Công ty dược phẩm Gilead, sản xuất ra  thuốc Remdesivir, đã tặng một số lượng thuốc cho kho dự trữ y tế quốc gia-  National Medical Stockpile. Nguồn:  AFP

 

 

 

 

Aspirin vốn được tạo ra với mục đích giảm đau, nhưng nay nhiều người uống thuốc này hàng ngày nhằm phòng ngừa bệnh tim mạch. Các nhà khoa học áp dụng phương pháp tương tự trong cuộc săn tìm liệu pháp điều trị coronavirus, đó là họ tìm kiếm những loại thuốc đã được chứng minh có thể kiểm soát được một vài điều kiện bệnh tật có liên quan, và từ đó tìm ra triển vọng có thể chữa trị COVID-19.

 

 

Sử dụng thuốc cũ theo một mục đích mới là con đường dễ dàng nhất, khi đi tìm một liệu pháp chữa trị mới.

 

 

 

  • Giáo sư Lewin, tác giả dẫn đầu nghiên cứu vừa tung ra tại Diễn đàn Thông tin Khoa học Cấp thời tại Úc đánh giá về những phương pháp điều trị coronavirus khả quan nhất hiện nay.
  • Các loại thuốc nổi tiếng như thuốc trị sốt rét và thuốc ngăn chặn HIV không cho thấy lợi ích điều trị khi thử nghiệm giai đoạn Ba, trong một vài nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên.
  • Việc sử dụng thuốc cũ với mục đích mới có thể lãng phí cơ hội nghiên cứu trong khoa học.

 

 

 

 

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Sharon Lewin, Giám đốc Học viện Peter Doherty chuyên về Miễn dịch và Truyền nhiễm tại Melbourne nói:

‘Chúng ta hiểu rõ về sự an toàn của thuốc cũ, trong khi việc đánh giá an toàn đối với các loại thuốc mới phải mất một thời gian dài.’

 

 

Điều này có nghĩa rằng đối với các loại thuốc tái sử dụng cho một mục đích mới, nếu bạn đã có sẵn dữ liệu an toàn về thuốc thì bạn có thể bỏ qua một vài giai đoạn thử nghiệm. Thay vì phải làm các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn Một chẳng hạn, thì bạn có thể tiến thẳng vào giai đoạn Hai, hoặc đối với một vài trường hợp, bạn có thể đi đến Giai đoạn Ba, hoặc kết hợp làm cùng lúc Giai đoạn Hai và Ba.

 

 

Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng các nhà khoa học sẽ bật đèn xanh cho những loại thuốc đã có sẵn và hứa hẹn có thể chữa trị được.

 

 

Những gì chúng ta chưa biết về việc chữa trị COVID-19

Với bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện này, khoa học đang đối mặt với thách thức là họ nên chữa trị căn bệnh này như thế nào. Giáo sư Lewin nói:

‘Chúng tôi muốn có một loại thuốc có thể giảm tỷ lệ tử vong, giảm thời gian điều trị trong bệnh viện, hoặc giảm khả năng người bệnh phải dùng tới máy trợ thở.

Tuy nhiên chúng tôi không cần phải biết rằng nếu chúng tôi có thể giảm số lượng virus tồn tại trong mũi hoặc phổi người bệnh, thì họ sẽ có lợi lạc để điều trị bệnh tốt hơn.

Hoặc nếu bạn có thể khiến virus không phân chia nữa, thì những người nhiễm virus dạng nhẹ có thể không bị bệnh nặng thêm.’

 

 

Những loại thuốc được tái sử dụng với mục đích mới khá nổi tiếng gần đây là thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine và thuốc dùng để ngăn chặn HIV lopinavir/ritonavir

 

 

Tuy nhiên giáo sư Lewin nói những loại thuốc này không mang lại một lợi ích chữa trị nào khi thử nghiệm giai đoạn Ba, trong một vài nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên. Bà nói:

‘Điều này không có nghĩa là các nghiên cứu đó không nên tiến hành.

Mà nó có ý nghĩa rằng những nghiên cứu đó cần phải được thực hiện sớm hơn, để một khi có được câu trả lời sớm, khoa học có thể bỏ qua các loại thuốc này và tiếp tục tìm kiếm một phương cách khác.’

 

 

Giáo sư Lewin cũng nghi ngờ về khả năng chữa trị COVID-19 của các loại thuốc tái sử dụng khác, từng chiếm đầy các tiêu đề trên nhiều trang báo thế giới, chẳng hạn như ivermectin  một loại thuốc chống ký sinh trùng.

‘Thuốc này không có hồ sơ tá dược về những ảnh hưởng tích cực, vì vậy khi làm xét nghiệm bạn cần cho một liều lượng rất cao mới nhìn thấy những tác động của thuốc.’

 

Và như vậy bạn không thể làm thí nghiệm với thuốc này lên cơ thể người, ít nhất là với công thức hiện nay.’

 

 

Giáo sư Lewin nói một phần nguyên nhân tại sao thuốc ivermectin trở nên phổ biến là vì thuốc này dễ sử dụng, nhưng bà nghĩ rằng chúng ta đã đi qua thời điểm này trong dịch bệnh.

 

 

Có khoảng 150 nghiên cứu đã thực hiện về ivermectin và người ta đều nói: tại sao không?

Nhưng cá nhân tôi cho rằng đó là một sự lãng phí thời gian vô ích bởi vì tất cả mọi cuộc thí nghiệm đều tốn kém, mọi thí nghiệm đều cần có sự tham gia của người… vì vậy nói rằng thuốc dễ sử dụng không có nghĩa là nó nên được thử nghiệm’.    

