Các học sinh của trường Marrickville Public School đang tìm hiểu về thùng rác phân loại được loại rác. (CSIRO) Ảnh: Keith McInnes

 

AUSTRALIA - Cơ quan nghiên cứu khoa học quốc gia Úc, CSIRO, đã công bố một thùng rác robot mới có thể tự động phân loại các vật liệu dùng để tái chế. Thùng rác thông minh này sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ hồng ngoại tiên tiến nhằm sàng lọc và phân loại vật liệu nhựa, kim loại hay thủy tinh.

 

Học sinh trường tiểu học Marrickville tại Sydney vừa cùng với các nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu khoa học CSIRO thử nghiệm thùng rác robot tái chế mới.

 

Thùng rác này nhận các sản phẩm tái chế như nhựa, kim loại và thuỷ tinh, sau đó sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ hồng ngoại tiên tiến để tự động phân phối rác vào các ngăn chứa thích hợp.

 

Trưởng nhóm nghiên cứu tại CSIRO là Tiến sĩ Wei Ni, đã dẫn đầu một toán các nhà nghiên cứu phát triển thùng rác thông minh này. Ông tin rằng thùng rác có thể được đặt tại những trung tâm lớn như siêu thị, trường học, rạp hát, quán cà phê và sân bay

Điều thú vì là thùng rác thông minh này có thể phân loại rác thải ngay từ khâu đầu tiên trong quá trình tái chế, làm tăng thêm tỉ lệ rác có thể tái chế và giảm bớt số lượng rác thải bị chôn vùi dưới đất khiến ô nhiễm môi trường. Mặt khác thùng rác này có thể trở thành phương tiện giáo dục cho mọi người nhằm hiểu biết những loại rác thải khác nhau, hoặc những loại nhựa khác nhau có mặt trong môi trường, và họ có thể bắt đầu suy nghĩ để làm điều đúng đắn

 

Ước tính chỉ cần tăng tỉ lệ thu hồi rác thải tại Úc hiện nay lên chỉ 5% thôi là đã có thể tăng thêm khoảng 1 tỷ đô la vào Tổng Sản phẩm Nội địa.

 

Giám đốc điều hành CSIRO, Tiến sĩ Larry Marshall nói thùng rác này là sản phẩm hợp tác giữa CSIRO và trường đại học Công nghệ Sydney UTS.

Sản phẩm này có thể sửa chữa vấn đề rác thải, để thay vì ném chúng đi thì chúng ta mang đến cho chúng một cuộc sống mới. Chúng ta tái chế rác và chuyển hoá rác vào một sản phẩm mới. Thùng rác thông minh này thật sự rất thông minh theo đúng nghĩa đen, vì kỹ thuật này sử dụng trí tuệ nhân tạo, thị giác nhân tạo và robot nhằm giúp nhận biết loại rác bạn ném vào thùng là gì, liệu đó là thuỷ tinh hay nhựa hay vỏ thiếc. Ngoài ra thùng rác còn là một sáng kiến về khoa học xã hội nằm kết nối với bạn qua các kỹ nghệ trực tuyến, đưa ra những phản hồi cho bạn về loại rác bạn vừa thải để giúp bạn thay đổi hành vi, và giúp cho nhiều loại rác đi vào thùng rác tái chế hơn và ít bị chôn vùi dưới đất hơn.

 

Sáng kiến về thùng rác thông minh hy vọng sẽ giúp CSIRO nhanh chóng đạt được nhiệm vụ quốc gia về cắt giảm 80% rác thải nhựa trong 10 năm tới.

 

Tiến sĩ Marshall nói thùng rác này ra mắt đúng vào dịp Tuần lễ Khoa học Quốc gia.

 

Trong tuần này, cơ quan khoa học CSIRO đã phát triển các bài học dựa theo giáo án cho giáo viên, trong đó có đề xuất các hoạt động trong lớp học xoay quanh chủ đề thuỷ tinh, nhựa và kinh tế xoay vòng.

 

Ông nhìn thấy các chương trình giáo dục học đường là vô cùng quan trọng cho tương lai.

Bởi vì nếu chúng ta không bắt kịp các em bây giờ thì chúng ta sẽ mất dần các em nay mai, chúng sẽ không còn ở bên chúng ta để cùng đầu tư cho một tương lai mà chúng ta mong muốn. Những thách thức chung đang chờ đợi chúng ta chẳng hạn sự biến đổi khí hậu, loại bỏ rác thải nhựa, hay đưa nước Úc về mức zero tỉ lệ giảm phát carbon. Vì vậy nhìn các em tham gia vào chương trình thùng rác thông minh là một ví dụ quan trọng giúp các em yêu khoa học và cảm thấy khoa học thật sự hấp dẫn, nhưng đằng sau đó là tình yêu nước Úc, bảo vệ nước Úc tươi đẹp và bảo vệ môi trường.

 

Đó là tất cả những gì cần làm để giúp thế hệ kế tiếp cảm thấy hứng thú với khoa học và biết được rằng khoa học có thể cung cấp giải pháp để có được tương lai tốt đẹp hơn.