Một y tá đang khám cho một bệnh nhân. Nguồn: Getty Images FG Trade 002

 

 

 

 

Việc chăm sóc cho những người thân yêu bị chứng sa sút trí tuệ hiện gặp nhiều thách thức. Các chuyên gia cho biết các gia đình hiện cố gắng hơn bao giờ hết để mang lại sự hỗ trợ cần thiết cho người thân trong thời buổi đại dịch diễn ra.

 

 

Phó Giáo sư Bianca Brijnath là giám đốc của ngành xã hội về lão hóa thuộc Viện Nghiên cứu về Lão Hóa Toàn quốc, hiện quan ngại về những thách thức lớn lao mà các gia đình gánh chịu trong thời gian phong tỏa tại Victoria, nơi các vụ viếng thăm nhà dưỡng lão bị giới hạn gắt gao do các biện pháp kiểm soát lây nhiễm.

 

 

Bà cũng nghe một số gia đình di dân đã áp dụng các biện pháp mạnh mẽ, để đưa người thân của họ ra khỏi viện dưỡng lão, hầu bảo vệ họ khỏi các cơn bùng phát của COVID-19.

 

 

Thế nhưng giáo sư Brijnath đề nghị rằng, mọi người nên suy nghĩ lâu dài và mạnh mẽ trước khi thay đổi việc chăm sóc cho người thân, trong khi nhiều thử thách trước khi có đại dịch khiến người thân của họ bị sa sút trí đã phải vào viện dưỡng lão nên được xem xét trước tiên.

 

 

 

Giáo sư Bianca Brijnath nói “Các khó khăn không biến mất, vì vậy khi quí vị chọn những người cần được chăm sóc rất nhiều, họ sẽ bị nhốt trong các cơ sở vốn được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu như vậy".

"Rồi khi quí vị mang họ về nhà vốn không được thiết kế để đáp ứng các đòi hỏi cao như vậy, tôi muốn nói đó sẽ là một tình trạng hết sức nguy hiểm, cho chính quí vị và người thân mắc chứng sa sút trí tuệ”

 

 

Bà nhận xét các yếu tố căng thẳng gia tăng cho những người chăm sóc và người thân của họ mắc chứng sa sút trí tuệ, khi họ sống chung dưới một mái nhà trong thời gian phong tỏa.

 

 

Bà cho biết, việc không thể chăm sóc 24 giờ một ngày không thể thực hiện tại nhà, có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho người chăm sóc và bệnh nhân với chứng bệnh nầy.

 

 

Bà cho hay “Việc đó có thể gây tổn hại cho họ, và có thể nguy hại cho chính quí vị".

"Nó có thể hoàn toàn là những khó khăn về mặt tình cảm và phải làm việc nặng nhọc".

"Hãy thực sự cẩn thận, và theo dõi trên trang mạng My Aged Care, để xem chính phủ địa phương có thể giúp đỡ được những gì, thế nhưng trước hết hãy nói chuyện với bác sĩ gia đình".

"Hãy cố gắng và chuẩn bị càng nhiều càng tốt, trước khi khởi sự những bước đáng kể”

 

 

Bà tin rằng, việc tự chăm sóc là cần thiết để bảo đảm rằng những người chăm sóc có ý muốn và khả năng để lo lắng cho một người cần đến.

 

Bà đề nghị nên lập danh sách các hỗ trợ từ các thân nhân, thêm vào dịch vụ chăm sóc tại gia khi nào có thể thực hiện.

 

 

Bianca Brijnath nói “Những người trong gia đình trông nom người thân với chứng sa sút trí tuệ từ khi chẩn đoán, cho đến khi người nầy qua đời. Họ có gia đình riêng mà phải dành thời giờ ngày đêm cho công việc đó".

"Vì vậy trong trường hợp có những vụ phong tỏa chặt chẽ, có thể người thân không đến nhà quí vị được, thế nhưng quí vị cũng có thể có một người thân là người chăm sóc, để chia sẻ cho quí vị một ít”

 

 

Còn bà Maree McCabe, là chủ tịch của Hiệp hội Sa Sút Trí Tuệ Úc Châu, cho biết, COVID-19 đặc biệt gây nhiều thách thức không chỉ đối với nhân viên chăm sóc rồi gia đình của họ, mà cũng ảnh hưởng đến hơn 50 phần trăm các cư dân sống trong viện dưỡng lão mắc chứng sa sút trí tuệ.

 

 

Nhiều người không thể gặp người thân do các hạn chế tại các nhà dưỡng lão.

 

“Chúng tôi tìm thấy trong cuộc khảo sát rằng, không có sự quan tâm của gia đình và người thân cho những người bị chứng sa sút trí tuệ, thì các triệu chứng ngày càng gia tăng nhanh chóng và điều đó có nghĩa là người bệnh mất đi khả năng làm những việc mà họ có thể làm và với những người sống với chứng sa sút trí tuệ, họ sẽ không thể phục hồi các chức năng đã mất”, Maree McCabe.

