Mặt trước một tòa nhà ở North Melbourne. Ảnh: SBS
AUSTRALIA - Một nghiên cứu mới phát hiện ra điều mà nhiều người nghi ngờ sẽ xảy ra, khi các vụ phong tỏa COVID có hiệu lực cho thấy, các biện pháp bảo vệ sức khỏe thể chất của mọi người lại có tác động lâu dài đến tâm thần và thể chất của họ. Các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Úc, phân tích kinh nghiệm của hơn 6.500 người trưởng thành trong khoảng thời gian hai năm rưỡi, để xem xét mối liên hệ giữa việc phong tỏa và sự hài lòng với cuộc sống.
Việc phong tỏa COVID càng chặt chẽ, thì về sự hài lòng trong cuộc sống lại càng kém đi.
Đó không phải là một phát hiện đáng ngạc nhiên, của Trung tâm Nghiên cứu Xã hội và Phương pháp thuộc đại học Quốc gia Úc ANU, nơi đã phân tích kinh nghiệm của hơn 6.500 người trưởng thành trong khoảng thời gian hai năm rưỡi.
Đồng tác giả là Giáo sư Nicholas Biddle cho biết, các biện pháp được đăt ra để giúp bảo vệ mọi người khỏi COVID-19, thế nhưng cũng có tác động lâu dài đến sức khỏe tâm thần và phúc lợi.
Giáo sư Nicholas Biddle nói “Chúng tôi tìm thấy trong các dữ liệu rằng, có một số nhóm nhất định và đặc biệt là những người Úc trẻ tuổi, bị tác động lâu dài liên tục".
"Vì vậy, ý định của chúng tôi là tiếp tục theo dõi những người đó qua thời gian".
"Chúng tôi liên kết nó trở lại với kinh nghiệm của họ trong giai đoạn COVID-19 và thực sự xem xét những tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của cả đại dịch, cũng như phản ứng chính sách của chúng tôi đối với đại dịch COVID-19”.
"Đó là những gì có thể trở thành chính sách can thiệp, mà chúng tôi yêu cầu trong tương lai”.
Giáo sư Biddle cho biết, nghiên cứu trên 6.500 người trưởng thành cho thấy, nam giới cảm thấy việc phong tỏa đặc biệt khó khăn.
Giáo sư nói "Nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn do các vụ phong tỏa, cũng như ở những người Úc trẻ tuổi và điều này không gây ngạc nhiên lớn là ở New South Wales, ACT và Victoria, nơi đã có nhiều đợt lây nhiễm và phong tỏa nghiêm ngặt".
"Ngoài ra việc phong tỏa cũng có ảnh hưởng lớn hơn, ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ đó”.
Một trong những vụ phong tỏa nghiêm trọng nhất diễn ra vào năm 2020 ở Melbourne, khi các chung cư công cộng bị phong tỏa trong thời gian rất ngắn.
Được biết giới chức y tế công cộng của tiểu bang Victoria đã khuyến nghị việc phong tỏa ngay bắt đầu từ ngày hôm sau, khi họ đề xuất biện pháp này vào sáng thứ Bảy, ngày 4 tháng 7 năm 2020.
Thế nhưng nó đã được áp dụng ngay trong ngày hôm đó, trong một cuộc họp báo lúc 4 giờ chiều của Thủ hiến Daniel Andrews.
Điều đó có nghĩa là trong những ngày tiếp theo, những cư dân như ông Mohamed Yusuf, bắt đầu cạn kiệt nguồn lương thực thiết yếu.
Ông nầy đã nói chuyện với SBS News, hai ngày sau khi bắt đầu phong tỏa, đó là ngày 6 tháng 7 năm 2020.
Ông Mohamed Yusuf nói “Khi đề cập đến nguồn cung cấp và hỗ trợ, việc nầy đã không đến tay và chuyện nầy tạo ra một chút thất vọng trong cư dân vào thời điểm đó".
"Tôi có ba đứa con ở đây với tôi lúc đó và nguồn cung cấp duy nhất, là những gì chúng tôi có trước khi phong tỏa và chúng cạn kiệt rất nhanh".
"Bạn biết đấy, trẻ nhỏ có những nhu cầu như tã lót, sữa bột và tất cả đều hết sạch nhanh chóng”.
Trong khi đó giám sát viên Deborah Glass, ở Victoria, đã tiến hành một cuộc điều tra và phát hiện ra rằng, việc phong tỏa đã ngăn chặn thành công đợt bùng phát, thế nhưng bà kết luận việc áp đặt đột ngột của nó đã vi phạm nhân quyền của cư dân.
Deborah Glass nói “Việc phong tỏa thành công, đã ngăn chặn sự lây lan của vi rút tại các chung cư cao tầng".
"Thế́ nhưng theo tôi, nó ngay lập tức không thích hợp với quyền con người của cư dân, bao gồm quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do và do đó dường như trái với luật pháp Victoria”.
Còn Giáo sư Nicholas Biddle cho biết, ông hy vọng nghiên cứu của ANU có thể giúp các nhà hoạch định chính sách trong tương lai, nếu các biện pháp tương tự được yêu cầu trở lại.
Giáo sư Nicholas Biddle nói “Các điều kiện phong tỏa có thể có tác động rất đáng kể, đến sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng và đó là một điều thực sự quan trọng".
"Không ai tranh luận rằng những điều đó nên được giảm thiểu, thế nhưng cùng lúc có sự đánh đổi".
"Vì vậy, những gì chúng tôi đang cố gắng làm, là đưa ra một số con số chung quanh sự đánh đổi đó, khi suy nghĩ về những người bị ảnh hưởng nhiều nhất và lúc nào phải đưa ra các hạn chế về di chuyển hoặc hoạt động".
"Sau đó chúng ta có thể nhắm đến tài nguyên, đối với những người có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất".
"Đó là những gì có thể trở thành chính sách can thiệp, mà chúng tôi yêu cầu trong tương lai”.
Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với Lifeline theo số 13 11 14 hoặc Beyond Blue theo số 1300 22 4636.