 

 

Đúng thời điểm là điều quan trọng nhất

Một khía cạnh khác trong việc điều trị COVID-19 là người ta vẫn còn đang tìm hiểu thuốc chữa trị sẽ mang đến cho bệnh nhân vào thời điểm nào.

 

 

Điều này khác với việc chữa trị các bệnh về virus khác.

‘Mọi phương pháp chúng ta đang có nhằm đối phó với HIV là chúng ta nhắm mục tiêu vào con virus.

Nếu bạn trị được virus, thì dù bạn có đau ốm cỡ nào hoặc chỉ bị bệnh nhẹ, thì cũng đều là kết quả lâm sàng tuyệt vời’.

 

 

Nhưng COVID-19 không giống như vậy.

‘Dường như virus này phân chia từ rất sớm khi mới bị nhiễm.

Cũng như hầu hết các căn bệnh phát ra là vào giai đoạn cuối của quá trình lây nhiễm, do phản ứng miễn dịch trong cơ thể đã bị rối loạn, do virus này kích động.’

 

 

Vì vậy lúc mới chớm bệnh có thể sử dụng thuốc nhắm vào việc đánh trả virus, nhưng sau đó sự can thiệp của y khoa cần phải thay đổi, và nhắm mục tiêu vào việc chữa trị những phản ứng miễn dịch của cơ thể người bệnh.

 

 

Người ta nhìn thấy điều này trong các nghiên cứu nói về một vài loại thuốc đã thành công khi được tái sử dụng cho COVID-19, chẳng hạn thuốc kháng virus remdesivir và một loại hormone làm giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể corticosteroid dexamethasone.

 

 

Remdesivir thường được dùng khi mới chớm bệnh, còn dexamethasone có ảnh hưởng lớn lao trong giai đoạn sau của bệnh nhân COVID-19, giáo sư Lewin nói.

 

 

Hiện tại, remdesivir là phương thuốc duy nhất được Cơ quan Kiểm soát Sản phẩm Y dược Úc TGA phê chuẩn tạm thời để chữa trị COVID-19, theo lời phát ngôn nhân của cơ quan này.

 

 

Các loại thuốc khác cũng được kê toa cho COVID-19, nhưng được biết đến dưới tên gọi ‘sử dụng không nhãn mác’, vì chúng được kê toa ngoài mục đích vốn đã được TGA phê duyệt trước đó.

 

 

Biện pháp này không đi ngược với pháp luật, nhưng nó lại dựa vào sự phán xét của người kê toa thuốc, và người kê toa phải chịu trách nhiệm về nguy cơ tiềm tàng cũng như tác dụng điều trị bệnh nhân, và người kê toa phải thông báo rõ ràng những điều này với bệnh nhân trước khi kê toa.

 

 

Nguy hiểm tiềm ẩn

Tuy nhiên cần nhớ rằng không một loại thuốc nào sử dụng mà không dẫn đến tác dụng phụ. Giám đốc chương trình đào tạo Dược khoa bậc đại học thuộc trường đại học Sydney Nial Wheate nói:

‘Mỗi loại thuốc đều có một phần nào đó bị phản tác dụng.

Vì vậy bạn càng kê nhiều loại thuốc thì bạn càng đẩy bệnh nhân vào nguy cơ cao.’

 

 

Thỉnh thoảng bạn cũng cần định dạng lại một loại thuốc nếu bạn muốn sử dụng nó để chữa một căn bệnh khác.

 

 

Ông Wheate nói tái định dạng thuốc không thay đổi tác dụng của loại thuốc đó nhưng nó sẽ thay đổi cách mà loại thuốc đó được đưa vào cơ thể người theo đường nào, cũng như cơ thể cần liều lượng bao nhiêu để đạt được hiệu quả.

 

 

Và một khi bạn tái định dạng một loại thuốc thì bạn phải quay ngược lại quá trình thử nghiệm giai đoạn Một, nhằm thu thập dữ liệu an toàn của công thức mới, bao gồm bất kỳ dấu hiệu phản phệ nào của liều thuốc cũng như thuốc đi vào cơ thể theo đường nào.

 

 

Lãng phí cơ hội nghiên cứu

Giáo sư Paul Glasziou, giám đốc Học viện Chăm sóc Y khoa dựa trên Bằng chứng khoa học, thuộc trường Đại học Bond, hiểu được tại sao người ta đặt câu hỏi “vậy mối nguy hiểm nằm ở đâu?” khi sử dụng những loại thuốc có sẵn để chữa trị COVID-19. Nhưng ông nói nhiều mối lo ngại nằm ngay trong phương pháp điều trị.

 

 

‘Tôi nghĩ mối quan tâm lớn nhất là loại thuốc đó thật sự có thể gây ra nguy hiểm.’

 

 

Điều ông lo lắng tiếp theo là khi đưa ra nhiều biện pháp chữa trị khác nhau mà không nghiên cứu đúng đắn, thì chỉ có vài người ít ỏi hưởng lợi từ việc điều trị cũng như khoa học sẽ không tiến thêm một bước nào.

 

 

‘Một điều thú vị là những phán đoán của mọi người trong đại dịch này đã cho thấy sai lầm.

Nếu chúng ta cứ dùng phán đoán để vượt qua dịch bệnh, thì chúng ta sẽ không học hỏi được một điều gì và việc điều trị sẽ không hiệu quả’.