Bijinder Dugal, tại trung tâm Wentworthville Community Centre, nguồn: SBS
AUSTRALIA - Bijinder Dugal, giám đốc một quỹ hỗ trợ người cao niên từ cộng đồng người Ấn Độ, những người bị rào cản ngôn ngữ và văn hoá, hoà nhập với xã hội Úc.
Trung tâm Cộng đồng Wentworthville là một vùng ngoại ô cách trung tâm của Sydney 27 km về phía tây.
Đây là nơi một nhóm người lớn tuổi chủ yếu là người Úc gốc Ấn gặp nhau khoảng một lần mỗi tháng để sinh hoạt, hoạt động này do một tổ chức từ thiện nhỏ có tên AASHA thực hiện.
Vào một chiều thứ Bảy, phóng viên của SBS đã đến tham dự buổi gặp gỡ, tại đây nhóm đang học cách sử dụng Google Maps.
Người sáng lập tổ chức, là bà Bijinder Dugal, nói: "Ý tưởng lập ra tổ chức xuất phát khi tôi nghĩ biết có những người không thường xuyên tham gia các hoạt động vì rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Đây là những người mà chúng tôi gọi là bị kẹt ở những khoảng trống.Và chúng tôi tập trung mục tiêu vào những người này. Họ cũng là một phần của cộng đồng. Họ là di dân nhưng vì họ ngại nên tổ chức của chúng tôi giống như một cây cầu kết nối. Chúng tôi không muốn có một cộng đồng người Ấn tách biệt. Chúng tôi muốn họ trở thành một phần của toàn xã hội.”
Tổ chức đang điều hành năm nhóm hoạt động trên khắp Sydney.
Đối với bà Sushma, đến tham gia nhóm khiến bà thoải mái rất nhiều so với việc phải ở nhà một mình.
Bà nói "Khi ở nhà tôi chỉ dán mắt vào TV. Và tôi không biết mình đã xem TV bao nhiêu lâu, có lẽ từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày. Khi tôi đi ngủ, mắt tôi thực sự mệt mỏi. Nhưng dù sao tôi cũng có xem những thứ mang tính xây dựng và tôi cũng thích điều đó.”
Sự cô đơn và cô lập xã hội có tác động khác nhau đối với những người khác nhau.
Cô đơn là một trải nghiệm đau khổ khi cảm thấy đơn độc hoặc bị tách biệt, trong khi sự cô lập với xã hội có nghĩa là có ít người để tiếp xúc thường xuyên.
Tuy nhiên có những người có thể sống một mình mà không cảm thấy cô đơn, hoặc vẫn có thể cảm thấy cô đơn khi đang ở bên người khác.
Có người bị cô lập về mặt xã hội nhưng lại không cảm thấy cô đơn và ngược lại, và có người có thể đang sống với những người khác nhưng vẫn bị cô lập về mặt xã hội.
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng cả sự cô lập xã hội và sự cô đơn đều có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất.
Đối với bà Sushma, hiện đã ngoài 70 tuổi, việc tham gia các nhóm AASHA là một lối thoát xã hội.
Bà thường xuyên đi bộ từ Killara ở phía bắc Sydney đến Wentworthville cho buổi họp mặt hàng tháng của nhóm.
Bà nói “Nếu không làm thế, tôi sẽ dễ bị trầm cảm hơn. Và nhóm này giúp tôi có sự liên kết với những người cùng nhóm tuổi của. Điều đó rất tốt cho sức khỏe tâm thần, phải không? Vì vậy, tôi đến đây gặp bạn bè của mình, tôi thích hoạt động này còn hơn việc thích ca hát.”
Trong tiếng Phạn, từ ‘AASHA’ có nghĩa là ‘Hy vọng’.
Bên cạnh các hội thảo kỹ thuật, nhóm còn kiểm tra sức khỏe, điều hành các diễn đàn và hỗ trợ cũng như can thiệp sớm cho những người bị sa sút trí tuệ.
Tổ chức cũng vận động chính phủ, nhấn mạnh sự cần thiết của các dịch vụ hỗ trợ thích hợp cho người cao niên có nguồn gốc dân tộc Nam Á.
Và âm nhạc và thức ăn cũng là một phần quan trọng trong các cuộc gặp gỡ.
Tổ chức từ thiện này đã nhận được một số tài trợ của chính phủ nhưng bà Dugal nói rằng nó không đủ trang trải chi phí điều hành các nhóm, bà cho biết còn phải dựa vào lòng hảo tâm của các thành viên cộng đồng, những người tham gia hát, nấu ăn và kiểm tra sức khỏe miễn phí.
Những người tham gia chỉ phải trả một khoản phí nhỏ để tham dự, những người không đủ khả năng có thể đến miễn phí.
