(Ảnh: SBS)

 

 

NAM ÚC - Đủ loại cá đã biến mất từ 20 năm nay quay trở lại, cây cỏ phủ xanh và chim chóc kéo về hạ lưu sông Murray Darling. Một năm sau trận lũ lớn nhất kể từ năm 1956 diễn ra trên nhiều tiểu bang đã khiến hàng ngàn hecta đất nông nghiệp và 3.500 ngôi nhà ngập trong nước, nhưng lước lũ cũng đẩy một lượng nước rất cần thiết về miền của đã làm hồi sinh vùng đất khô hạn này.

 

Một năm từ sau khi lũ lụt tràn về vùng đất khô hạn này, nước lũ mang lại đã giúp maang lai su song va hồi sinh các động thực vật hoang dã ở đây.

 

Vào mùa hè năm ngoái khi vùng này ngập trong nước lũ thì chỉ có thể nhìn thấy những ngọn cây.

 

Các nhân viên kiểm lâm Bản địa Lucy Sumner và Thomas Kurt từ River Murray và Mallee Country Corporation đang làm việc với các nhà sinh thái học để theo dõi cách môi trường tiếp nhận và đáp lại với đợt lũ đó như thế nào.

 

Lucy Sumner là kiểm lâm cấp cao của nhóm đang đi vòng quanh bãi bùn bên bờ đầm phá.

"Đối với tôi, nó giống như bước vào một khoảng thời gian của khởi thủy, mở đầu của một một thời kỳ huyền thoại khác, từ giờ trở đi... Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cá vây đỏ Redfin từ 20 năm trở lại đây, loài cá mà trước kia chúng tôi thường bắt gặp chúng ở bờ sông Renmark. Và thời gian gần đây khi chúng tôi theo dõi cá ở những con lạch phía sau, thì cá vây đỏ đã quay trở lại rất nhiều. Có cá collabs, silver brims, đủ loại hết - tất cả những loài cá nhỏ quan trọng như là loài gungeon, và tất cả những thứ như vậy, tất cả đều quay trở lại và rất nhiều. Và như tôi đã nói, cá vây đỏ Redfin mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy trong một thời gian dài thì nay.. thật vui khi bắt gặp lại nó trên sông.”

 

Điều đó có nghĩa là cộng đồng dân cư bản địa ở đây có thể quay trở lại các hoạt động văn hóa và ăn chế độ ăn nhiều cá Bản địa.

"Đó là nguồn thực phẩm thông thường của chúng tôi, những loại thực phẩm đó tốt cho sức khỏe của chúng tôi hơn là đồ mua ở các cửa hàng. Vì vậy, càng có nhiều thực phẩm được đánh bắt trong tự nhiên như chúng tôi đã đánh bắt chúng từ sông về thì càng tốt chúng tôi, cho tinh thần, văn hóa và đời sống của chúng tôi."

 

Thomas Kurt, một kiểm lâm viên khác, đã rời khu vực này khi còn là một thiếu niên - và hồi đó khu vực này trông rất khác.

"Khi tôi rời đi, chúng tôi đang ở giữa một đợt hạn hán và thời tiết khá tệ. Giống như họ đã chặn tất cả các hồ - Hồ Barmera là hồ nằm trong ký ức của tôi - lúc đó nó đã trở nên tồi tệ đến mức nước cạn rút xuống cách cầu tàu đến cả 20, 30 mét, cá cod lớn chết, rùa cũng chết, tất cả đều chết."

 

Khi anh quay lại, khắp nơi đều có nước.

