Các nhóm tín ngưỡng lo ngại về luật Tự do Tôn giáo Nguồn: Getty
(Theo SBS Việt ngữ)
Các tổ chức về các đức tin đang cảnh báo dự luật phân biệt tôn giáo được chính phủ đề xuất có khả năng tạo ra rào cản cho người Úc cần các dịch vụ hỗ trợ và gây chia rẽ trong cộng đồng. Các nhóm Do Thái và Kitô giáo đã đưa ra một tuyên bố chung cho rằng luật này có thể vô tình gây tổn hại cho khách hàng.
Chính phủ liên bang hứa hẹn sẽ ngăn chặn vấn nạn phân biệt đối xử thông qua dự luật tự do tôn giáo
Tuy nhiên các tổ chức dịch vụ cộng đồng với các nền tảng tôn giáo khác nhau đang nỗ lực ngăn chặn dự luật này, lập luận rằng mọi người nên được bảo vệ như nhau.
Bronwyn Pike là một thành viên lâu đời của Uniting Church và giám đốc điều hành của Uniting Vic tại Tasmania.
“Chúng tôi không thích hướng đi của bản dự thảo luật hiện nay. Chúng tôi không phân biệt đối xử và không tin rằng những người khác có quyền phân biệt đối xử hoặc tham gia vào bất kỳ quan điểm cố chấp nào nhân danh tôn giáo.”
Các tổ chức đứng sau tuyên bố chung bao gồm Anglicare, Good Shepherd, Jewish Care Victoria, Sacred Heart Mission và McAuley Community Services for Women.
Họ muốn có một sự thay đổi trong các cuộc trò chuyện quốc gia về đức tin bởi vì các tổ chức này tin rằng dự luật gây chia rẽ.
Bà Pike nói rằng các dịch vụ nên được cung cấp trên nhu cầu cần thiết và không ai bị từ chối chỉ vì lý do tôn giáo.
“Dự luật đặc biệt này là một bóng đen rình rập với những người muốn đưa ra quan điểm đồng tính sai lệch và coi thường phụ nữ nhân danh tôn giáo. Và đó không phải là điều mà những người cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho phép khách hàng đi qua cửa của chúng tôi.”
Tổng trưởng tư pháp liên bang nói rằng Úc đã có khuôn khổ chống lại hành vi phân biệt đối xử một cách mạnh mẽ và dự thảo luật sẽ mở rộng sự bảo vệ này.
“Dự luật đặc biệt này là một bóng đen rình rập với những người muốn đưa ra quan điểm đồng tính sai lệch và coi thường phụ nữ nhân danh tôn giáo.”
Nhưng bà Pike nói rằng dự thảo hiện tại không phản ánh đúng các giá trị của Úc.
Jonathon Hunyor từ Trung tâm bảo trợ lợi ích công chúng có cùng ý kiến.
Ông lo lắng quyền lực của các nhóm tôn giáo có thể trở nên quá mạnh theo luật định.
“Chúng ta hiện có các tổ chức tôn giáo chính thống dựa trên đức tin nói rằng đây không phải là dự luật mà họ đang mong muốn. Các tổ chức này cho thấy dự luật đang làm suy yếu các giá trị mà họ đại diện, các giá trị của lòng trắc ẩn, sự tôn trọng cũng như tình bằng hữu và nó phản ánh thực tế những gì chúng ta có là một dự luật bảo thủ được đưa ra từ một nơi bảo thủ chứ không phải một chính phủ cân bằng và thống nhất”.
Bà Anna Brown từ tổ chức Equality Australia đã hoan nghênh vai trò của các tổ chức tôn giáo cộng đồng trong việc lãnh đạo cuộc tranh luận chống phân biệt tôn giáo.
Nhưng bà cũng lo ngại một số nhóm tôn giáo có thể nhận được sự đối xử ưu đãi hơn những nhóm khác.
“Ví dụ, trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, dự luật này cho phép quan điểm tôn giáo của những người hành nghề y tế có đặc quyền đối với nhu cầu của bệnh nhân. Điều này có thể làm suy yếu các tiêu chuẩn quốc gia do các cơ quan y tế đặt ra chẳng hạn.”
Liam Elphick đang nghiên cứu luật phân biệt đối xử tại Đại học Tây Úc và ông cũng không ủng hộ dự luật này
“Chúng ta đã có một dự luật nói rằng không nên phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo. Nhưng nếu quý vị là một tổ chức tôn giáo trong bất kỳ danh mục nào, quý vị thực sự bị loại ra khỏi toàn bộ dự luật và có thể tiếp tục phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo, đó là một số vấn đề chính của dự luật. Đây vẫn còn là một chặng đường dài cần thay đổi, mà tôi sẽ hỗ trợ.”
Ông nói rằng dự luật ủng hộ quan điểm tôn giáo hơn các quan điểm khác.
"Dự luật đi quá xa trong việc cho phép các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện tôn giáo và các tổ chức công cộng khác - ngay cả những tổ chức chỉ có một liên kết tôn giáo thể hiện sự phân biệt đối xử trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Chúng ta có thể thấy các tổ chức từ thiện cung cấp nơi trú ẩn cho người vô gia cư hoặc các căn bếp thiện nguyện, chọn cách đối xử như, anh không có cùng đức tin tôn giáo như tôi vì vậy chúng tôi sẽ không cung cấp cho anh thực phẩm hôm nay hoặc chúng tôi sẽ không cung cấp cho anh chỗ ở.”
Một khía cạnh mà một số người cho rằng đã không được tìm hiểu kỹ trong cuộc tranh luận là quyền giữ kín quan điểm tôn giáo nếu cá nhân đó không muốn tiết lộ chúng cho nhà cung cấp dịch vụ.
Chính phủ nói rằng đã có sự tham vấn rộng rãi liên quan đến dự thảo luật phân biệt tôn giáo.