"Chúng tôi chỉ tính phí $5, bao gồm cả trà và bữa trưa cho tất cả các chương trình. Nó hoàn toàn không bao gồm chi phí hoạt động. Chúng tôi được hỗ trợ bởi một khoản tài trợ nhỏ từ Bộ Đa văn hóa NSW. Và điều đó đã giúp chúng tôi tiếp tục và chúng tôi hy vọng cộng đồng tiếp tục đến. Chúng tôi được khai khấu trừ thuế từ thiện. Chúng tôi cũng muốn mở thêm dịch vụ chăm sóc tại nhà cho những người có cùng nguồn gốc văn hóa.”
Sinh ra ở Ấn Độ, bà Dugal chuyển đến Úc vào những năm 1970.
Vóc người nhỏ nhắn, nhưng bà là kiểu người không bao giờ ngừng di chuyển. \
Bà có bằng Tiến sĩ Y khoa, và từng là một hiệu phó của một trường học.
Hiện bà đã nghỉ hưu công việc toàn thời gian, nhưng vẫn dành nhiều giờ để duy trì hoạt động của Quỹ.
Qũy của bà có 200 thành viên và nhiều nhóm hoạt động khắp Sydney, nhưng cho biết vẫn không đủ tình nguyện viên cho nhu cầu.
Kết quả Điều tra dân số năm 2021 cho thấy gần một nửa dân số Úc là di dân thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai, với ít nhất một cha hoặc mẹ sinh ra ở nước ngoài.
Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc và New Zealand để trở thành quốc gia xuất xứ phổ biến thứ hai. Số người sinh ra ở Ấn Độ và lớn lên ở Úc nhiều thứ ba.
Đối với bà Dugal và các tình nguyện viên khác, điều hành nhóm giờ đã trở thành một công việc toàn thời gian.
"Gần đây, chúng tôi làm việc khoảng 10 đến 12 giờ mỗi ngày, mặc dù chúng tôi có mọi người hỗ trợ, nhưng vẫn phải làm công việc hành chính của một tổ chức từ thiện có đăng ký. Chúng tôi vận động rất nhiều. Mọi người gọi đến bất cứ khi nào họ cần tìm số điện thoại trợ giúp, hoặc bất cứ thứ gì chúng tôi có thể giúp. Nhưng có những người giúp chúng tôi. Có nhiều người tình nguyện đến các nhóm để giúp đỡ theo những cách khác nhau. Và chúng tôi vẫn đang tìm kiếm thêm tình nguyện viên và thêm tiền. Hy vọng rằng chính phủ sẽ hỗ trợ chúng tôi nhiều hơn nữa vì đã đến lúc nhóm nào cũng cần một người điều phối. Làm điều đó về lâu dài như những gì chúng tôi đang làm là không bền vững.”
Tiến sĩ Sam Sundar là một bác sĩ đa khoa và là người nhận được Huân chương của Úc cho các dịch vụ cho cộng đồng.
Ông cũng là tình nguyện viên của tổ chức AASHA, hỗ trợ việc kiểm tra sức khỏe căn bản cho những người tham dự.
Tiến sĩ Sundar cho biết COVID-19 đã tác động tiêu cực đến nhiều bệnh nhân của ông, đặc biệt là nhóm người cao tuổi, họ chỉ mới thoát khỏi sự cô lập và cô đơn mà họ đã trải qua trong quá trình phong tỏa vì COVID.
“Tôi đã gặp rất nhiều người có vấn đề về tâm thần trong hai năm COVID, điều mà tôi chưa từng gặp trước đây. Bây giờ họ đang dần vượt qua điều đó. Nhưng sẽ mất nhiều thời gian."
Tiến sĩ Sundar cho biết các cuộc kiểm tra sức khỏe căn bản như kiểm tra chiều cao và cân nặng, kiểm tra lượng đường trong máu và huyết áp được thực hiện thường xuyên trong các cuộc họp, bên cạnh đó là những lợi ích về mặt tinh thần và cảm xúc mà hầu hết mọi người đều hướng tới.
"Những người này rất cô đơn. Rất nhiều người đang ở nhà một mình. Một số có con nhưng rất nhiều người phải ở một mình. Họ đến và gặp gỡ những người khác ở đây để có sự giao tiếp, đồng thời trao đổi ý tưởng, quan điểm và những thứ khác nhau mỗi tháng một lần, hoặc mỗi tuần một lần, ít nhất họ có thể ra ngoài và nói chuyện với mọi người.”
Mặc dù tổ chức chủ yếu tập trung vào các cộng đồng người Nam Á, nhưng cũng có người từ cộng đồng khác, và bất kỳ ai, bất kể nền tảng văn hóa của họ, muốn tham gia đều được khuyến khích tham gia.