 

 

Bà cũng quan ngại là tình trạng tệ hại tương tự cũng xảy ra cho những người sống với chứng sa sút trí tuệ tại nhà.

 

Bà nói “Đối với những người trong cộng đồng, chúng tôi tìm thấy rằng những người trước đây có lần ra ngoài để làm một số công việc mà họ cần đến, thì nay họ lo sợ chuyện đi ra ngoài".

"Họ mất tin tưởng và cũng gia tăng về các triệu chứng”.

Bà nói rằng sự thay đổi bất ngờ của các nhân viên chăm sóc, giữa lúc xảy ra đại dịch có thể gây ra nhiều ý tưởng tiêu cực cho những người mắc chứng sa sút trí tuệ, trong các viện dưỡng lão.

 



Bà Maree McCabe. “Quả thật hết sức khó khăn, chúng tôi đối diện với các tình huống mà chưa hề có trước đây, khi các viện dưỡng lão mất đi đến 80 phần trăm nhân lực, hay 100 nhân viên bị cách ly và những chuyện nầy quả là hết sức khó khăn".

"Các nhân viên không phải là những người có các hiểu biết về cư dân trong viện dưỡng lão và đặc biệt những người sống với chứng sa sút trí tuệ, cũng như mọi cư dân cần việc chăm sóc cao niên".

"Chúng ta biết nhiều về họ bao nhiêu, thì chúng ta càng được trang bị tốt hơn, để có thể hỗ trợ cho họ, để bảo đảm các nhu cầu của họ được đáp ứng”

 

 

Được biết các cơ sở tuân thủ những chính sách kiểm soát chặt chẽ việc lây nhiễm, chỉ cho phép người thân viếng thăm, nếu họ ký tên vào một bảng tuyên bố xác nhận rằng họ không tiếp xúc với bất cứ ai nhiễm COVID-19, hay chính họ không đau ốm hay có bất cứ triệu chứng nào.

 

 

Bà nói rằng, các thành viên gia đình hiện tìm cách mang lại sự bình thường trong nhiều tình huống bất thường cho những người thân yêu sống với chứng sa sút trí tuệ.

 

 

Bà đề nghị nên có việc liên lạc thường xuyên và trò chuyện qua video với người thân, ₫ể kiểm soát tình trạng của họ.

 

 

Bà Maree McCabe nói “Một số người làn những công việc hết sức tuyệt vời, vì vậy nếu họ mang một khẩu trang, hay mang một tấm ảnh chung quanh cổ với tên họ, thì các cư dân thường nhận ra việc đó”

"Một số triệu chứng có thể giống như một số bệnh khác, vì vậy điều quan trọng là nên được khám bệnh”

 

 

Còn ông Edgard Proy là một công nhân xây dựng tại Victoria, mặc dù trước đó ông được khuyên là không nên đến viếng thăm cha mẹ già tại viện dưỡng lão, ông tìm cách thuyết phục người quản lý cơ sở, cho ông đóng vai trò nhân viên chăm sóc cho cha mẹ ông ít nhất hai lần mỗi tuần.

 

 

Ông Edgard Proy nói “Đây là những lời tôi nói với quản lý của nhà dưỡng lão là ‘Tôi đã thử nghiệm 3 lần và tôi tiếp tục thử nữa, nếu có triệu chứng’.

"Tôi phải tắm mỗi lần trước khi đi vào, phải chăm sóc từ đầu đến chân, uống trà gừng và trà nghệ, trang bị đủ thứ để chắc chắn là mấy con virus không xâm nhập vào tôi".

"Rõ ràng việc mang khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội, rửa tay là những chuyện rất cần thiết”

 

 

Trong khi sống tại tiểu bang Victoria bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh coronavirus với khoảng 95 phần trăm số tử vong cả nước là những người cao niên, cha mẹ ông Proy hiện khỏe mạnh và mới cử hành sinh nhật lần thứ 54.

 

 

Chiến thuật chăm sóc của ông liên quan đến việc thuê một nhân viên chăm sóc tư nhân cho cha mẹ ông 5 ngày mỗi tuần, trong khi những ngày còn lại ông sẽ là người chăm sóc thêm.

 

 

Edgard Proy nói "Việc đó được tài trợ do khoản tiết kiệm cá nhân của họ, vì vậy chúng tôi không có ngân quỹ nào của chính phủ hay của cơ quan nảo khác, chúng tôi chi giải quyết vấn đề bằng chính đôi tay của mình mà thôi”

 

 

Một chuyện bất ngờ xảy ra khi ông khám phá rằng mẹ ông Monica với chứng sa sút trí tuệ, hiện uống nhiều thuốc do thiếu hụt nhân viên trong viện dưỡng lão trước đây.