"Tôi nghĩ việc quay trở lại và nhìn thấy mọi thứ thật xanh tươi và nhiều nước, đó là một sự khác biệt lớn so với lúc tôi lớn lên ở đây, bởi vì đúng vậy, suốt tuổi thơ của tôi đã lớn lên ở đây, ấn tượng của tôi lúc đó là một nơi rất khô cằn. Không nhiều nước lắm, không có nhiều mưa chút nào. Sống nhờ vào việc đánh bắt cá để ăn thì việc sông suối cạn nước thật là không chịu nổi. Và vâng, bây giờ quay trở lại sau ngần ấy năm và nhìn thấy nước ở xung quanh, thật không thể tin được. Hồi trước chỉ có cá chép và một vài thứ còn bây giờ, còn sau trận lụt có rất nhiều loài cá bản địa. Thật tuyệt khi được nhìn thấy dòng sông khỏe mạnh như vậy. Và lũ tôm tích nữa, hình như là bây giờ có nhiều tôm tích hơn.”

 

 

Những lùm cây muối lớn hiện đang sinh sôi nảy nở ở vùng đồng bằng ngập nước.

 

Đây là giống cây muối ngọn bằng tức là phía phần ngọn của nó bằng phẳng chứ không chia chỉa ra, và Lucy Sumner đang thu thập hạt giống của chúng.

 

Cây muối này là thức ăn ưa thích của loài vẹt sống tập trung ở bờ Đông, là một giống dễ bị tổn thương như nó được ghi trong sách động vật hoang dã của quốc gia.

 

“Những bụi muối nhỏ này là món ăn yêu thích của chúng. Sau cơn lũ thì tất cả các loài thực vật đều hồi sinh trở lại. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ thu hút các loài chim đến và theo thời gian chúng sẽ biến nơi này thành nơi trú ẩn của chúng."

 

Ngoài cây muối thì còn có cây hộp đen black box cũng đang quay trở lại sinh sôi nảy nở ở đây, điều mà khiến cả hai nhân viên kiểm lâm bản địa đều ngạc nhiên và thích thú.

 

Trên vùng đồng bằng ngập nước Pike có một khu rừng chồi nhỏ các cây con và chồi non mọc - nhưng để tồn tại, chúng cần những đợt nước dâng cao thường xuyên, tức là những đợt nước tràn bờ.

 

SBS cũng đã đến thăm khu rừng cổ thụ gần đó bằng thuyền vào lúc đỉnh lũ cùng với nhà điều hành du lịch Tony Sharley.

 

Đợt lũ đó là nguồn cung cấp phù sa dồi dào cho cây cối sau nhiều thập kỷ sống trong tình trạng khô hạn cằn cỗi.

 

Tony Sharley tổ chức các chuyến lữ hàngh cho khách du lịch đi bộ xuyên khu vực này.

"Một năm trước, chúng tôi đi thuyền qua khu rừng này và mực nước dâng cao tới vai tôi, ở đầu những nhánh lá này. Nước lũ đã khơi dậy sự sống mới khắp thung lũng. Nó đã được ban tặng và làm hồi sinh những khu rừng hộp này, những cây cổ thụ, và nó cũng đánh thức các hạt giống ngủ im trong đất nhiều năm nay nảy mầm thành rừng các cây con, phủ đầy mặt đất, một vùng rừng chồi hoàn toàn mới trên vùng đồng bằng ngập nước của chúng ta, cung cấp một môi trường sống phong phú cho côn trùng, là nguồn thức ăn dồi dào cho chim chóc."

 

Màu xanh sống động trong tán lá và lớp phủ mặt đất cho thấy nước đã kích thích sự sống hào phóng như thế nào.

 

Những khu vực trũng thấp ở Riverland của Nam Úc cần phải được nhận nước lũ lụt thường xuyên để môi trường thiên nhiên đặc thù của vùng trũng được duy trì.

 

Tuy nhiên, việc mở các mạng lưới thủy lợi để lấy nước tưới tiêu ở các tiêu bang ở thượng nguồn dẫn tới việc những vùng đồng bằng ngập nước này không còn nhận được lượng nước cần thiết nữa, và ông Sharley nói rằng lũ lụt đã cho thấy nước lũ có thể đạt được hiệu quả đến mức nào.