Lạm phát chung đã tăng 5,4% hàng năm trong quý tháng Chín, vượt xa mục tiêu 2-3% của ngân hàng trung ương. Nguồn: AAP / Joel Carrett

 

 

AUSTRALIA - Một đánh giá độc lập về nền kinh tế Úc cho thấy lãi suất sẽ cần phải tăng cao hơn và chính phủ sẽ cần phải can thiệp để giảm lạm phát.

 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi ngân hàng trung ương Úc tiếp tục nâng lãi suất để đưa lạm phát xuống nhanh hơn.

 

Tổ chức toàn cầu này cảnh báo rằng tăng trưởng giá tiêu dùng vẫn "cao hơn nhiều" phạm vi mục tiêu của Ngân hàng Trữ kim Úc (RBA), trong khi giá dịch vụ vẫn ở mức cao, giống như trường hợp ở nhiều nền kinh tế tiên tiến.

 

Nhân viên IMF viết trong một tuyên bố về nền kinh tế Úc "Do đó, khuyến nghị thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để bảo đảm lạm phát quay trở lại phạm vi mục tiêu vào năm 2025 và giảm thiểu rủi ro 'de-anchoring' kỳ vọng lạm phát."

 

'De-anchoring' ở đây có nghĩa là những cú sốc giá cả ngắn hạn có thể làm thay đổi kỳ vọng dài hạn.

 

Lạm phát toàn phần tăng 5,4% hàng năm trong quý tháng Chín, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 7,8% trong tháng Mười Hai mặc dù cao hơn nhiều so với mục tiêu 2-3% của ngân hàng trung ương.

 

Dữ liệu mạnh hơn mong đợi đã làm tăng kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất khác khi hội đồng ngân hàng trung ương họp vào thứ Ba này.

 

IMF cho biết chính phủ liên bang và tiểu bang nên giúp giảm áp lực lạm phát bằng cách triển khai các dự án đầu tư công với “tốc độ thận trọng và phối hợp hơn”, trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.

 

Tổng trưởng Tài chính Jim Chalmers cho biết đánh giá độc lập về nền kinh tế đã hỗ trợ chiến lược ngân sách của chính phủ ông, với dữ liệu lạm phát được công bố vào tuần trước cho thấy các chính sách chi phí sinh hoạt đã giảm được một nửa điểm phần trăm so với lạm phát.

 

Ông nói thêm "Báo cáo này hoan nghênh chương trình nghị sự kinh tế rộng lớn hơn của chính phủ, bao gồm đầu tư vào năng lượng rẻ hơn và sạch hơn, chi phí giữ trẻ hơn, đào tạo kỹ năng và dạy nghề cũng như các chính sách thúc đẩy nguồn cung nhà ở".

 

IMF cho biết nền kinh tế Úc đã tỏ ra kiên cường, mặc dù tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại hoặc 1,25% vào năm 2024.

 

Có những yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tăng trưởng thậm chí còn yếu hơn, nhưng tổ chức toàn cầu này lo ngại nhất về triển vọng lạm phát, bao gồm khả năng các hộ gia đình mất niềm tin vào việc giá cả sẽ giảm đủ nhanh, khiến họ bắt đầu yêu cầu mức lương cao hơn.

 

Giá năng lượng - đặc biệt là xăng - và giá lương thực cũng được xác định là rủi ro đối với triển vọng lạm phát, cũng như sự không chắc chắn về mô hình tiêu dùng của hộ gia đình và mức độ sẵn sàng chi tiêu của người dân trong khoản dự trữ tiết kiệm được tích lũy trong đại dịch.

 

IMF cũng đưa ra một số khuyến nghị dài hạn hơn, bao gồm tập trung vào cải cách thuế, tăng trưởng năng suất và hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh.