Michele O'Neil, chủ tịch Nghiệp đoàn ACTU muốn công ty bốc xếp DP World đưa ra thỏa thuận tốt hơn cho công nhân. (Ảnh của Mick Tsikas/AAP)

 

 

AUSTRALIA - Lời kêu gọi chính phủ liên bang cần phải can thiệp để ngăn chặn sự leo thang cuộc biểu tình gay gắt của công nhân bến cảng đã bị cơ quan công đoàn cao nhất của Úc bác bỏ.

 

Sự bế tắc kéo dài giữa công ty bốc xếp DP World và Nghiệp đoàn hàng hải Úc - Maritime Union of Australia - đã dẫn đến việc công nhân bến cảng từ chối thực hiện một số phần công việc tại bến tàu giữa lúc tiền lương đang được đàm phán.

 

Trong khi nhân viên vẫn được trả lương trong thời gian diễn ra vụ biểu tình, công ty DP World đã đe dọa sẽ trừ tiền lương từ thứ Sáu ngày 12/01 đối với những công nhân tham gia cuộc biểu tình.

 

Mặc dù lo ngại sự leo thang trong tranh chấp có thể dẫn đến sự gián đoạn ở một số bến cảng bận rộn nhất ở Úc, chủ tịch Nghiệp đoàn ACTU, Michele O'Neil, đã bác bỏ đề xuất của liên minh mà chính phủ liên bang nên can thiệp.

 

Hôm ngày 11/01, Bà nói với ABC Radio rằng: “Nó không cần sự can thiệp, điều nó cần là một cuộc đàm phán công bằng và để công ty ngừng thực hiện hành động cực đoan cũng như đe dọa hành động đó”.

“Đây là công việc nặng nhọc, nguy hiểm mà các công nhân này làm cho chúng tôi trên bến tàu nên những đề xuất mà công ty đưa ra là không hợp lý.”

"Liên minh đang cố gắng tìm một số ý kiến chung."

 

DP World là công ty khai thác cảng lớn thứ hai ở Úc và vận hành khoảng 40% lượng vận tải hàng hóa đường biển.

 

Phát ngôn viên của DP World cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra với các nghiệp đoàn.

 

Phát ngôn viên này cho biết: “Nếu công nhân của chúng tôi không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình (vào hôm 12/01), công ty DP World sẽ thực hiện chính sách cắt lương đối với những nhân viên đó”.

 

Trong một bức thư điện tử (email) được DP World gửi tới các nhóm công nhân, công ty cho biết họ sẽ không chấp nhận việc một số công việc bỏ việc đi biểu tình.

 

Thư điện tử này có đoạn viết: “Đây là một bước cần thiết để giải quyết những tác động bất lợi của hoạt động biểu tình đối với các ngành công nghiệp quan trọng như thịt, nông nghiệp, và bán lẻ”,

“Sinh kế của vô số cá nhân đang bị đe dọa và chúng ta phải hành động để hạn chế thiệt hại kinh tế và ổn định hoạt động của cảng.”

“Chúng tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng công ty DP World Australia vẫn hoàn toàn cam kết giải quyết tranh chấp, đồng thời, bảo vệ lợi ích kinh doanh của chúng tôi và nền kinh tế rộng lớn hơn khỏi tác động của cuộc biểu tình.”

 

 

DP World đã thông báo với các nhóm công nhân rằng họ sẽ không chấp nhận việc công việc bị cuộc biểu tình làm cho gián đoạn. (Dean Lewins / HÌNH ẢNH AAP)

 

 

Phe đối lập liên bang đã cảnh báo sự leo thang của tranh luận tiền lương có thể dẫn đến sự gián đoạn kinh tế.

 

Tổng trưởng Ngân khố phe đối lập, Angus Taylor, kêu gọi Bộ trưởng Quan hệ Lao động (Workplace Minister), Tony Burke, can thiệp để giúp giải quyết các vấn đề đang tranh chấp.

 

Ông Taylor nói với đài ABC Radio: “Tất cả chúng ta đều phải trả giá đắt hơn nhiều khi các cảng ở Úc không hoạt động bình thường, chúng ta đã biết điều đó trong quá khứ”.

 

Các cuộc đàm phán giữa DP World và liên minh hàng hải đã tiếp tục cho đến ngày 11/01.

 

Bà O'Neil khuyến khích DP World ngồi vào bàn đàm phán với thỏa thuận tốt hơn cho công nhân của họ.

Bà nói “Tôi vừa kêu gọi công ty ngừng leo thang, đừng đe dọa đình chỉ mọi người, điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn cho bến tàu”.

 

Giám đốc Liên minh Thương mại và Vận tải, Paul Zalai, cho biết sự leo thang tranh chấp tại nơi làm việc từ cả hai phe là đáng báo động.

 

Ông nói: “Có vẻ như chúng ta đang nhanh chóng hướng tới việc công nhân sẽ đình công tại nơi làm việc”.

“Chúng ta phải tránh sự leo thang có thể dẫn tới sự gián đoạn tê liệt đã từng xảy ra trong vụ tranh chấp khét tiếng ở bến cảng Patrick hồi năm 1998.”