Thông tin nội bộ cho biết phương thức làm việc của tiểu bang NSW trở thành “tiêu chuẩn vàng” trong việc truy vết nguồn lây nhiễm coronavirus. Nguồn: Kevin Dong

 

 

 

Những ca nhiễm không rõ nguồn gốc là một thách thức trong việc phòng chống COVID-19, công việc của những nhân viên tìm kiếm đường dây và ngọn nguồn lây nhiễm là gì? Họ phải vượt qua những dấu mốc quan trọng nào về tốc độ và thời gian truy vết? Chuyên gia dịch tễ nói có năm dấu hiệu giúp quá trình tìm kiếm nguồn lây nhiễm được thành công.

 

 

Tìm kiếm nguồn lây nhiễm, đối với các ca lây nhiễm trong cộng đồng là một quá trình điều tra, kiểm tra,  và giám sát những người đã bị nhiễm một bệnh dịch, theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhằm chặn đứng sự lan rộng của một bệnh dịch tới mức tối đa.

 

-Các chuyên gia y tế sử dụng công cụ tìm kiếm này lâu nay, nhưng đều thừa nhận công việc rất khó khăn.

 

-Mục tiêu thành công là nhân viên y tế phải tìm ra người tiếp xúc trong vòng 24 tiếng sau khi họ được xác nhận đã tiếp xúc với một ca dương tính.

 

-14 tới 20% số ca nhiễm không xuất hiện triệu chứng, vì vậy cần phải chạy đua với thời gian và làm xét nghiệm nhiều hơn nữa.

 

 

Truy tìm những ca nhiễm bí ẩn (không rõ nguồn gốc) trong cộng đồng là một công cụ rất quan trọng nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng khỏi COVID-19.

 

Giáo sư Mary-Louise McLaws và Raina MacIntyre, thuộc trường Đại Học New South Wales (UNSW), là những chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và dịch tễ học, cho biết có 5 dấu hiệu giúp quá trình tìm kiếm nguồn lây nhiễm được thành công.

 

 

1. Phát hiện và điều tra

Để tìm ra đường dây nhiễm bệnh, bạn phải xác nhận đúng nơi nó bắt đầu.

 

Để làm được điều này, việc giám sát là rất quan trọng. Giáo sư McLaws nói:

‘Bạn cần phải liên lạc với tất cả những người bị nghi ngờ trước khi họ có thời gian biến chính mình thành nguồn lây bệnh cho người khác.’

‘Vì vậy, bạn phải phát hiện ra họ trước ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 5 sau khi họ tiếp xúc với người bệnh, bởi vì hầu hết mọi người đều chờ đợi từ hai đến ba ngày rồi mới đi xét nghiệm virus’.

 

 

2. Tốc độ

Giáo sư McLaws and MacIntyre đều nói dấu hiệu tốt chứng tỏ một hệ thống truy tìm đường dây nhiễm bệnh đang hoạt động nhanh chóng và hiệu quả đó là nhân viên y tế có thể liên lạc với người nhiễm bệnh trong vòng 24 tiếng sau khi họ xuất hiện triệu chứng.

 

 

‘Một trong những phương pháp đang sử dụng tại Úc là tích cực xác định được người nhiễm bệnh trong 24 giờ đầu tiên sau khi họ nhận thấy triệu chứng, và tôi tin rằng cho đến lúc này, Victoria đạt được tỉ lệ 100% trong việc này.’

 

 

Giáo sư McLaws nói thêm:

‘Con số ca nhiễm giảm hẳn trong những ngày gần đây, vì số lượng ca nhiễm được truy tìm thành công đã tăng lên đáng kể’.

 

 

Còn nếu người tìm kiếm không thể liên lạc được với ca nhiễm đã được xác nhận, tới 5 ngày sau khi họ xuất hiện triệu chứng, thì điều gì sẽ xảy ra?

 

‘Họ sẽ trở thành nguồn lây bệnh cho người khác, và thời gian đủ lâu để một đường dây nhiễm bệnh mới hình thành, đó là vào ngày thứ ba, tư và năm sau khi phát bệnh, họ đã trở thành một nguồn lây thầm lặng vì trước đó họ chưa thấy xuất hiện một triệu chứng nào’.

 

Đây là nguyên nhân tại sao các chuyên gia cho rằng trở ngại thứ 3 là khó đạt được nhất.

 

3. Số nhân viên tìm kiếm nguồn lây bệnh

Còn nhớ khi Victoria bước vào đợt phong toả thứ hai, các ca nhiễm đã ở mức đỉnh cao và việc tìm kiếm nguồn lây trở nên khó khăn, gần như không thể kiểm soát.

 

‘Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu họ có thể tiếp tục tỉ lệ tìm kiếm thành công trong vòng 24 tiếng với số lượng ca nhiễm ca như vậy.’

 

 

Giáo sư McLaws đã phát triển một hệ thống để đo lường các ca nhiễm coronavirus.

‘Dựa trên những gì thu thập được, về con số ca nhiễm tăng cao và nhanh chóng như vậy, tôi cho rằng họ đã không thể giữ được sự kiểm soát với các trường hợp nhiễm bệnh.

 

Kể từ tháng Ba, Victoria ở trong vùng xanh và vàng, sau đó tiểu bang ở trong khu vực màu vàng trong một khoảng thời gian dài, và đến ngày 18/6 chuyển sang khu vực báo động màu đỏ và cứ thể giữ cho đến cuối đợt phong toả.’