 

 

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, việc dùng thuộc để kềm chế là một hành động thường xảy ra trước khi có đại dịch, một số cuộc nghiên cứu cho thấy có 1 phần 3 những người ở viện dưỡng lão được uống thuốc ngủ, trong khi 32 phần trăm khác dùng thuốc an thần trên căn bản hàng ngày.

 

 

Edgard Proy nói  “Chúng tôi tiếp tục giữ các nhân viên chăm sóc tư nhân, bởi vì chúng tôi nhận thức rằng, một số người sống với chứng sa sút trí tuệ khi bệnh tiến triển, thì trí óc của họ bị thoái hóa".

"Nay bà ta hành sử như một đứa trẻ, có thể đi đứng, có thể làm mọi chuyện cần thiết trong cuộc sống".

"Nếu chúng tôi để bà một mình, thi bà chỉ nằm đó rồi chờ chết”

 

 

Các dữ kiện mới đây của Ủy ban Năng suất cho thấy, thời gian chờ đợi trung bình để được chăm sóc tại gia, từ 7 tháng cho việc chăm sóc với mức độ căn bản, cho đến 34 tháng cho việc chăm sóc ở mức độ cao nhất.

 

 

Cũng giáo sư Brinath nói rằng, trong khi các gia đình có nguồn gốc khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ muốn giữ người thân với chứng sa sút trí tuệ ở nhà, thì việc chờ đợi để nhận được sự chăm sóc tại gia đôi khi có thể kéo dài hàng năm, do các vấn đề khó khăn trong hệ thống.

 

 

Giáo sự Bianca Brijnath nói “Nếu quí vị có đủ tài nguyên từ những nguồn riêng tư và việc hỗ trợ được bảo đảm, tôi muốn nói khẳng định là sẽ làm chuyện đó, vì thời gian chờ đợi có thể sẽ rất lâu”

 

 

Còn ông Proy nói rằng, ông từng bị xem là người gây rắc rối, qua việc ông kiên quyết tranh đấu để chăm sóc tốt nhất cho cha mẹ ông, với hậu quả là thường khi họ phải sống trong hệ thống cứng rắn hơn.

 

 

Lời khuyên của ông với các gia đình khác có người thân trong viện dưỡng lão là khá đơn giản.

 

Ông Edgard Proy nói "Nếu họ thực sự muốn đến đó và chăm sóc cho cha mẹ họ, thì đó là quyền của họ".

"Nếu quí vị là những được ủy quyền về mặt luật pháp, quí vị được phép đến đó, không ai có thể ngăn cản được quí vị".

"Chỉ vì cơ sở cho rằng, có những qui luật, luôn luôn có cách thức để liên lạc và thương thuyết, vì vậy nếu quí vị thực sự muốn đến đó và trông thấy cha mẹ để giúp đỡ, thì hãy cố gắng làm chuyện nầy”

 

 

Được biết có hơn 100 chứng bệnh có thể dẫn đến sa sút trí tuệ, với Alzheimer là nguyên nhân thường thấy nhất.

 

 

Bệnh nầy ảnh hưởng đến 70 phần trăm những người bị chứng sa sút trí tuệ, với việc mất trí nhớ là dấu hiệu dễ biết nhất.

 

 

Còn bà Maree McCabe thúc giục các gia đình hãy để ý đến tính tình bất thường của người thân cao tuổi, khi những việc nầy có thể là dấu hiệu sớm của chứng sa sút trí tuệ.

 

 

Bà Maree McCabe nói “Với các hình thức của chứng sa sút trí tuệ, nó không làm hại cho trí óc và người ta có thể nhận xét là có sự thay đổi trong tính tình".

"Chuyện đó có thể xảy ra bất ngờ, người ta bắt đầu nghĩ đó hoàn toàn không phải là tính tình của họ; đó có thể là họ mất đi sự mong muốn làm một số công việc và họ có thể trở nên hoàn toàn lãnh đạm và không muốn bị quấy rầy".

"Một số triệu chứng có thể giống như một số bệnh khác, vì vậy điều quan trọng là nên được khám bệnh”

 

 

Để biết thêm thông tin, hãy gọi đường giây trợ giúp về sa sút trí tuệ National Dementia Helpline ở số 1800 100 500 hay Ủy ban An toàn và Phẩm Chất của Việc Chăm sóc Cao niên Aged Care Quality and Safety Commission ở số 1800 951 822.

 

 

Để tìm biết xem làm thế nào quí vị có thể chăm sóc cho người thân với chứng sa sút trí tuệ, hãy vào trang mạng National Dementia Helpline. có những hướng dẫn hàng ngày trong Tuần lễ Nâng cao nhận thức về Sa sút trí tuệ, từ ngày 21 cho đến 27 tháng 9.

 

 

Để được giúp đỡ về ngôn ngữ, xin gọi đường giây Dịch vụ Thông Phiên Dịch ở số 131450 và yêu cầu ngôn ngữ nào quí vị muốn sử dụng.