Hiểu được mối liên hệ sâu sắc giữa các quốc gia đầu tiên với đất đai. Hình ảnh Vick Smith/Getty. Nguồn: Moment RF / Hình ảnh Vicki Smith/Getty

 

 

 

 

AUSTRALIA - Người Thổ dân và dân đảo Torres có mối liên hệ tinh thần sâu sắc với vùng đất, gắn liền với bản sắc, cảm giác thân thuộc và lối sống của họ. Tất cả đại diện cho quê hương, nền tảng tồn tại và là nơi lưu giữ những câu chuyện của họ.

 

Người Thổ dân và dân đảo Torres Strait đã sinh sống ở Úc ít nhất 60.000 năm, thích nghi với những thay đổi của môi trường.

 

Trưởng lão Thổ dân Deidre Martin, một phụ nữ Walbanga của Quốc gia Yuin, thể hiện mối liên hệ sâu sắc này với tư cách là một trưởng lão đáng kính và một nhân viên kiểm lâm Thổ dân, làm việc với Cơ quan Công viên Quốc gia và Động vật hoang dã ở Quốc gia Dharawal ở New South Wales.

 

Bà cho rằng đất đai không phải là một thực thể để sở hữu, mà là một phần không thể tách rời của bà, cần được tôn trọng và chăm sóc.

 

Trưởng lão Deidre Martin nói “Tôi không thể nói thay cho mọi người, nhưng đối với tôi về đất đai, chúng ta không và sẽ không bao giờ sở hữu đất, mà có vai trò bảo vệ đất đai.”

“Đất đai là một thuật ngữ, nhưng nó chảy xuyên suốt huyết quản của chúng ta.“

 

Dì Deidre Martin là một nhân viên kiểm lâm thổ dân. Ảnh: Dì Deidre Martin.

 

 

 

Bà Deidre Martin nói rằng mối liên hệ giữa các dân tộc của các Quốc gia Thứ nhất và vùng đất của họ vô cùng sâu sắc, đến nỗi chỉ cần ở gần vùng đất của họ, là đủ để gợi lên cảm xúc thân thuộc vượt qua lời nói.
 

Bà nói “Khi tôi đang trên đường từ Sydney về nhà, ngay khi tôi đi vòng qua Kiama ở khúc quanh, tôi nhìn xuống bờ biển và có cảm tưởng thân thuộc tràn ngập trong tôi và tôi nghĩ … Tôi đang ở nhà”.
 

Ông Desmond Campbell là một người đàn ông thuộc bộ tộc Gurindji và Alawa-Ngalakan, đến từ Lãnh thổ phía Bắc và là Giám đốc điều hành của ‘Welcome to Country’, một tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển của sự giàu có và thành công, trong cộng đồng Thổ dân và Người dân đảo Torres Strait.

 

Ông cũng bày tỏ những cảm xúc tương tự khi trở về quê hương.

 

“Cảm tưởng về hạnh phúc rất vui vẻ thực sự đánh thức mọi giác quan trong người bạn, mặc dù chúng ta không lớn lên ở đó lâu dài, nhưng cứ như thể chúng ta mới ở đó ngày hôm qua, mỗi lần đến đó vì nó quá quen thuộc với chúng ta.”

“Bạn chỉ cảm thấy an toàn như đang ở một nơi mà bạn có thể là chính mình với tư cách là một Thổ dân, bạn có thể nói ngôn ngữ và mọi người biết bạn đang nói gì, do bạn có thể nghe được ngôn ngữ đó.”

 

 

Giám đốc điều hành của  Welcome to Country, Desmond Campbell. Ảnh: Desmond Campbell.

 

 

Ông Campbell nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thường xuyên trở về quê hương, không chỉ để bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ, mà còn vì mối liên hệ tinh thần sâu sắc mà nó nuôi dưỡng.

 

Sự kết nối giúp ông lãnh đạo tổ chức của mình một cách hiệu quả.

 

“Quê hương lấp đầy tâm hồn tôi, tràn ngập trong tôi bằng sự gắn kết. Nó cho phép tôi có thể sống ở một nơi như Sydney và làm việc cho một tổ chức như ‘Welcome to County’.

“Thông qua nền tảng này tại tổ chức ‘Welcome to County’, chúng tôi đang chia sẻ văn hóa và ngôn ngữ từ tất cả các Quốc gia khác nhau này trên khắp nước Úc.”

“Vì vậy để có thể lãnh đạo điều đó, tôi cần duy trì văn hóa, ngôn ngữ của mình và có được sự chính trực đó, tôi chỉ có thể làm điều đó bằng cách luôn về nhà.”

 

 

 

Những câu chuyện về đất đai

Ông Campbell giải thích, mối liên hệ tinh thần của ông với vùng đất này xuất phát từ những câu chuyện ông được kể khi còn nhỏ, trong đó cũng chứa đựng những kiến thức và bài học quan trọng về vùng đất.