 

 

Nhà dịch tễ học này nói rằng nguyên nhân là tiểu bang không có đủ số lượng nhân viên tìm kiếm nguồn lây bệnh, để đối phó với các ca nhiễm.

 

 

Giáo sư MacIntyre nói thêm:

‘Một ca nhiễm có thể tiếp xúc trung bình từ 10 – 25 người khác, vì vậy nếu có 100 ca một ngày, bạn cần phải tìm kiếm 1,000 – 2,500 người trong vòng 24 tiếng đồng hồ.’

 

 

Giáo sư nói thêm:

‘Bảng khảo sát về nguồn lây nhiễm cũng mất thời gian nữa… một ngày trung bình làm 8 tiếng đồng hồ, được nghỉ 1 tiếng, thì bạn chỉ có thể điều tra được từ 7 đến 10 người đã tiếp xúc với ca nhiễm.

Vì vậy bạn cần rất nhiều nhân viên tìm kiếm để khảo sát tất cả những người tình nghi, và bạn còn phải truy tìm những ca nhiễm của ngày hôm trước nữa, vì vậy bạn liên tục bị chậm lại đằng sau’.

 

 

4. Thời gian điều tra từng ca nhiễm

Giáo sư McLaws nói đây là nguyên nhân tại sao mỗi nhân viên y tế phải dành nhiều thời gian cho từng trường hợp nhiễm bệnh.

 

‘Việc này có thể tốn thời gian, bạn không thể làm xong chỉ trong nửa tiếng đồng hồ, và có thể khó khăn hơn nếu bạn phải tiếp xúc với một người mắc triệu chứng tiềm ẩn sẽ trở thành một nguồn lây nhiễm quan trọng.

 

Người ta sẽ không vui vẻ khi nói chuyện với bạn, vì bạn vừa mới liên lạc với họ trong vòng 24 tiếng, bạn đã hỏi họ rất nhiều câu hỏi, nhắc họ nhớ lại họ đã tiếp xúc với những ai, và thậm chí họ sẽ phải nhớ lại 14 ngày trước đó nữa.’

 

 

5. Xây đắp sự tin tưởng và thông cảm

Một số người hiểu được họ phải phối hợp để trả lời câu hỏi khảo sát, nhưng nhiều người khác thì nghĩ rằng đây là một sự sai khiến họ.

 

 

Vì vậy, có người tự nguyện và yêu cầu nhân viên y tế có thể hỏi từng câu hỏi một, nhưng những người khác có thể muốn thay đổi quá trình “tấn công” này.

 

 

Điều này trở nên quan trọng trong công việc của nhân viên y tế.

 

 

‘Khả năng một người có thể đáp ứng tốt hoặc có thể bác bỏ, nếu họ nghĩ bạn nói chuyện với họ dựa trên một bảng hỏi cho trước, thì họ sẽ cảm thấy xa cách, không hợp tác, có người chỉ muốn bạn bỏ bảng khảo sát xuống và hỏi chuyện họ bình thường thôi, vì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn, và bạn cũng phải cố gắng để không đánh giá một cách chủ quan một ai cả. Vì vậy, nhân viên điều tra phải bày tỏ sự thông cảm tuyệt đối và sự tôn trọng.’

 

 

Mỗi một ca tiếp xúc với ca nhiễm coronavirus bị thiếu thông tin hoặc không xảy ra trôi chảy, thì người đó trở thành một ca nhiễm không thể biết nguồn lây.

 

‘Bởi vì mọi người sẽ không chia sẻ thông tin, nếu họ nghĩ bạn đang đánh giá con người họ. Bạn không thể xây dựng sự tin tưởng trong một khoảng thời gian ngắn’.

 

 

Các tiểu bang và vùng lãnh thổ cần cải thiện điều gì?

Giáo sư MacIntyre nói kinh nghiệm của Victoria là ví dụ rõ ràng nhất về những gì xảy ra khi bạn không có nhiều tài nguyên để tìm kiếm nguồn lây bệnh, và tìm kiếm một cách nhanh chóng.

 

‘Nó khiến mọi thứ trở nên mất kiểm soát.

 

Một trong những vấn đề lớn nhất tại Victoria là thiếu tài nguyên trầm trọng.

 

NSW đã làm rất tốt và lần tìm dấu vết của những ổ dịch rất thành công, bởi quá trình tìm kiếm nguồn lây bệnh hiệu quả, nhanh chóng và thông suốt.’

 

 

Trong khi đó, giáo sư McLaws nói bà muốn thấy các nhân viên y tế và câu hỏi khảo sát của họ phải được cải thiện hơn, để có thể điều tra cặn kẽ hơn.

 

 

Một phần trong công tác tìm kiếm nguồn lây nhiễm là bạn phải quyết định liệu một người có bị nhiễm bệnh hay không, cũng như kết luận liệu họ có nên ở cách ly trong nhà không để không lây bệnh cho gia đình.

 

‘Nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào và bạn được xác định là một nguồn tiếp xúc không quan trọng, thì bạn có thể bị lọt qua khỏi kẽ hở bởi vì bạn sẽ không đi xét nghiệm.

 

Nhưng chúng ta cũng biết có tới từ 14 tới 20% số ca nhiễm không xuất hiện triệu chứng. Vì vậy cần phải làm xét nghiệm nhiều hơn nữa.’