Một loại virus nguy hiểm, vi-rus Australian Bat Lyssavirus, đã được tìm thấy trên loài dơi ở tiểu bang Nam Úc, cùng với việc các chuyên gia cảnh báo “căn bệnh giống như bệnh dại” có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Credit: David Grey / Getty (ảnh tệp)

 

 

 

 

 

Một loại virus chết chóc, Australian Bat Lyssavirus (virus gây bệnh dại ở dơi của Úc), đã được tìm thấy trên loài dơi ở tiểu bang Nam Úc, cùng với việc các chuyên gia cảnh báo “căn bệnh giống như bệnh dại” có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

 

 

Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm, Bộ Y Tế Tiểu bang Nam Úc (SA Health) kêu gọi mọi người tránh bất kỳ việc đụng chạm nào với dơi.

 

 

Thông báo viết  “Những người ra ngoài trời được nhắc nhở hãy tránh đụng chạm với dơi, sau khi xác nhận đã có hai người đã bị nhiễm vi-rus bat lyssavirus ở Úc (ABL) gần đây ở tiểu bang Nam Úc vào tháng trước liên quan đến các con dơi mang trên mình loại vi rút này”.

 

 

Giám đốc Chi nhánh Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm của Bộ Y tế và Sức khỏe (Department for Health and Wellbeing’s Communicable Disease Control Branch), Tiến sĩ Louise Flood, cho biết người bị nhiễm virus này gần đây nhất là ca thứ ba ở tiểu bang Nam Úc, mà virus ABL được xác nhận dơi mang trên mình loại virus này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2012.

 

 

Tiến sĩ Flood nói “bệnh do virus ABL gây ra là một bệnh giống như bệnh dại mà nó có thể lây sang người nếu họ bị con dơi nhiễm bệnh này cắn hoặc cào phải, và nếu việc điều trị bị trì hoãn cho đến khi có các triệu chứng xuất hiện, sẽ xảy ra tình trạng có thể gây tử vong”.

 

“Mặc dù chỉ có một phần trăm số dơi thường thường mang vi-rus Australian Bat Lyssavirus, nhưng hai người bị nhiễm virus này gần đây đang gây lo ngại và là một lời nhắc nhở quan trọng rằng chỉ nên tiếp xúc với dơi bởi những chuyên gia về động vật được đào tạo và được tiêm phòng phù hợp.”

 

“Mặc dù có thể ngăn ngừa sự phát triển của vi-rus ABL do bị dơi cắn hoặc bị dơi cáo xước bằng việc xử trí vết thương kịp thời và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, nhưng điều quan trọng là phải tránh tiếp xúc với dơi ngay từ đầu”.

 

 

Bảo vệ thú cưng của bạn.

Tiếp xúc với dơi mang virus ABL cũng là một mối quan tâm đối với các loài động vật khác cũng như con người, và người nuôi thú cưng nên bảo đảm động vật của họ cũng tránh mọi sự tiếp xúc với dơi.

 

 

Tiến sĩ Carr nói: “Nếu bạn nhận thấy những con dơi xung quanh nhà của mình, hãy làm sao chắc rằng thú nuôi của bạn phải được tách ra xa khỏi con dơi bằng cách mang vật nuôi vào trong nhà hoặc mang ra để chỗ  khác cho đến khi con dơi bỏ đi.”

 

“Nếu bạn nghi ngờ thú nuôi của mình bị dơi cắn hoặc cào, hãy liên hệ với bác sĩ thú y địa phương, hoặc đường dây nóng của cơ quan Bệnh Động Vật Khẩn Cấp (Emergency Animal Disease) theo số 1800 675 888.”

 

 

Trong năm 2020, có 9 người tiếp xúc với dơi ở tiểu bang SA cần được điều trị phòng ngừa, bao gồm tiểm vắc xin phòng bệnh dại và huyết thanh miễn dịch bệnh dại, và 8 người được điều trị trong năm 2021.

 

 

Bạn nên làm gì.

 

Nếu bạn bị dơi cắn hoặc cào, hoặc tiếp xúc phải với nước bọt của dơi, bạn phải làm những việc sau ngay lập tức:

 

-Làm sạch chỗ bị cắn, cào, chỗ bị đụng với nước bọt của dơi bằng xà phòng và nước trong ít nhất năm phút • Bôi chất sát trùng như povidone-iodine.

 

-Gọi cho bác sĩ hoặc khoa cấp cứu của bệnh viện và bắt đầu điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nếu cần thiết.

 

 

Nếu bạn bắt gặp một con dơi có vẻ như đã chết, bị thương hoặc gặp nạn, hãy gọi điện thoại cho đường dây trợ giúp về dơi của Fauna Rescue SA theo số 8486 1139 hoặc Bat Rescue SA theo số 0475 132 093.

(Theo 7news.com.au)