Ủy Hội Hoàng Gia tập trung vào tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nguồn: AAP

 

 

Hệ thống cảnh báo khẩn cấp và việc chuyển tin nhắn, hiện được xem xét cẩn thận tại Ủy ban Điều Tra Hoàng gia về Cháy rừng, trong các vụ hỏa hoạn hồi mùa hè năm rồi. Cuộc điều tra nhắm vào Cơ quan Quản lý Thiên Tai, tìm thấy người dân Úc đối diện với hỏa tai đã bối rối, trước các mức độ báo động khẩn cấp.

 

Các hội đồng địa phương than phiền những cảnh cáo liên quan đến thông tin trong các trận cháy rừng hồi mùa hè năm rồi, nhiều khi gây lẫn lộn và hoảng sợ cũng như căng thẳng nữa.

 

Việc thẩm định là một phần trong việc khai trình bằng chứng, tại Ủy ban Điều tra Hoàng gia về Thiên tai tại Úc.

 

Tuần nầy Ủy ban Hoàng gia nghe lời khai của các hội đồng địa phương, than phiền về vai trò của họ trong các trường hợp khẩn cấp.

 

Tính chất tương phản trong hệ thống cảnh báo hỏa hoạn trên toàn quốc, là phạm vi có nhiều quan ngại nhất của các hội đồng địa phương.

 

Ông Mike Lollback là giám đốc Hiệp hội chính phủ địa phương tại Queensland.

 

Ông giải thích sự nhầm lẫn của hệ thống gởi thông báo khẩn cấp.

 

Ông Mike Lollback nói, “Dường như có tình trạng không nhất quán trong việc gởi đi các thông điệp".

"Chẳng hạn như lệnh Theo Dõi và Hành Động ‘Watch and Act’, rồi Rời Khỏi Ngay ‘Leave Now’ hầu như được phát thanh ngay lập tức trên các tần số phát thanh, khiến cho nó lại gây nên nhiều khó khăn đặc biệt".

"Theo Dõi và Hành Động tự nó đã làm mọi người hoang mang, còn Rời Khỏi Ngay được hiểu theo ý nghĩa của nó".

"Thế nhưng thông điệp Theo Dõi và Hành Động gây nhiều quan ngại, mọi người tự hỏi chuyện này có ý nghĩa nào, chúng ta ở lại và sẽ hành động như thế nào khi cố thủ trong nhà? Chúng ta không nên rời đi, nếu chúng ta hiện hành động hay sao?.

"Nó tạo ra một số mức độ hoang mang về hành động chính xác sẽ làm, khi hiểu rõ thêm ý nghĩa của thông điệp”

 

Ông cũng cho biết tổng đài điện thoại tại hội đồng địa phương luôn tràn ngập các câu hỏi như làm thế nào để phản ứng và liệu có nên ở lại để bảo vệ tài sản hay không.

 

Các hội đồng khác cũng bày tỏ quan ngại về việc thiếu rõ ràng trong mức độ báo động hỏa hoạn và việc gởi các tin nhắn, khi cho rằng các lời cố vấn nói chung đơn giản là không hiểu được.

 

Còn ông Stuart McConnel là Tổng Giám Đốc của tổ chức Phục hồi Hỏa hoạn tại Hội đồng phía đông Gippsland.

 

Ông cho biết các báo động khẩn cấp trong lúc xảy ra cháy rừng thường gây tắc nghẻn giao thông tại những nơi hỏa hoạn xảy ra, khiến cho nhiều người hoảng sợ và lo lắng trên đường xá.

 

Ông Stuart McConnel nói “Có những hậu quả đáng kể với từ ngữ ‘cô lập’ trong một khoảng thời gian dài đối với một số cộng đồng, do kết quả của việc đường xá bị đóng lại cùng các hậu quả tương tự".

"Cũng có một tác dụng rất đáng kể với môi trường thiên nhiên nữa”.

