Sabeeha trồng cây nho lấy lá được dùng trong các món ăn ở Dolma trong sân nhà của mình ở Coffs Harbour. Nguồn: SBS/Lucy Murray
Vào năm 2017, làn sóng những người tỵ nạn đến Úc để tránh cuộc chiến tại Iraq và Syria. Đa số họ tìm cách vượt qua các thống khổ của chiến tranh, thì việc học một ngôn ngữ mới và điều chỉnh với cuộc sống quả là hết sức khó khăn. Thế nhưng 4 năm qua, một người tỵ nạn Yazidi bắt đầu công việc của chính mình và mọi chuyện diễn ra khá khởi sắc.
Việc nấu ăn kích thích tất cả các giác quan nhưng trong lớp học này, thị giác, khứu giác và vị giác là quan trọng nhất.
Thế nhưng cô Sabeeha Hameed Abdo, người bị điếc nặng lại dạy nấu ăn ở thị trấn ven biển Coffs Harbour, thuộc tiểu bang New South Wales
Cô giao tiếp thông qua ngôn ngữ ký hiệu, nên SBS đã sử dụng giọng nói qua máy dịch để kể câu chuyện của cô ấy.
Sabeeha Hameed Abdo nói “Tôi cảm thấy thật dễ thương, khi có thể chia sẻ tài năng nấu nướng của người Iraq với người dân Úc".
"Tôi nghĩ họ yêu thích và cho rằng các món rất ngon, cũng như thưởng thức rất nhiều những món ăn này”.
Cô là một người tỵ nạn Yazidi cùng làm việc trong một toán với một thông dịch viên về câm điếc AUSLAN, được gởi đến qua tổ chức trợ giúp người tỵ nạn có tên là Dịch vụ Định cư Quốc tế.
Được biết người Yazidi còn gọi là Yezidi, là một cộng đồng sắc tộc tôn giáo người Kurd bản địa tại bắc Lưỡng Hà.
Tôn giáo của họ là đạo Yazidi, có liên hệ tới cả Hồi giáo, Kitô giáo, Do Thái giáo, Hỏa giáo và tín ngưỡng Lưỡng Hà cổ đại.
Cộng đồng Yazidi hiện có khoảng từ 200 tới 700 ngàn người, tập trung phần lớn ở miền bắc Iraq, đặc biệt tại hai huyện Sinjar và Shekhan.
Ngoài ra, những đợt lánh nạn trước đây cũng làm nhiều người Yazidi phải định cư tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và một số nước châu Âu, trong số đó có nước Úc.
Người thông dịch giúp Sabeeha trả lời các câu hỏi về cuộc sống trước đây trong nền văn hóa Iraq và Syria.
Được hỏi cô có trồng trọt gì khi còn ở Iraq không, Sabeeha cho biết.
Sabeeha Hameed Abdo nói “Vâng chúng tôi trồng rất nhiều củ hành khi còn ở quê nhà Iraq”.
Việc nấu nướng được dạy qua các thí dụ và bài học được các học viên của cô tán thưởng.
Nếu có câu hỏi nào, thì quí vị phải gõ một tiếng bang.
Đó không phải là một cử chỉ lịch sự, thế nhưng một tiếng bang to khi nó rung chuyển, sẽ khiến cho người dạy phải chú ý.
Đầu tiên nó có vẻ không đẹp, thế nhưng nó lại là tất cả kinh nghiệm trong việc học nấu ăn trong nhà bếp của cô Sabeeha.
“Quả thật là tuyệt vời. Cô ấy có một tính cách tốt, rất kiên nhẫn và rất giỏi trong công việc”.
“Cô ta chịu khó học hỏi, có lẽ không nên đặt câu hỏi khi Sabeeha đã bận rộn cả hai tay và thực sự không thể trả lời”.
Đó là một lớp học về văn hóa Iraq và nhận thức về người khiếm thính, được gói gọn trong một món Dolma gọn gàng, đó là món lá nho nhồi cơm và các nguyên liệu khác phổ biến ở Trung Đông.
Lớp học nấu ăn này đã được hình thành 4 năm qua.
Khi Sabeeha đến từ miền bắc Iraq vào năm 2017, cô ấy đã phải học tiếng Anh cũng như loại ngôn ngữ cho người khiếm thính AUSLAN.
Học hai ngôn ngữ đã khó, nhưng nó đã mở một cơ hội ra thế giới bên ngoài.
Ở Iraq, Sabeeha không được đến trường.
Thay vào đó, cô dành cả ngày để nấu ăn cho những đứa em của mình, sử dụng những công thức mà cô đã được mẹ dạy.
Sabeeha Hameed Abdo nói “Quí vị không thấy những người khuyết tật ở Iraq, vì họ bị giữ ở nhà".
"Tôi đã phải học cách đọc nhép từ môi của tất cả bạn bè và gia đình để hiểu họ nói gì, tôi cũng không có bất kỳ ký hiệu ngôn ngữ nào hay có cách tiếp cận nào, do tôi không được đi học, vì vậy thật hết sức khó khăn”.
“Tôi rất vui sướng khi có thể đi ra ngoài và hãnh diện là tôi có thể thực sự ra khỏi mọi mặc cảm và làm mọi việc bằng chính mình”.
Cô và những người em gái chạy trốn khỏi Iraq, khi nhóm tự xưng Nhà nước Hồi Giáo tiến lên phía bắc và nhắm vào cộng đồng người Yazidi.
Nhân viên hỗ trợ cho cô là bà Rayti Collins tỏ ra ngạc nhiên trước sự tiến bộ vượt bậc.
Rayti Collins nói “Hãy nhìn xem bao nhiêu là sự tiến triển, từ chỗ ‘tôi điếc, tôi không thể làm’ cho đến chuyện ‘ồ tôi điếc, vì vậy làm thế nào chúng ta có thể làm được?’.
"Quả là hết sức tuyệt diệu, giống như là cô ấy được tặng cho rất nhiều chìa khóa để mở cửa vào thế giới nầy vậy, cũng như chẳng có gì có thể ngăn cản được cô ta cả”.
Đối với Sabeeha, việc đến được nước Úc và học ngôn ngữ của người khiếm thính lẫn Anh Ngữ là những việc thay đổi cả cuộc đời.
Sabeeha Hameed Abdo nói “Tôi rất vui sướng khi có thể đi ra ngoài và hãnh diện là tôi có thể thực sự ra khỏi mọi mặc cảm và làm mọi việc bằng chính mình”.
Hiện nay lớp dạy nấu ăn của Sabeeha phải có một danh sách chờ đợi và cô cũng được các khách hàng là những công ty nhờ đến, để giúp đỡ trong ngày phát triển nhân viên của họ.