Ngoại Trưởng Úc Đại Lợi, Penny Wong. Nguồn: Getty
AUSTRALIA - Úc sẽ đóng góp hàng triệu đô la cho cơ quan giám sát hạt nhân thế giới trong khi Nhật đã gây ra tranh cãi trong khu vực, khi xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý vào Thái Bình Dương, khiến các nhà lãnh đạo khu vực chia rẽ về sự an toàn của việc này.
Nhật Bản gần đây đã bắt đầu giai đoạn xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý, vào Thái Bình Dương, đó là một quyết định thu hút sự quan tâm rộng rãi.
Các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương đã lo lắng về tác động của nước đó, đối với đất nước của họ.
Tại Nam Hàn, những người biểu tình này muốn chính phủ của họ hành động, để ngăn chặn việc xả nước ở vòng hai, dự kiến vào cuối tháng này.
Còn Trung Quốc cũng liên tục phản đối việc xả nước, với các tòa đại sứ liên tục chia sẻ các bài xã luận và bài đăng trên phương tiện truyền thông nhà nước về niềm tin của họ rằng, nước đó không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
Bộ Ngoại giao nước này đã gọi việc xả nước của Nhật Bản là ‘hết sức ích kỷ và vô trách nhiệm’.
Thế nhưng ông Rafael Grossi, Giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế nói rằng, không có gì phải lo ngại.
Ông Rafael Grossi nói “Vào cuối ngày, điều quan trọng là những gì có trong nước này, chúng có chứa phóng xạ hạt nhân có gây hại cho môi trường không? Có hay không? Đó là câu hỏi".
"Cho đến nay chúng tôi đã có thể xác minh một cách độc lập rằng, mức độ tritium mà tôi không muốn đi vào khía cạnh quá kỹ thuật ở đây vì nó có thể nhàm chán, nhưng mức độ của một phóng xạ hạt nhân có thể có vấn đề là rất thấp”.
Được biết Úc không nằm trong số các quốc gia Thái Bình Dương, lo lắng về việc xả nước đã qua xử lý.
Hồi tháng 8, Bộ Ngoại giao và Thương mại đã đưa ra một tuyên bố nói rằng, Úc tin tưởng vào tiến trình xử lý nước thải dẫn đến quyết định này.
Giờ đây, Úc đã cung cấp cho cơ quan quản lý nguyên tử của thế giới 3,5 triệu đô la tài trợ bổ sung.
Ngoại trưởng Penny Wong cho biết.
"Hôm nay tôi vui mừng thông báo hỗ trợ bổ sung cho IAEA, bao gồm cả trong khu vực của chúng tôi, về vai trò quan trọng của cơ quan này trong việc cung cấp tư vấn kỹ thuật độc lập, vô tư và dựa trên khoa học".
"Đây là những dự án sẽ tạo ra sự khác biệt rõ rệt, bao gồm cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xạ trị công bằng, giá cả phải chăng và bền vững, và xây dựng lực lượng lao động chăm sóc ung thư ở Châu Á Thái Bình Dương và Châu Phi".
"Và sự hỗ trợ của chúng tôi cho phòng thí nghiệm phân tích nước toàn cầu của IAEA, để giúp quản lý tài nguyên nước ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á bền vững hơn".
”Chúng tôi có một lợi ích lớn với tư cách là một cường quốc tầm trung, một quốc gia không phải là một siêu cường, dựa vào một hệ thống các quy tắc và chuẩn mực, đối thoại và đàm phán, chúng tôi có sự tham dự lớn lao”.
Thượng nghị sĩ Wong nói rằng, Úc vẫn kiên định ủng hộ cơ quan nguyên tử, trong mục tiêu đạt được việc sử dụng khoa học và công nghệ hạt nhân một cách hòa bình, thế nhưng bà muốn đi xa hơn như vậy.
Bà đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida, khi họ tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, khi các cuộc đàm phán tiếp tục về các chính sách giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Kishida nói "Tất cả chúng ta đều muốn một thế giới không có vũ khí nguyên tử".
"Không có thế giới nào mà không có vũ khí hạt nhân, trừ khi chúng ta có một hiệp ước ngăn chặn việc tiếp tục sản xuất vật liệu tạo ra vũ khí nguyên tử".
"30 năm trước Đại hội đồng nói rằng chúng ta cần hiệp ước này, chúng ta vẫn chưa có một hiệp ước nào được đàm phán, thậm chí không có các cuộc đàm phán đang được tiến hành".
"Vì vậy Úc sẽ làm việc với các nước khác, để cố gắng bảo đảm chúng tôi tiến hành đàm phán hiệp ước".
Được biết nước Úc muốn cho thế giới thấy, sẵn sàng cho một con đường mới phía trước khi Liên Hiệp Quốc nhóm họp, để thảo luận về các vấn đề quan trọng của thời đại chúng ta.
Bà Penny Wong nói "Những gì chúng tôi muốn thực hiện là làm việc với những người khác để đảm bảo rằng, cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc và chính Liên Hiệp Quốc, cùng nhau đáp ứng những thách thức của thời đại".
"Chúng tôi có một lợi ích lớn với tư cách là một cường quốc tầm trung, một quốc gia không phải là một siêu cường, dựa vào một hệ thống các quy tắc và chuẩn mực, đối thoại và đàm phán, chúng tôi có sự tham dự lớn lao".