 

Các hội đồng cũng bày tỏ quan ngại về sự yếu kém của phương tiện viễn thông, khi chia sẻ các câu chuyện về những người Úc bị kẹt tại những nơi mà việc phủ sóng điện thoại rất ít hay không có.

 

Hội đồng thành phố Shoalhaven cho biết, việc tiếp nhận sóng điện thoại hết sức tồi tệ dọc theo xa lộ Princess, khiến cho các cảnh báo an toàn trở nên vô dụng.

 

Trong khi đó, bà Angela Jones thuộc hội đồng thung lũng Richmond tại New South Wales, cho rằng khu vực địa phương của bà bị hỏa hoạn rất sớm, từ đầu tháng 10.

 

Bà cho Ủy ban Điều tra biết, việc phủ sóng điện thoại tại địa phương rõ ràng là vấn đề gây khó khăn nhiều nhất.

 

Bà Angela Jones nói “Sau sự kiện đến nơi và tìm cách bắt đầu tiến trình phục hồi chẳng hạn, các nhân viên hội đồng địa phương dọn sạch đường xá và chắc chắn rằng nó an toàn để lưu thông, chúng ta mất nhiều nhân viên tại đó".

"Nhiều cơ quan chính phủ đến khu vực đó để tiếp xúc đầu tiên với mọi người bị ảnh hưởng do hỏa tai, họ không thể triệu tập trở lại văn phòng được”.

 

Chủ tịch Ủy ban Điều tra là ông Mark Binskin cho biết, Ủy ban quan ngại về thời gian để nhận được các tin nhắn liên tục trên toàn quốc và những lời lẽ trong những lời cảnh báo.

 

Luật sư cao cấp phụ tá cho Ủy ban là Dominique Hogan Doran kết luận rằng, có một tình trạng lẫn lộn trong cộng đồng về dịch vụ nhắn tin để di tản.

 

Các hội đồng cũng muốn có hành động thêm nữa để giảm bớt mức độ nguy hiểm của cộng đồng, đặc biệt cho những người tiếp cận bị giới hạn, khi họ ra đi từ các thị trấn địa phương.

 

Về mặt phục hồi, các nhà địa chất học hiện sử dụng kỹ thuật nhằm giảm bớt nguy hiểm bị cháy rừng trở lại.

 

Mặc dù dấu vết của các trận cháy rừng hồi mùa hè năm rồi vẫn còn rõ nét và mặt đất bị cháy đen nay phục hồi, họ đang ở trong một tiến trình nhằm hồ phục đất đai.

 

Ba Joan Gibbs đã gieo các hạt cỏ mới, trong một cách thức với nhiều sáng kiến mới.

 

Bà sử dụng than sinh học từ các trận cháy rừng làm phân bón.

 

Bà Joan Gibbs nói  “Than sinh học do cháy rừng để lại là vàng đen cho việc phục hồi, nó là 97 phần trăm đa dạng sinh học trên trái đất, bao phủ khoảng một tấc trên mặt đất đai và nếu chúng ta chẳng quan tâm đến chất đất, thì chúng ta không khiến cho toàn bộ hệ thống hoạt động tốt đẹp”.

 

 

Ông Andrew Fairney cũng là một nhà sinh vật học.

 

Ông cho biết đã nghĩ ra về việc làm thế nào trồng cỏ đại qui mô, một kỹ thuật có thể sử dụng tại các nơi trên nước Úc.

 

Ông Andrew Fairney nói “Ngay khi đất đai được dọn sạch, chúng tôi trực tiếp gieo hạt và trong vòng 12 tháng, chúng ta hoàn toàn phủ kín khu vực với loại cỏ bản địa".

"Vì vậy loại cỏ này thực sự dính líu vào việc phục hồi và hệ sinh thái đã thay đổi, nhưng nó lại là một chất dẫn hỏa rất cao".

"Do đó khi một trận hỏa hoạn xảy ra tại những chỗ này, nó sẽ thiêu rụi toàn bộ khu vực một cách thảm khốc”.