Máy rửa tay và mã QR bên ngoài một quán cà phê ở Khu trung tâm thành phố Hobart. (ABC News: Kate Higgins)

 

NAM ÚC - Một phụ nữ sống ở Adelaide đã được bồi thường tiền bảo hiểm cho nhân viên vì vết thương ở cổ họng của cô ấy do sử dụng chất sát trùng rửa tay tại trường học mà cô ấy làm việc từ đầu đại dịch COVID-19.

 

Tình trạng của người phụ nữ càng trở nên tồi tệ hơn vì học sinh sử dụng nước hoa và chất khử mùi, đặc biệt là khi một cô gái xịt nước hoa vào một chiếc quạt máy cầm tay.

 

Tòa án Việc làm Nam Úc (South Australian Employment Tribunal ) cũng ra phán quyết rằng người phụ nữ này - tên Tracey Reimers – phải được Bộ Giáo dục ký kết lại hợp đồng lao động cho cô ấy.

 

Cô ta cũng sẽ được trả tiền cho các chi phí y tế và công việc bị mất bắt đầu hồi tháng Tư năm 2020.

 

Cô Reimers đã làm nhân viên hỗ trợ trường học tại Trường Hallett Cove từ năm 2013, nhưng vào năm 2020, cô được chỉ định vào các lớp 10 – lớp 12 thay vì học sinh nhỏ tuổi.

 

Trước đây cô ấy đã từng gặp rắc rối với việc cổ họng bị rát, nhưng lại thấy tình trạng này tồi tệ hơn nhiều ở những học sinh lớn tuổi hơn, những người mà cô ấy nói có vẻ như họ đang tắm bằng chất khử mùi, nước hoa và nước thơm dùng sau cạo râu.

 

Vào ngày 28 tháng 4 năm 2020, và một lần nữa một tuần sau đó, cô hít phải hơi bốc lên từ chất rửa tay được đưa vào trường vì đại dịch COVID-19.

 

Cô cảm thấy như mình mắc phải thứ gì đó kẹt trong cổ họng và luôn cần phải ho.

 

Tình trạng này - được gọi là nhạy cảm thanh quản - đã thuyên giảm bằng cách tiêm Botox vào cổ họng vào tháng 8 năm 2020, nhưng việc điều trị gần như không thành công sau khi cô Reimers hít phải hơi sương từ một chiếc quạt mà một cô gái đưa vào lớp học vào tháng 2 năm 2021.

 

Cô mô tả làn hơi sương có mùi hoa ngọt ngào khiến cổ họng cô thắt lại và giọng nói trở nên trầm và khàn.

 

Cô ấy đã phải nghỉ việc vài lần, nhưng vào tháng 9 năm 2021, bộ giáo dục quyết định rằng cô ấy không thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được thay đổi cho cô ấy. Sau đó cô ấy đã rời bỏ công việc của mình.

 

Thẩm phán phán quyết thương tích do phơi nhiễm

Ban đầu, bộ giáo dục đã chấp nhận yêu cầu của cô Reimers từ tháng 4 năm 2020, nhưng đã từ chối hoàn toàn vào tháng 12 năm 2021 sau khi được cấp quyền được đọc hồ sơ y tế của cô.

 

Người ta tranh luận rằng cô Reimers đã có cổ họng nhạy cảm và đôi khi bị khàn giọng, bắt đầu từ năm 2001.

 

Tuy nhiên, phó chánh án của tòa việc làm, ông Tony Rossi, cho biết trong quyết định được công bố hôm 23/05 vừa qua rằng những sự cố đó dường như đã được giải quyết sau vài ngày, không giống như những sự cố vào năm 2020 và 2021.

 

Phó chánh án Tòa án Việc làm Nam Úc, Tony Rossi. (ABC News)

 

Ông Tony Rossi cho biết các sự cố vào tháng 4 năm 2020, tháng 5 năm 2020 và tháng 2 năm 2021 đã khiến cô Reimers bị thương ở cổ họng khi cô ấy đang làm việc.

 

Ông phán quyết: “Việc tiếp xúc với các hóa chất đặc thù tại nơi làm việc ít nhất là một nguyên nhân góp phần đáng kể, như một nguyên nhân quan trọng và có ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của thanh quản.

 

"Không tìm thấy bất kỳ nguyên nhân quan trọng nào khác góp phần vào bất kỳ nguyên nhân nào trong ba lần nhạy cảm của thanh quản."

 

Ông đã lật lại các quyết định của bộ giáo dục phản đối việc bồi thường và khôi phục lại quyết định ban đầu của bộ giáo dục là chấp nhận yêu cầu bồi thường thương tật.