Clare O'Neil nói rằng thị thực dành cho nhà đầu tư quan trọng là một phần của hệ thống "bị hỏng" mà Đảng Lao động đã kế thừa. Nguồn: AAP / Mick Tsikas

 

 

AUSTRALIA - Chương trình visa nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn đến Úc đã bị dừng lại do lo ngại chương trình này có thể bị các quan chức tham nhũng và tội phạm ngoại quốc lợi dụng.

 

Chính quyền Albanese đã dừng nhận đơn xin visa Significant Investor, vốn đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ đối với những người đầu tư 5 triệu đô-la vào Úc.

 

Thay vào đó, nó sẽ được xem là một phần của loại visa tài năng và đổi mới trong chiến lược di trú mà chính phủ công bố vào tháng 12/2023.

 

Tổng trưởng Nội vụ Clare O'Neil cho biết chương trình này vốn được chính phủ Gillard đưa ra vào năm 2012, là một phần của hệ thống di trú “bị hỏng” mà đảng Lao động tiếp quản.

 

Bà nói “Rõ ràng trong nhiều năm, loại visa này không mang lại những gì đất nước và nền kinh tế của chúng ta cần từ một hệ thống di trú,”

“Visa đầu tư là một trong nhiều khía cạnh của hệ thống mà chúng tôi đang cải tổ để tạo ra một hệ thống phù hợp với đất nước của chúng ta.”

 

 

Chương trình thị thực cho phép các nhà đầu tư giàu có mua đường vào Úc đã bị bãi bỏ. Nguồn: AAP / Mick Tsikas

 

 

Visa yêu cầu đầu tư tối thiểu 5 triệu đô la vào Úc để đổi lấy quyền thường trú tự động.

 

Không giống các loại visa khác, người giữ visa đầu tư không bắt buộc phải học hoặc nói tiếng Anh, và không giới hạn độ tuổi.

 

Có những lo ngại về chương trình visa được gọi là “tấm vé vàng”, cho phép các quan chức nước ngoài tham nhũng và thành viên của các băng nhóm tội phạm có tổ chức cất giữ tiền bẩn ở các nước phát triển như Úc.

 

Một đánh giá lớn về hệ thống di trú của Úc cho thấy những người nhập cư có tay nghề đóng góp nhiều hơn $300.000 cho nền kinh tế trong suốt cuộc đời của họ, so với những người “đóng tiền” để định cư.

 

Một loại visa tài năng và đổi mới có mục tiêu sẽ tạo ra một lộ trình hợp lý để thu hút người nhập cư có tay nghề cao đến Úc, bao gồm các doanh nhân, nhà đầu tư và nhà nghiên cứu toàn cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực quan trọng.

 

Đánh giá của cựu quan chức Martin Parkinson cho thấy hệ thống của Úc không thu hút được di dân có tay nghề cao và tạo điều kiện cho sự bóc lột người lao động có thu nhập thấp.