Một nhóm trị liệu. Nguồn: Getty Images
Một phúc trình mới đề nghị những thay đổi quan trọng, để giúp những người bị bệnh tâm thần nặng khỏi bị chết sớm so với những người Úc khác. Nếu đề nghị nầy được hoàn thành, người ta ước lượng Chính sách Bình đẳng Phúc lợi sẽ giúp cho gần nửa triệu người Úc với chứng tâm thần nặng, sẽ sống thọ và khỏe mạnh hơn.
Bà Fray Jackson không nghĩ là vẫn còn sống ở tuổi 61.
Sau khi bị chẩn đoán với chứng rối loạn phân liệt lưỡng cực hồi năm 30 tuổi, bà được cấp cho các loại thuốc tâm thần.
Trong vòng 2 tháng, cơ thể bà sụt cân một cách đáng kể.
Bà Fray Jackson nói “Tôi lên 22 ký chỉ trong 2 tháng và sau đó mọi thứ hầu như bị đảo lộn".
"Tình trạng tâm thần dường như chẳng ổn khi tôi ngày càng lớn tuổi hơn".
'Tôi còn có vấn đề về thận, gan, ruột và một số bệnh khác nay trở nên kinh niên".
"Tôi chẳng đến khám về sức khoẻ tâm thần trước đây”.
Bà cho biết các bác sĩ tìm cách chữa trị ưu tiên cho bệnh tâm thần, mặc dù sức khoẻ về mặt thể chất của bà giảm xuống trong 25 năm uống thuốc.
Bà nói “Tôi cảm thấy ngày càng rất yếu và chuyện đó không được quan tâm đúng mức".
"Có lúc tôi mắc chứng bệnh về ruột thực sự khó chịu và có khi, tôi cảm thấy những trải nghiệm tương tự đã quay trở lại".
"Tôi đã mất 18 tháng để thuyết phục các bác sĩ thực hiện một cuộc nội soi khác, trong khi nếu tôi không bị vấn đề sức khỏe tâm thần, thì họ sẽ xem xét vấn đề đó ngay lập tức”.
Mọi chuyện thay đổi khi bà chuyển đến sống tại một khu vực địa phương, với vị bác sĩ gia đình mới.
Vị bác sĩ nầy hết sức quan tâm về tình trạng sức khoẻ thể chất của bà, nên chuyển bà đến gặp một bác sĩ chuyên khoa.
Bà Fray Jackson nói “Họ đã hội chẩn và ngưng mọi thuốc men, sau đó bắt đầu cho tôi dùng dầu CBD để điều trị bệnh thần kinh, điều mà tôi nghĩ đã thực sự giúp ích cho sức khỏe tâm thần của tôi. Tôi đã giảm được 12 kg, mức cholesterol cũng giảm, các vấn đề về sức khỏe thể chất của tôi đã từ việc đẩy tôi vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao xuống mức thấp, kể từ khi bỏ những loại thuốc đó”.
Trí nhớ của bà được cải thiện và dần dần có thể tập thêm thể dục, cũng như cảm thấy đóng góp nhiều hơn khi ở nhà hay lúc làm việc.
Đây là hình thức chăm sóc chia sẻ được vạch ra trong Kế hoạch Bình đẳng Phúc lợi, một chính sách toàn quốc mới của Viện Chính sách Giáo dục và Y tế Mitchell thuộc đại học Victoria, cùng với Chính sách Y tế Úc Châu và Bình đẳng trên nước Úc.
Giáo sư Maximilian de Courten là giám đốc tại viện Mitchell.
Giáo sư Maximilian de Courten nói “Chúng tôi có mức cách biệt về tuổi thọ rất lớn, giữa những người bị bệnh tâm thần nặng và những người Úc khác cùng tuổi không có bệnh như vậy".
'Mức cách biệt từ 14 đến 23 năm, khi những người bị tâm thần nặng chết sớm hơn những người Úc trung bình”.
Được biết có khoảng 80 phần trăm người dân Úc với tình trạng sức khoẻ tâm thần nặng qua đời do kết quả thể xác yếu kém kinh niên, vốn có thể chăm sóc hữu hiệu và tránh được.
Họ thường chết về bệnh tim mạch đến 6 lần, 5 lần đối với bệnh do hút thuốc và 4 lần từ vấn đề hô hấp.
Giáo Maximilian nói “Ở một mức độ nào đó, đây là kết quả của hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe của chúng tôi đã chuyên môn hóa vào các lãnh vực khác nhau".
