Các nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi về vắc-xin miễn phí và sẵn dùng cho tất cả mọi người. Nguồn: AFP

 

Yêu cầu này liên quan đến một chia sẻ bắt buộc trên toàn thế giới tất cả các kiến ​​thức và bằng sáng chế liên quan đến COVID-19, một kế hoạch sản xuất và phân phối nhanh chóng và công bằng, được tài trợ bởi các quốc gia giàu có, trong đó Úc nên dẫn đầu.

BY DARREN MARA, SUNIL AWASTHI

PRESENTED BY BÍCH NGỌC

 

Vắc-xin thường được quảng bá là giải pháp tối ưu cho cuộc khủng hoảng coronavirus và là giải pháp cuối cùng để mang cuộc sống trở lại bình thường.

 

Tìm ra một loại vắc-xin như vậy là điều rất khó khăn, tiến trình này đang được thực hiện trên toàn thế giới trong thời điểm này.

 

Nhưng ngay cả khi việc tiêm chủng như vậy trở thành hiện thực, vẫn có một vấn đề là làm cách nào đưa nó đến với mọi người trên khắp thế giới.

 

Tiến sĩ Rick Bright là một nhà miễn dịch học, và là cựu giám đốc của Cơ quan nghiên cứu và phát triển y học tiên tiến Hoa Kỳ.

 

Ông cảnh báo một ủy ban của Quốc hội Hoa kỲ rằng cần rất nhiều nỗ lực và kế hoạch để phân phối vắc-xin toàn cầu.

 

"Hiện tại, có hơn 100 cách tiếp cận khác nhau để phát triển vắc-xin cho coronavirus. Vì vậy, chúng tôi tự tin rằng ít nhất một hoặc hai trong số này sẽ mang lại hiệu quả. Nhưng chúng ta cần xác định được chìa khóa, những thách thức quan trọng cần phải lường trước và chuẩn bị sớm.

 

Thử thách số một là chuỗi cung ứng cho các loại vắc-xin đó, thuốc thử, chất đệm, muối và các thành phần khác nhau cho vắc-xin, cũng như các lọ thủy tinh mà vắc-xin được đưa vào cùng kim tiêm và ống tiêm.

 

“Thứ hai là một chiến lược phân phối và quản lý được phối hợp cẩn thận. Chúng ta chưa có chiến lược nào từ chính phủ về việc này. Và tôi nghĩ rằng chúng sẽ trở thành một vấn đề quan trọng nếu chúng ta không lên kế hoạch ngay.”

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ giúp phân phối vắc-xin.

 

“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có một loại vắc-xin vào cuối năm nay. Tôi nghĩ rằng việc phân phối sẽ diễn ra gần như đồng thời bởi vì chúng tôi đã chuẩn bị cho quân đội làm việc này."

 

Nhưng các quốc gia nghèo khó và cộng đồng thu nhập thấp ở các quốc gia có mức sống trung bình nằm ở trung tâm trong cuộc tranh luận về vắc-xin COVID-19.

 

Cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark đã tập hợp một bức thư ngỏ tới các bộ trưởng y tế quốc gia đang tổ chức các cuộc đàm phán quan trọng tại Hội nghị Y tế Thế giới vào tuần tới.

 

Bức thư kêu gọi một loại "vắc-xin cho tất cả mọi người".

 

Yêu cầu này liên quan đến một chia sẻ bắt buộc trên toàn thế giới tất cả các kiến ​​thức và bằng sáng chế liên quan đến COVID-19.

 

Thư ngỏ cũng kêu gọi một kế hoạch sản xuất và phân phối nhanh chóng toàn cầu và công bằng, được tài trợ bởi các quốc gia giàu có.

Và cũng yêu cầu bảo đảm rằng các loại vắc-xin, xét nghiệm và phương pháp điều trị sẽ miễn phí cho tất cả mọi người, ở mọi nơi.

 

Bà Clark nói rằng các quốc gia giàu có như Úc và New Zealand nên giúp đỡ phần còn lại của thế giới.

 

"Nếu chúng ta không cung cấp việc sử dụng vắc-xin cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi, thì chúng ta sẽ phải đối mặt với thời kỳ ảm đạm phía trước. Bởi vì, căn bệnh này trở thành mãn tính và chúng ta chỉ có thể an toàn ở New Zealand hoặc khu vực Trans-Tasman, chứ không thể tự tin đi nơi nào khác vì căn bệnh này."

 

Liên minh châu Âu đang dẫn đầu các cuộc đàm phán, và bà Clark cho rằng các tiến bộ lạc quan sẽ được thực hiện.

 

"Tôi lạc quan rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra do EU dẫn đầu sẽ đưa chúng ta đến một quyết định nào đó. Nếu họ đưa chúng ta đến với một loại vắc-xin dành cho tất cả mọi người, thì đó quả là con đường thánh thiện nhất.”

 

Úc không ký vào bức thư ngỏ này.

 

Nhưng một phát ngôn viên của tổng trưởng y tế liên bang Greg Hunt nói rằng chính phủ sẽ tiếp tục tham gia vào các cuộc đàm phán.

 

Tất cả mọi thứ cuối cùng phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia giàu có và các công ty dược phẩm hùng mạnh.

 

Mặc dù vậy, bà Clark nói rằng có một tiền lệ để mang lại hy vọng - đặc biệt khi Úc dẫn đầu.

 

"Chúng ta trông chờ vào các quốc gia giàu có nhất, những người hiện đang khó khăn, nhưng họ biết rằng vắc-xin là cách để có một tương lai tốt hơn. Rất nhiều người đang vận động cho sự đoàn kết để bảo đảm bảo rằng vắc-xin được phát triển và phổ biến rộng rãi.

 

Điều này sẽ cần khá nhiều hỗ trợ để đưa vắc-xin đến khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng các nước tài trợ đã từng rất hào phóng trong quá khứ khi chia sẻ vắc-xin. Úc đã rất hào phóng."

 

Và trong khi có nhiều áp lực cho cách tiếp cận đa phương, việc điều chế ra một loại vắc-xin hiệu quả vẫn cần một thời gian nữa.