền là một vấn đề lớn”, ông Phương nói, “vì việc hiện đại hóa bất kỳ lực lượng hải quân hoặc không quân nào đều “cực kỳ tốn kém”.

 

 

Ông Thayer cho biết, vào năm 2022, Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ với Nga về việc mua một lượng lớn vũ khí.

 

Hà Nội đã và đang thực hiện các kế hoạch bí mật để mua vũ khí của Nga trái với lệnh trừng phạt của Mỹ, theo tờ New York Times đưa tin hồi tháng 9, trích dẫn một tài liệu nội bộ của chính phủ Việt Nam bị rò rỉ.

 

Văn bản đề tháng 3 năm 2023, nêu rõ cách thức Việt Nam đề xuất hiện đại hóa quân đội bằng cách bí mật thanh toán mua sắm quốc phòng thông qua liên doanh dầu khí với Nga ở Siberia.

 

Được một thứ trưởng tài chính ký tên, tài liệu bị rò rỉ này cho biết Việt Nam đang đàm phán một thỏa thuận vũ khí mới với Nga nhằm “củng cố niềm tin chiến lược” vào thời điểm “Nga đang bị các nước phương Tây cấm vận về mọi mặt”.

 

 

Các lựa chọn thay thế vũ khí của Nga

 

Kể từ năm 2022, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với nhiều quốc gia – bao gồm Úc, Nhật Bản, Nam Hàn và Mỹ – lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, một động thái mà Hà Nội cho rằng cho thấy “sự hiểu biết lẫn nhau và niềm tin chính trị được tăng cường mạnh mẽ”.

 

Khi lưu ý rằng mỗi tuyên bố chung của các đối tác đều có một phần về hợp tác quốc phòng, Thayer cho rằng những điều khoản này có thể tạo cơ sở để Việt Nam bắt đầu tìm hiểu việc mua vũ khí từ các nước khác.

 

Ông Thayer nói: “Nam Hàn có một ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ và là nơi tốt nhất để cung cấp các nền tảng vũ khí có giá trị lớn, bao gồm tàu chiến, máy bay phản lực, hệ thống pháo binh và hỏa tiễn”.

 

Nam Hàn đang trở thành nhà cung cấp vũ khí mới được lựa chọn cho các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Indonesia, nơi nước này chiếm lần lượt 16% và 14% doanh số mua bán vũ khí.

 

Quốc gia Đông Á này đã vận chuyển số vũ khí trị giá gần 2 tỷ USD sang các nước Đông Nam Á trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2021.

 

Ông Phương cho biết, mối quan hệ được cải thiện với Washington sẽ giúp Hà Nội dễ dàng tiếp cận các công nghệ quân sự của các đồng minh của Mỹ hơn, đồng thời việc nâng cấp quan hệ với các nước khác có thể giúp Việt Nam xây dựng năng lực công nghiệp quốc phòng.

 

Ông cho biết, các dự án phát triển vũ khí chung có thể sẽ diễn ra trong tương lai, mặc dù có thể phải mất một thời gian trước khi Việt Nam được phép mua vũ khí sát thương từ các đồng minh của Mỹ, thay vì chỉ mua các phụ tùng và linh kiện.

 

Ông Phương nói “Vấn đề nan giải đối với Việt Nam là hiện nay họ cần một lực lượng hải quân và không quân hùng mạnh và hiện đại hóa, nhưng đồng thời cũng đang loay hoay và do dự trong việc tìm giải pháp thay thế cho các vũ khí của Nga”.

 

Ông cho biết, Việt Nam có thể sẽ tiếp tục mua vũ khí từ Nga và phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt và tổn hại về danh tiếng, hoặc hợp tác nhiều hơn với các quốc gia cung cấp vũ khí từ phương Tây – điều này sẽ đòi hỏi sự thay đổi đáng kể về thể chế trong quân đội Việt Nam.

Ông Phương nói: “Dù thế nào đi nữa, thời điểm là rất quan trọng”.

 

 

(Baotiengdan.com)