"Do đó những người này thường rơi vào khoảng trống và không được quan tâm thường xuyên trong việc điều trị của họ".
"Nếu quí vị nhìn xem những người đó chết vì điều gì, thì đa số là vấn đề sức khỏe thể chất”.
Chính sách được đề ra với sự cộng tác của một nhóm đông đảo các bác sĩ gia đình, chuyên viên tâm lý, bệnh nhân tâm thần và những chăm sóc, cũng như các chuyên gia y tế khác.
Nhóm nói trên đưa ra các chi tiết quan trọng để cải thiện cho dịch vụ chăm sóc căn bản, nhằm gia tăng phẩm chất và tuổi thọ của những người bị bệnh tâm thần nặng.
Giáo sư Maximilian nói "Về căn bản, chúng tôi đang kêu gọi chăm sóc toàn diện hoặc chăm sóc tổng hợp về nhu cầu sức khỏe tâm thần của quí vị và nhu cầu sức khỏe thể chất".
“Một đề nghị khác là làm thế nào để cải thiện điều hướng giữa các hệ thống đó".
“Còn đề nghị thứ ba và cuối cùng, là tiếp tục theo dõi khoảng cách đó và chất lượng chăm sóc sức khỏe bằng cách có cơ quan y tế để thu hẹp khoảng cách đó hoặc xích lại gần nhau hơn trong tương lai”
“Cuối cùng, đó là điều phù hợp với tất cả người Úc là chúng ta không chỉ có một lãnh vực bệnh tật, với lãnh vực sức khỏe tâm thần chi phối sức khỏe thể chất hoặc làm lu mờ, thế nhưng chúng ta thực sự còn có sự quan tâm đến tinh thần và thể chất nữa”.
Kế hoạch đã được sự ủng hộ của chính phủ liên bang, khi Tổng Trưởng Y Tế, Greg Hunt ,chính thức phát động.
Ông Greg Hunt nói “Phúc trình Bình đẳng Phúc lợi xác định những thách thức về sức khỏe tâm thần, khi chúng ta có tỷ lệ sức khỏe tâm thần và tự tử cao hơn trong các cộng đồng Thổ Dân".
“Đây vẫn là một trong những nhiệm vụ sâu sắc nhất của chúng ta, khi có rất nhiều thách thức về sức khỏe trong các cộng đồng đa văn hóa".
“Vì vậy những gì chúng ta cần để có thể làm về mặt sức khỏe tâm thần, là nhắm mục tiêu cụ thể và tiếp cận những người không nói tiếng Anh".
'Đó là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch sức khỏe tâm thần quốc gia trị giá 2,3 tỷ đô-la của chúng tôi đã được công bố trong ngân sách”.
Trong khi đó giáo sư Maximilian de Corten cho biết, trong khi không thể nói chính xác chương trình sẽ tốn kém bao nhiêu để hoàn tất, thì việc tiết kiệm sẽ vượt quá số đầu tư cần thiết.
Ông nói rằng, một số đề nghị có thể thực hiện ngay trong năm nay, trong khi những chuyện khác phải mất từ 2 đến 3 năm.
Ông nói “Khi chúng ta tranh luận về một lực lượng lao động khác đang tham gia, vốn là những người giúp cho hệ thống tốt hơn đối với những người bị bệnh tâm thần nặng".
“Họ cần được huấn luyện và xây dựng lực lượng lao động, vì vậy sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút, thế nhưng có một hy vọng ngay là việc chúng tôi công bố những con số nầy để nâng cao nhận thức về khoảng cách tuổi thọ”.
Ông cho biết sự cải thiện nói chung cho những người với sức khoẻ tâm thần cho thấy quan trọng hơn bao giờ hết, với đại dịch COVID-19 và những căng thẳng do bị phong tỏa càng gia tăng gánh nặng lên khu vực vốn đã chịu đựng nhiều rồi.
Ông nói rằng, các thay đổi không chỉ có lợi cho những người bị bệnh tâm thần nặng mà còn chăm sóc cho những người lo lắng cho họ.
“Cuối cùng, đó là điều phù hợp với tất cả người Úc là chúng ta không chỉ có một lãnh vực bệnh tật, với lãnh vực sức khỏe tâm thần chi phối sức khỏe thể chất hoặc làm lu mờ, thế nhưng chúng ta thực sự còn có sự quan tâm đến tinh thần và thể chất nữa”.
Muốn tìm sự hỗ trợ và thông tin về sức khoẻ tâm thần, quí vị có thể liên lạc Lifeline ở số 13 11 14 hay Beyond Blue với số 1300 22 4636.