Tài liệu do Phong trào Người Úc Gốc Âu - European Australian Movement – cực hữu phát ra ở Adelaide. (Đã cung cấp)

 

NAM ÚC - Một tòa án đã xét xử vụ nột thành viên của một nhóm xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu ở tiểu bang Nam Úc đã đặt một biểu ngữ trên cây cầu với nội dung "bị chinh phục chứ không bị đánh cắp" ("conquered not stolen") và sử dụng cách chào của Đức Quốc xã trong cuộc tuần hành trong ngày lễ Australia Day.

 

Cameron Brodie-Hall, 20 tuổi, đã nộp đơn xin tại ngoại tại Tòa án Sơ thẩm Adelaide để được sống với cha mẹ của mình sau khi bị buộc tội sở hữu tài liệu cực đoan vào tháng 4/2021.

 

Anh ta vẫn chưa đưa ra lời biện hộ cho các cáo buộc.

 

Luật sư bào chữa, James Caldicott, hôm ngày 30/8 đã yêu cầu Chánh án Mary-Louise Hribal phải có báo cáo từ Bộ Dịch vụ Cải huấn (Department of Correctional Services) về chính xác những rủi ro mà thân chủ của ông gây ra cho cộng đồng nếu được giam giữ tại gia.

 

Thẩm phán Hribal đã ra lệnh báo cáo trên phải được nộp chô ông ấy, và có muốn có thông tin về "lịch sử quan điểm cực đoan và tuyên truyền liên quan" của bị cáo đã khiến bộ Cải huấn phải có "mối quan tâm đặc biệt".

 

Công tố viên nói với tòa rằng cô phản đối mọi hình thức bảo lãnh.

 

Cô cho biết cảnh sát đã tìm thấy một cuốn sách có thông tin chi tiết về cách thức thực hiện các vụ ám sát, đánh bom khủng bố, và cách phá hoại ngầm "hệ thống" trong nhà của bị cáo Dudley Park.

 

Cô nói "Dấu vân tay của bị cáo được phát hiện nằm trên mép trái của trang giấy trống nằm tiếp theo với trang số một trong tài liệu đó.”

Phong trào Người Úc gốc Âu cổ vũ cho tư tưởng chủ nghĩa tối cao của người da trắng. (Ảnh: được cung cấp)

 

Tòa án đã nghe một tài liệu cực đoan khác cũng được tìm thấy tại nhà của Brodie-Hall.

 

Các công tố viên nói với tòa án rằng "Bị cáo là một thành viên được biết đến của một nhóm cực đoan bạo lực dân tộc và phân biệt chủng tộc, được gọi là Mạng lưới xã hội chủ nghĩa quốc gia (National Socialist Network), hay là phong trào Người Úc Gốc Âu (European Australia movement)",

"Cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng phong trào Người Úc Gốc Âu ở tiểu bang Nam Úc công khai ngụ ý tự gọi mình bằng cái tên Câu lạc bộ Sức khỏe Nam giới Tiểu bang Nam Úc (South Australia Men's Health Club)."

 

Công tố viên cho biết anh Brodie-Hall đã nói với cảnh sát sau khi bị bắt rằng anh ta là một phần của phong trào Úc Âu , nhằm "bảo vệ người Úc da trắng".

 

Tòa án đã nghe lại rằng anh Brodie-Hall đặt một tấm biển trên một cây cầu với dòng chữ "bị chinh phục chứ không bị đánh cắp" ("conquered not stolen") tại cuộc tuần hành vào Ngày Lễ Australia và anh ấy chào những chiếc xe hơi chạy qua nơi đó theo cách chào của Đức Quốc xã.

 

Các công tố viên nói với tòa án rằng anh ta đã nói chuyện với Thomas Sewell, là lãnh đạo Mạng Lưới Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Gia (National Socialist Network) khi ở trong tù, và trong cuộc nói chuyện, qua đường dây điện thoại đó, đã tự xưng mình là một tên Quốc xã (Nazi) và kết thúc cuộc trò chuyện bằng khẩu hiệu, "máu và danh dự" ("blood and honour").

 

Công tố viên cho biết có nguy cơ anh Brodie-Hall sẽ tái phạm nếu được giam giữ tại gia, và có nguy cơ anh này không tuân thủ các điều kiện để được giam giữ tại gia.

 

Vụ án sẽ được tái xét xử trước tòa vào tháng sau.

 

Thomas Sewell, thủ lĩnh nhóm tân Quốc xã (neo-Nazi) bị cáo buộc trong một cuộc tuầ hành của nhóm cực hữu vào năm 2019. (AAP: Erik Anderson)