 

Ông nói “Bên bộ tộc Gurindji của tôi, phía của cha tôi, đó là một Đất nước hoang dã. Có các loài động vật khác nhau, các mùa cũng khác nhau nên các câu chuyện cũng khác nhau, bởi vì đan xen với những câu chuyện đó, là những bài học về thời điểm bạn có thể đi săn vào các mùa khác nhau,”

“Những gì bạn có thể săn, đan xen với những câu chuyện đó, là những bài học về việc nếu bạn làm sai, chẳng hạn như nếu bạn nghịch lửa không đúng mùa, hậu quả của một vụ cháy rừng lớn xảy ra và hậu quả của việc phá hủy môi trường sống của hệ thực vật và động vật, có thể quan trọng đối với việc thu hoạch về văn hóa.”

 

Ông Bradley Hardy là một người đàn ông thuộc bộ tộc Ngemba, Ualarai, Kooma và Kamilaroi, đồng thời là người giám hộ thời hiện đại của Bẫy cá của Thổ dân là Brewarrina, nằm dọc theo sông Barwon.

 

Ông nói dòng sông là máu huyết, và là bản sắc của ông.

 

“Tôi sống cách các bẫy cá khoảng 700 mét về phía bắc, nên tôi sống ở vùng sâu của con sông. Tôi là người sống gần sông và ngoài dòng sông đó, tôi còn là người con của đất đen,”

“Dòng sông là máu của tôi, nó là sự đồng nhất của tôi với cộng đồng, rồi gắn kết cộng đồng lại với nhau và chúng ta cần tất cả những thứ đó để trở thành một.”

 

Ông Hardy tiếp tục kể những câu chuyện và lịch sử về vùng đất của mình, đồng thời làm hướng dẫn viên địa phương cho Bảo tàng Văn hóa Thổ dân Brewarrina.

 

Ông nói rằng nhiệm vụ của ông là giữ cho những câu chuyện được sống động, bằng cách truyền lại cho thế hệ tiếp theo.

 

“Tôi thật may mắn, khi thường xuyên ở cạnh rất nhiều người cao tuổi và họ đã chia sẻ rất nhiều điều này với tôi, tôi rất vui vì đã chú ý đến rất nhiều thứ đó. Tôi thường giải thích điều này trong các chuyến đi học hỏi từ người già để chia sẻ với lớp trẻ, đó là lý do nó ngày càng phát triển.”

“Tôi giải thích với mọi người khi tôi đi thăm bẫy cá và bảo tàng, chuyến đi đó không bao giờ nói về tôi, mà là về việc tôn vinh những người lớn tuổi của tôi, rồi chia sẻ với người trẻ và tạo nền tảng cho những người trẻ tiếp tục chia sẻ lịch sử của chúng ta với thế giới.”

 

 

Bẫy cá của thổ dân Bradley Hardy và Brewarrina. Ảnh: Bradley Hardy.

 

 

 

Tìm hiểu về địa điểm thiêng liêng

Là một trong những công trình xây dựng lâu đời nhất của con người trên thế giới, các bẫy đánh cá được làm bằng đá, được đặt một cách chiến lược theo hình chữ U và hình chữ C, không chỉ để đàn cá và việc đánh bắt, mà còn cho phép một số loài cá đi qua và tiếp tục vòng đời của chúng.

 

Ông Bradley cho biết đây là địa điểm linh thiêng, nơi nhiều bộ tộc tụ họp lại với nhau.

Ông nói “Đây là một địa điểm thiêng liêng, chúng tôi phải cố gắng bảo vệ nó. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là, không chỉ nói với mọi người về chúng và tiếp tục phát triển nó trong giới trẻ, mà còn nói với thế giới, đây là những nơi đặc biệt.”

 

Công viên Quốc gia nơi Trưởng Lão Deidre làm việc có rất nhiều địa điểm linh thiêng, những cảnh quan có ý nghĩa to lớn đối với các dân tộc của Thổ dân.

 

Bà cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc có kiến thức về các địa điểm này trước khi viếng thăm, chẳng hạn như các địa điểm dành cho nam giới và các nơi dành riêng cho phụ nữ.

 

Bà nói “Đó là những nơi có kiến thức mà bạn không thể ghé thăm cho đến khi bạn có được hiểu biết, chẳng hạn như địa điểm dành cho nam và nữ.”

 

Hình ảnh bóng dáng của thổ dân Úc bản địa, hai cha con đi săn hải sản ở Cape York, Queensland. Người cun cáp hình ảnh: Rafael Ben-Ari/Getty Images.

 

 

 

Việc tương tác với cộng đồng bản địa tại địa phương về những địa điểm này, hoặc nghiên cứu chúng thông qua Hội đồng đất đai địa phương, sẽ không chỉ thể hiện sự tôn trọng, mà cũng mang lại cơ hội vô giá để khám phá lịch sử thực sự của các Dân tộc Đầu tiên.

 

Ông Campbell nói “Đó là lý do chúng tôi muốn mọi người đến và tìm hiểu về nội dung và văn hóa của chúng tôi,”

“Cho dù đó là bẫy cá hay nhiều lịch sử khác của chúng tôi, ở những nơi khác nhau, chúng tôi muốn mọi người đến và thực sự hiểu được sự thật về lịch sử của chúng tôi, để họ không thể chỉ đọc về nó trong những cuốn sách hoặc cuốn sách khác nhau, nhưng hãy đến xem.”

“Chúng tôi muốn mọi người đến và tìm hiểu về nội dung này, nhưng cũng hãy lưu tâm và tôn trọng nội dung văn hóa của chúng tôi.”